Nhà văn Nga K. Pau - Tôp - xki cho rằng: Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi... không dẫn dắt ta đi đâu cả. Em hiểu ý kiến trên như thế nào. Từ việc cảm nhận về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

docx 4 trang hoaithuong97 30872
Bạn đang xem tài liệu "Nhà văn Nga K. Pau - Tôp - xki cho rằng: Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi... không dẫn dắt ta đi đâu cả. Em hiểu ý kiến trên như thế nào. Từ việc cảm nhận về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnha_van_nga_k_pau_top_xki_cho_rang_cuoc_song_duoc_mieu_ta_tr.docx

Nội dung text: Nhà văn Nga K. Pau - Tôp - xki cho rằng: Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi... không dẫn dắt ta đi đâu cả. Em hiểu ý kiến trên như thế nào. Từ việc cảm nhận về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

  1. Nhà văn Nga K. Pau-tôp-xki cho rằng: Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ việc cảm nhận về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hướng dẫn làm bài Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các 0,25 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Chất trữ tình trong truyện Lặng 0,25 lẽ Sa Pa. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận 4.0 điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận +0,25 Trích dẫn ý kiến. - Nguyễn Thành Long (1925 - 1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Ông viết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội với một bút pháp giàu chất thơ - thấm đẫm chất trữ tình, nhẹ nhàng, trầm lắng tha thiết. - “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972). Truyện là kết quả của chuyến đi thực tế ở Lào Cai. Nổi bật trong truyện là chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm. * Giải thích ý kiến, nhận định: +0,5 - Giải thích: - Chất thơ là chất trữ tình thể hiện ở việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu và sức biểu cảm. - Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển là một cuộc sống chân thực đến trần trụi, thô ráp. 1 0912.217.081
  2. - Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả là hiện thực phản ánh không mang tính định hướng, không có khả năng tác động đến tư tưởng, tâm hồn người đọc. -> Bằng cách nói phủ định, ý kiến đã khẳng định ý nghĩa của chất thơ trong văn xuôi: - Lí giải: Vì sao cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi cần phải chứa đựng chất thơ? + Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn xuôi là tự sự, nhà văn thường chú ý đến + Trong thực tế sáng tác, các nhà văn thường có xu hướng phối hợp, đan xen nhiều thể loại. Đưa chất thơ vượt biên giới thể loại sang văn xuôi chính là sự vận dụng kết hợp linh hoạt, sáng tạo nhiều phương thức biểu đạt của nhà văn. + Chất thơ trong truyện ngắn là + Xuyên suốt tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” là chất thơ bàng bạc góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm. * Phân tích, chứng minh: +3,0 1. Chất thơ trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được thể hiện - -> Bức tranh phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng của Sa Pa đã góp phần tạo nên chất trữ tình, chất thơ cho tác phẩm, được miêu tả qua cái nhìn của người hoạ sĩ già, thấm đượm hài hòa giữa vẻ đẹp của tự nhiên và cuộc sống con người. - Cuộc gặp gỡ + Cô kĩ sư hồn nhiên dám bỏ phố phường phồn hoa đến công tác tại miền núi hẻo lánh + Ông họa sĩ sắp về hưu nhưng vẫn cháy bỏng khát vọng sáng tạo nghệ thuật, tâm hồn còn nhạy cảm yêu đời + Đặc biệt là anh thanh niên -> Những vẻ đẹp của con người lao động thầm lặng nhưng nhiệt huyết, cống hiến hết mình cho Tổ quốc đã góp phần tạo nên chất thơ lung linh ngời sáng cho truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. - Chất trữ tình còn thể hiện ở những chi tiết giàu chất thi ca: “cô gái bất giác đỏ mặt lên, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn ” 2 0912.217.081
  3. => Tất cả chất trữ tình trong Lặng lẽ Sa Pa đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho truyện. Đặc biệt là góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề tư tưởng của tác phẩm là ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam trong thời kì xây dựng đất nước. 2. Nghệ thuật thể hiện chất thơ - Nhan đề và tình huống truyện: - Những câu văn du dương, giàu nhạc tính, giàu chất thơ, chất hội họa: Cả tác phẩm có âm hưởng du dương, miên man nhờ những câu văn dài, bay bổng, giàu nhạc tính. Có thể kể đến như: “Nhà họa sĩ thì còn trở lại, nhưng cô, trong đất trời Tây Bắc bạt ngàn, trong cuộc đời mông mênh nói chung, chốc nữa, là cô sẽ đi luôn, biến mất, có cái gì tặng lại anh ta để, như anh ta nói, kỉ niệm lần gặp gỡ này”. Nhịp điệu du dương của câu văn gợi ra cái mênh mông diệu vợi của đất trời Sa Pa bảng lảng mây và lung linh nắng, cái rộng lớn của đời người, và cả cái bâng khuâng của biết bao cảm xúc không tên trong trái tim cô kĩ sư. - Truyện có sự kết hợp giữa tự sự trữ tình với bình luận. - Nhân vật chính được thể hiện qua lời giới thiệu của bác lái xe và cách nhìn nhận đánh giá của nhân vật khác làm tăng tính khách quan của nhân vật. -> Chất thơ trong truyện góp phần tạo nên dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành Long. * Đánh giá, tổng hợp: +0,25 - Khẳng định câu nói của nhà văn Nga K. Pau-tôp-xki là . - Đưa chất thơ vào trong văn xuôi không có nghĩa là nhà văn thoát li hiện thực cuộc sống, tô hồng và thi vị hóa cuộc sống. - Nhận biết được sự quan trọng, cần thiết của chất thơ trong những đứa con truyện ngắn của mình. . - Cần có khả năng thưởng thức và đánh giá giá trị tác phẩm, đặc biệt là biết khám phá cái đẹp trong cuộc sống và con người. d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử 0,25 dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 3 0912.217.081
  4. 4 0912.217.081