Ngữ văn 9 - Bàn về thơ, Xuân Diệu cho rằng: Người đọc muốn rằng thơ... càng hay. Em hiểu ý kiến trên như thế nào. Qua bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

docx 6 trang hoaithuong97 37081
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Bàn về thơ, Xuân Diệu cho rằng: Người đọc muốn rằng thơ... càng hay. Em hiểu ý kiến trên như thế nào. Qua bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu hãy làm sáng tỏ ý kiến trên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxngu_van_9_ban_ve_tho_xuan_dieu_cho_rang_nguoi_doc_muon_rang.docx

Nội dung text: Ngữ văn 9 - Bàn về thơ, Xuân Diệu cho rằng: Người đọc muốn rằng thơ... càng hay. Em hiểu ý kiến trên như thế nào. Qua bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

  1. Bàn về thơ, Xuân Diệu cho rằng: Người đọc muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu ấn vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay. (Xuân Diệu, Toàn tập, Tập 5, NXB Văn học, Hà Nội, 2001, tr 36). Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu (Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Liên hệ với bài Khi con tu hú của Tố Hữu để thấy được điểm gặp gỡ và khác biệt trong vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Hướng dẫn làm bài Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các 0,25 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những tìm tòi, sáng tạo mới 0,25 mẻ, sâu sắc, độc đáo cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật của Chính Hữu thể hiện trong bài Đồng chí. Liên hệ với những tìm tòi sáng tạo của Tố Hữu thể hiện qua bài thơ “Khi con tu hú”. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận 4.0 điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (Tham khảo đề 1) +0,25 Trích dẫn ý kiến. * Giải thích ý kiến, nhận định: +0,5 - Giải thích: + -> Đối với Xuân Diệu, một tác phẩm thơ cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, thể hiện những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, sâu sắc, độc đáo cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Có như vậy, thơ mới trở thành một chỉnh thể nghệ thuật giàu giá trị thẩm mĩ. - Lí giải: Tại sao thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống? + Thực tại, đời sống là xuất phát điểm + Thơ ca chỉ có ý nghĩa thẩm mĩ, chỉ chinh phục trái tim người đọc khi 1 0912.217.081
  2. thể hiện những vấn đề, những cảm xúc mà con người hằng quan tâm, trăn trở. Nếu thơ ca không bắt nguồn từ hiện thực, xa rời cuộc đời, thoát li thực tại, thơ ca sẽ không thể đến với người đọc, không thể tồn tại trong cuộc đời, khi ấy thơ ca đã tự đánh mất chức năng cao quý nghệ thuật vị nhân sinh của mình. Tại sao thơ phải phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu ấn vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay? + Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Người nghệ sĩ nhào nặn chất liệu hiện thực bằng đôi tay và cảm quan thẩm mĩ của riêng mình. Do đó, “Thế giới không phải được tạo lập một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ lớn xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập”. + Vẻ đẹp của thơ ca trước hết thể hiện ở 0986217081 + Vẻ đẹp của thơ còn được đánh giá ở sự sáng tạo hình thức “càng cá thể, càng độc đáo, càng hay”. Bản chất nghệ thuật là sáng tạo, vì thế thơ ca không chỉ đòi hỏi nhà thơ phải in dấu tâm hồn, thể hiện cảm xúc mà còn phải in dấu cả trí tuệ, thể hiện tài năng trong việc sáng tạo hình thức biểu hiện. Nội dung của ý kiến đã được thể hiện trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. * Phân tích, chứng minh: +2,5 1. Bài thơ Đồng chí “xuất phát từ thực tại”: - Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 - sau chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông 1947 ). Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông - Đặt bài thơ “Đồng chí” vào tình hình sáng tác thơ ca . cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường. 2. Bài thơ “Đồng chí” không chỉ giản đơn là sự sao chép cuộc sống hay tình cảm con người, mà đi qua tâm hồn, trí tuệ của Chính Hữu nó đã trở tiếng lòng, tâm hồn, là những cảm nhận sâu sắc của ông về cuộc đời người lính trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. 2.1. Cảm nhận sâu sắc về cơ sở của tình đồng chí - Sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân: Xuất thân từ những vùng quê nghèo khó, cuộc sống còn nhiều vất vả gian lao: Tình đồng chí của “tôi” và “anh” bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân. Nếu như “anh” đến từ nơi “nước mặn đồng chua” thì “tôi” xuất thân từ vùng quê “nghèo đất cày lên sỏi đá”. 2 0912.217.081
  3. Hai con người đến từ những vùng quê nghèo khó của Tổ quốc “chẳng hẹn quen nhau”. Họ gặp nhau vì cùng chung lí tưởng cách mạng, vì tình yêu với Tổ quốc lớn lao. - Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu: + Điệp từ “súng”- “đầu” hình ảnh sóng đôi mang ý nghĩa tượng trưng cho nhiệm vụ và mục đích, lí tưởng chiến đấu của người lính. -> Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại. Đồng thời làm đặc sắc thêm những giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đồng chí. - Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn: Mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Từ quen nhau đến thành tri kỉ, từ “chẳng hẹn” đến “súng bên súng, đầu sát bên đầu” rồi đến “đêm rét chung chăn”, những người lính chia sẻ với nhau những gian khó của cuộc chiến để trở thành tri kỉ trong nhau. Đây là điểm sáng mang lại nhiều giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đồng chí. 2.2. Cảm nhận sâu sắc về những biểu hiện của tình đồng chí. - Sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau: + Các anh là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở. + Hai chữ ”mặc kệ” -> Thái độ dứt khoát của người ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã chọn lựa: “Anh trai làng quyết đi giết giặc lập công”. + Hình ảnh ”gian nhà không” vừa gợi cái nghèo, cái xơ xác của những miền quê lam lũ, vừa gợi sự trống trải trong lòng người ở lại. + “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” là cách nói tế nhị, giàu sức gợi. Quê hương nhớ người đi lính hay chính những người ra đi luôn nhớ về quê hương. Thủ pháp nhân hóa và hai hình ảnh hoán dụ đã biểu đạt sâu sắc tâm trạng, nỗi niềm của những người lính nơi chiến tuyến. Nhớ về quê hương cũng chính là cách tự vượt lên mình, vượt lên tình riêng vì sự nghiệp chung của đất nước. Tóm tắt những giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đồng chí không thể bỏ qua những hình ảnh đắt giá này. - Chia sẻ cùng nhau những gian lao, thiếu thốn của cuộc chiến: + Tôi với anh cùng chịu đựng những cơn sốt rét rừng, cùng trải qua 3 0912.217.081
  4. những ốm đau bệnh tật. Anh với tôi cùng chia nhau sự thiếu thốn trong cuộc đời quân ngũ: + Những chi tiết tả thực, hình ảnh sóng đôi đã góp phần tái hiện chân thực những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính trong buổi đầu kháng chiến. Các anh đã cùng nhau gánh vác, cùng nhau chịu đựng Chính tình đồng đội đã giúp họ vượt lên cái “buốt giá” của mùa đông chiến đấu để rồi tỏa sáng nụ cười và càng thương nhau hơn. + Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” có sức gợi nhiều hơn tả với nhịp thơ chảy dài. Đây là cách thể hiện tình cảm chân thành, mộc mạc của người lính. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, niềm tin chiến thắng, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí. Cái nắm tay ấy còn là lời hứa hẹn lập công. + Từ những tình cảm chân thành, mộc mạc, gắn bó và những gian khó, thiếu thốn nơi chiến trường hiểm ác, tác giả đã kết thúc bài thơ bằng một câu thơ mang đậm chất lãng mạn, nghệ thuật: 2.3. Qua tâm hồn, trí tuệ của Chính Hữu, tình đồng chí, đồng đội trở thành bức tượng đài bằng thơ bất hủ. - Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả . - Câu kết là một hình ảnh thơ rất đẹp: “Đầu súng trăng treo”. 3. Dấu ấn rõ nét, độc đáo, sáng tạo vẻ đẹp hình thức nghệ thuật bài thơ. -Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen đã giúp cho nhà thơ diễn tả hiện thực và bộc lộ cảm xúc một cách linh hoạt. - Bút pháp hiện thực - bi tráng nhưng không kém phần lãng mạn. Cùng viết về đề tài kháng chiến - người lính nhưng Chính Hữu không khai thác theo bút pháp lãng mạng anh hùng, hào hoa, bi tráng mà ngòi bút của ông nghiêng về hiện thực. Vẻ đẹp của người lính được khắc họa từ chất liệu hiện thực của đời sống chiến tranh: giản dị, chân thực, không tô vẽ, nhấn mạnh, lí tưởng hóa cái phi thường mà ngược lại cái phi thường, cao cả của người lính lại được toát lên từ đời sống thực đó. - Hình ảnh thơ cô đọng, mộc mạc, giản dị, chân thực song rất lãng mạn - Ngôn ngữ thơ hàm súc, súc tích, có khi dồn nén, giàu sức biểu cảm. 4 0912.217.081
  5. - Sử dụng nhiều từ ngữ đắt giá ->Những sáng tạo độc đáo của bài thơ tạo nên nét riêng cho phong cách thơ Chính Hữu * Liên hệ: +0,5 - Giới thiệu khái quát tác giả Tố Hữu và bài thơ “Khi con tú hú”. Dẫn vào những tìm tòi, sáng tạo của Tố Hữu thể hiện qua qua bài thơ. - Điểm tương đồng: - Điểm khác biệt: + Về hoàn cảnh ra đời + Về nội dung: + Về nghệ thuật: Đồng chí của Chính Hữu được viết bằng thể thơ tự do hàm súc cô đọng với nhịp điệu biến đổi linh hoạt theo tình cảm, cảm xúc ở từng đoạn thơ, bài thơ được kết cấu hình bó mạ trong cả thi phẩm. Từ ngữ, hình ảnh giản dị, chân thực mà cô đúc và giàu sức biểu cảm, được khai thác từ đời sống của người lính, từ ngôn ngữ của quần chúng. Đặc biệt, hình ảnh đầu súng trăng treo vừa thực vừa bay bổng, giàu ý nghĩa biểu tượng. Còn bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu được diễn đạt bằng thể thơ lục bát truyền thống mềm mại, tình thơ tha thiết, hình ảnh khi tươi sáng, khi dằn vặt, u uất đã thể hiện thành công tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Sở dĩ có những điểm tương đồng và khác biệt bởi vì nhiệm vụ của thơ ca phải xuất phát từ thực tại đời sống nhưng phải đi qua một tâm hồn trí tuệ. Vì vậy hai nhà thơ đã Tuy nhiên ở bài thơ Đồng chí là từ hiện thực của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp những ngày đầu còn nhiều khó khăn gian khổ vì vậy hiện thực đi vào trong bài thơ đa dạng, nhiều chiều còn bài thơ Khi con tu hú là từ hiện thực của cuộc sống giam cầm trong nhà lao nên hướng tới khát vọng phá tan gông cùm xiềng xích để đến với tự do. Mặt khác tác giả bài thơ Đồng chí là người lính Những điểm tương đồng và khác biệt ấy đã làm phong phú thêm cho nội dung của thơ ca và mang dấu ấn riêng của tác giả. * Đánh giá, tổng hợp: +0,25 - Ý kiến của Xuân Diệu đã thể hiện Chính Hữu và Tố Hữu đã làm được điều đó. - Đối với người sáng tạo: cần có cái nhìn sâu rộng về cuộc đời. Tác phẩm 5 0912.217.081
  6. văn học chỉ thực sự -Đối với người tiếp nhận: sự trân trọng tấm lòng, tài năng của người nghệ sĩ được thể hiện trong tác phẩm, phát huy giá trị tốt đẹp mà tác phẩm để lại; thêm gắn bó cuộc sống, cuộc đời qua những trang văn học. d.Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử 0,25 dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa Tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 6 0912.217.081