Module 34: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở

docx 9 trang dichphong 4890
Bạn đang xem tài liệu "Module 34: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxmodule_34_to_chuc_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_o_truong_trung.docx

Nội dung text: Module 34: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở

  1. MODULE 34: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Câu 1: Hãy nêu vị trí, vai trò, mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở? Câu 2: Theo bạn chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở có ý nghĩa như thế nào trong công tác giáo dục học sinh? Trả lời: Câu 1 1. Vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL 1.1. Vị trí của hoạt động GDNGLL Hoạt động GDNGLL có vị trí then chốt trong quá trình giáo dục góp phần điều chỉnh và định hướng quá trình giáo dục đạt hiệu quả. Họat động GDNGLL là cầu nối tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Dưới góc độ chỉ đạo vị trí của hoạt động GDNGLL cũng đã khẳng định là một trong ba kế hoạch đào tạo, đó là: Giờ lên lớp - Hoạt động ngoài giờ - Hướng nghiệp dạy nghề. Nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học theo định hướng giáo dục nhân văn, khoa học và kỹ thuật. 1.2. Vai trò của hoạt động GDNGLL + Hoạt động GDNGLL có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh, đồng thời góp phần tích cực trong việc củng cố kết quả dạy học trên lớp. + Hoạt động GDNGLL thực chất là sự tiếp nối hoạt động dạy học do đó nó là nhân tố tạo nên sự cân đối, hài hòa của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của cấp học. + Hoạt động GDNGLL vừa củng cố vừa phát triển quan hệ giao tiếp của học sinh trong nhà trường và trong cộng đồng xã hội, đồng thời đây cũng là một sân chơi đặc biệt đối với mỗi học sinh trong nhà trường. + Thông qua mỗi hoạt động, hoạt động GDNGLL nếu được tổ chức và chuẩn bị tốt sẽ thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình một cách mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. + Hoạt động GDNGLL thực chất là việc tổ chức giáo dục thông qua những hoạt động thực tiễn của học sinh về mọi mặt qua đó giúp các em hình thành và phát triển nhân cách theo những định hướng giáo dục đã được xác định. 1.3 Mục tiêu của hoạt động GDNGLL + Hoạt động GDNGLL ở trường THCS nhằm củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho HS về các lĩnh vực đời sống, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của HS. + Hoạt động GDNGLL còn rèn cho học sinh kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi HS như: Kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. 1
  2. + Bồi dưỡng thái độ tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hoạt động tự nhiên và xã hội. 1.4 Nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL 1.4.1. Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức: + Bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp, ngoài ra còn giúp cho học sinh có những hiểu biết mới về thế giới xung quanh, cộng đồng xã hội. + Giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những vấn đề do đời sống đặt ra. + Giúp học sinh có hướng nhận thức, biết tự điều chỉnh hành vi, đạo đức, lối sống và qua đó càng làm giàu kinh nghiệm sống cho các em. + Giúp học sinh những hiểu biết nhất định về truyền thống văn hoá, đấu tranh cách mạng của quê hương, đất nước, tăng thêm hiểu biết về Bác Hồ, về Đảng, về Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên Tiền phong để các em thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh và người đội viên. + Giúp học sinh có những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề có tính thời đại như chiến tranh, hòa bình, hữu nghị, môi trường, dân số, pháp luật. 1.4.2 Nhiệm vụ giáo dục về thái độ: + Hoạt động GDNGLL phải tạo cho học sinh sự hứng thú và ham muốn hoạt động. Vì vậy nó đòi hỏi nội dung, hình thức và qui mô hoạt động phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và nhu cầu các em. + Hoạt động GDNGLL từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vào những giá trị mà các em phải vươn tới, đó là niềm tin vào chế độ XHCN đang đổi mới mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, tin vào tiền đồ của tương lai đất nước. Từ đó các em có lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm truyền thống của trường, lớp của quê hương mình, mong muốn vươn lên thành con ngoan trò giỏi, đội viên tích cực để trở thành công dân có ích cho xã hội mai sau. + Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm đạo đức trong sáng, qua đó giúp các em biết kính yêu và trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết phân biệt những cái xấu, cái tốt, cái lỗi thời không phù hợp trong cuộc sống. + Bồi dưỡng, xây dựng cho học sinh lối sống và nếp sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật, truyền thống tốt đẹp của địa phương và đất nước. + Bồi dưỡng học sinh tính tích cực, tính năng động, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường, của lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành của bản thân. + Họat động GDNGLL còn góp phần giáo dục cho học sinh tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế và các dân tộc khác trên thế giới. 1.4.3. Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng: + Hoạt động GDNGLL rèn luyện cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, những thói quen tốt trong học tập, trong lao động và trong hoạt 2
  3. động khác. + Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tự quản, trong đó kỹ năng giáo tổ chức, điều khiển, và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả, kỹ năng nhận xét đánh giá kết quả hoạt động. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giáo dục, tự điều chỉnh, hoà nhập để thực hiện tốt những nhiệm vụ do thầy giáo, cô giáo, do nhà trường, tập thể lớp giao cho. Câu 2. Ý nghĩa + Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nhiệm vụ liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động. Trong mối liên kết này, nhà trường giữ vai trò chủ đạo điều phối các quan hệ, trong đó có quan hệ giữa học sinh với giáo viên và với những lực lượng giáo dục khác, chính những mối quan hệ này tạo ra tiền đề để học sinh phát huy tính tích cực hoạt động, giúp các em có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức và điều khiển hoạt động, có thể coi đây là vai trò gián tiếp của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc thúc đẩy tính tích cực hoạt động của học sinh. + Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với tính đa dạng của nó sẽ thu hút học sinh tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động. Tính đa dạng và phong phú của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thể hiện rõ ở nội dung hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động, các điều kiện thực hiện hoạt động, chính điều đó sẽ là một trong những yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực hoạt động của học sinh. + Tham gia vào hoạt động tập thể là cách tốt nhất để học sinh được rèn luyện tính tích cực. Chính vì vậy, nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động khác nhau, tạo cho mọi học sinh có cơ hội để rèn luyện tính tích cực hoạt động cho bản thân mình. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thức tổ chức đa dạng giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh. + Để phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giữ vai trò chủ chốt trong các hoạt động giáo dục ở nhà trường, với đặc thù của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, với chương trình và quỹ thời gian thực hiện được khẳng định trong chương trình, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã tạo nên những điều kiện thuận lợi để học sinh rèn luyện tính tích cực hoạt động. Câu 1: Kỹ thuật dạy học tích cực là gì? Thầy (cô) đã vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như thế nào? Cho ví dụ minh họa. Câu 2: Thầy (cô) hãy thiết kế một tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dành cho lớp bạn đang chủ nhiệm. 3
  4. Trả lời: Câu 1 Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, Bản đồ tư duy Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. Các kỹ thuật dạy học tích cực được trình bày sau đây có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm. Tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp. Một số phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở trường THCS rất đa dạng và phong phú. Ở đây có sự phối hợp phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học, trên cơ sở đó giáo viên vận dụng cho phù hợp với nội dung và hình thức hoạt động đã lựa chọn, có một số phương pháp cơ bản sau: 1. Phương pháp thảo luận nhóm Thảo luận là 1 dạng hoạt động mà trong đó các thành viên đều giải quyết 1 vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt tới 1 sự hiểu biết chung. Thảo luận giúp học sinh kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội để làm quen với nhau để hiểu nhau hơn. Khác với dạy học, thảo luận trong HĐGD NGLL là dựa vào trao đổi ý kiến giữa các em học sinh với nhau về một 4
  5. chủ đề, một tình huống nảy sinh trong hoạt động hay một nhiệm vụ được giao. Tùy từng hoạt động cụ thể, có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm lớn (cả lớp), nhóm nhỏ (tổ hoặc nhỏ hơn). 2. Phương pháp đóng vai Phương pháp đóng vai được sử dụng nhiều để đạt được mục tiêu thay đổi thái độ của học sinh đối với 1 vấn đề hay đối tượng nào đó. Phương pháp đóng vai cũng rất có tác dụng trong việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử của học sinh, đóng vai là phương pháp giúp học sinh thực hành những cách ứng xử bày tỏ thái độ trong tình huống giả định hoặc trên cơ sở sáng tạo và óc tưởng tượng của các em, đóng vai thường không có kịch bản cho trước, mà học sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động. 3. Phương pháp giải quyết vấn đề Phương pháp giải quyết vấn đề là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của học sinh. Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kĩ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua. Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân (hoặc nhóm) đứng trước một mục đích muốn đạt tới, khi biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kĩ năng ) để giải quyết. Giải quyết vấn đề thường được vận dụng khi học sinh phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động. 4. Phương pháp giải quyết tình huống Có thể nói phương pháp giải quyết tình huống là phương pháp điển hình của phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp sắm vai và ngay cả phương pháp trò chơi. Ở đây học sinh được đặt mình vào trong các tình huống có vấn đề gắn với thực tiễn, đòi hỏi phải có những hành động cụ thể đưa ra phương án giải quyết. Do vậy trong các HĐGD NGLL, có thể có các tình huống thực tế nảy sinh cần được xử lí kịp thời (như học sinh thảo luận lạc đề, vấn đề đặt ra không phù hợp với thực tiễn ) hoặc có những tình huống có vấn đề được tạo ra (như tình huống tiểu phẩm để sắm vai, các trò chơi ) nhằm giúp học sinh có cơ hội rèn luyện các kĩ năng tìm ra phương án giải quyết các tình huống. Vận dụng phương pháp xử lý tình huống trong các HĐGD NGLL là rất cần thiết và quan trọng làm phong phú thêm tính hấp dẫn của các hoạt động và mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động. 5. Phương pháp giao nhiệm vụ Đây là phương pháp thường được dùng trong nhóm các phương pháp giáo dục. Giao nhiệm vụ là đặt học sinh vào vị trí nhất định các em phải thực hiện trách nhiệm cá nhân. Giao nhiệm vụ cũng là tạo cơ hội để học sinh thể hiện khả năng của mình, là dịp để các em được rèn luyện nhằm tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Trong việc tổ chức HĐGD NGLL, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp sẽ tạo nên thế chủ động cho các em khi điều hành hoạt động. Điều đó sẽ giúp phát triển tính chủ động, sáng tạo, khả năng ứng đáp trong mọi tình huống của học sinh. Cán bộ lớp sẽ chủ động hơn trong việc phân công nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm, cá nhân với phương châm “lôi cuốn tất cả mọi thành viên trong lớp” vào việc tổ chức thực hiện hoạt động. 6. Phương pháp trò chơi 5
  6. Hoạt động vui chơi có nhiều hình thức rất đa dạng, nhưng cốt lõi của nó là dạng các trò chơi. Hoạt động trò chơi có nguồn gốc từ xã hội, nó phản ánh các loại hình lao động khác nhau của xã hội và làm thay đổi mục đích của chúng. Phương pháp trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐGD NGLL như làm quen, tiếp nhận tri thức, đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố các tri thức đã được tiếp nhận. Phương pháp trò chơi có những thuận lợi như: Phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh, tạo bầu không khí thân thiện, tạo cho học sinh phong cách nhanh nhẹn Vì vậy tổ chức cho học sinh vui chơi là một loại hình HĐGD NGLL phổ biến và có ý nghĩa tích cực. Khi vận dụng một trong các phương pháp này giáo viên cần linh hoạt, tránh máy móc áp dụng. Trong một hoạt động có thể dùng đan xen nhiều phương pháp khác nhau có thể mang lại hiệu quả cao hơn và quan trọng là người tổ chức luôn phải lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động. Ví dụ: Thảo luận về khái niệm Quyền trẻ em. - Người điều khiển chương trình nêu các câu hỏi. - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Người điều khiển chương trình cần gợi ý cho các bạn nói rõ thêm về khái niệm quyền trẻ em. - Chốt lại Quyền trẻ em và đọc thảo luận về câu chuyện “Tết ở làng trẻ em SOS ở Hà Nội”. Tọa đàm, thảo luận về nhóm quyền được bảo vệ - Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi về quyền được bảo vệ. Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và tích cực cùng trao đổi, thảo luận, vận dụng Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em; động viên, khích lệ các bạn tích cực tham gia vào hoạt động. - Sau các ý kiến, người điều khiển chương trình có thể chốt lại hoặc đề nghị thầy (cô) cố vấn giúp đỡ. - Cuối cùng, người điều khiển chương trình khái quát lại những nét chủ yếu về Quyền được bảo vệ của trẻ em nhằm củng cố, khắc sâu nhận thức cho mọi thành viên trong lớp. Câu 2 Thiết kế một tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dành cho lớp đang chủ nhiệm. Hoạt động 1 LỄ ĐĂNG KÝ THI ĐUA HỌC TẬP TỐT I- YÊU CẦU GIÁO DỤC Giúp học sinh: 6
  7. - Nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tập tốt của lớp, và xác định chỉ tiêu phấn đấu của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao. - Ủng hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập đúng đắn để vươn lên. - Rèn luyện phương pháp học tập tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. II- NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG 1- Nội dung - Đưa ra các chỉ tiêu thi đua học tập và dự thảo chương trình hành động của lớp, các biện pháp thực hiện. - Các tổ và cá nhân đăng kí thi đua. - Một số tiết mục văn nghệ tạo không khí sôi nổi, đoàn kết. 2- Hình thức hoạt động - Lễ đăng ký thi đua và văn nghệ. III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1- Phương tiện hoạt động - Các bản đăng kí giao ước thi đua (của cá nhân, tổ, lớp) với nội dung, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể. - Phương tiện trang trí. 2- Về tổ chức - GV nêu nội dung, yêu cầu và kế hoạch tổ chức hoạt động “Lễ giao ước thi đua” cho cả lớp. - Phân công chuẩn bị nội dung thi đua và chỉ tiêu phấn đấu, người điều khiển, người hướng dẫn thảo luận, văn nghệ, trang trí, thư kí, mời đại biểu. IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung TL Hoạt động 1: Mở đầu 5’ Cả tập thể -Hát tập thể một bài. Người điều khiển -Tuyên bố lý do. -Giới thiệu đại biểu -Giới thiệu chương trình hoạt động: +Giao ước thi đua +Thảo luận kế hoạch hành động +Thông qua chương trình hành động. +Văn nghệ +GVCN phát biểu. Hoạt động 2: Giao ước thi đua 10’ Người điều khiển -Nêu thể lệ giao ước thi đua: Mỗi cá nhân, mỗi tổ, lớp đều có bản giao ước thi đua. Cá nhân học sinh -Cá nhân đọc bản giao ước thi đua: +Học sinh học khá giỏi -Từng tổ đọc bản giao ước thi đua của tổ mình. Tổ trưởng -Các tổ và cá nhân nộp bản giao ước cho thư ký. 7
  8. -Trình bày “Chương trình thi đua của lớp”. Lớp trưởng Hoạt động 3: Thảo luận kế hoạch hành động -Lần lượt nêu các câu hỏi: 10’ Người HD thảo +Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, các bạn thấy luận những chỉ tiêu nào phù hợp, những chỉ tiêu nào không? Tại sao? +Lớp, tổ, bản thân bạn có thể gặp những khó khăn gì trong việc thực hiện? Làm thế nào để khắc phục chúng? +Lớp ta, tổ bạn và chính bản thân bạn có thể làm những việc gì để thực hiện những chỉ tiêu đề ra? + Hãy nêu những hạn chế của lớp trong học tập, bộ môn cụ thể, hướng giải quyết? (thông qua kết quả học Cá nhân học sinh -> tập trong thời gian qua). hoạt động nhóm. + Hãy nêu gương điển hình trong lớp về cá nhân học Người điều khiển tốt? Hãy trao đổi cùng cá nhân học tốt đó để rút ra những kinh nghiệm thích hợp áp dụng cho bản thân. -Tham gia thảo luận. -Tổng hợp các ý kiến. Hoạt động 4: Vui văn nghệ 14’ -Trình bày những tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. Các tổ Hoạt động 5: Kết thúc -Phát biểu động viên học sinh. 6’ GVCN -Nhận xét sự tham gia hoạt động của các bạn. Người điều khiển ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG I. Viết thu hoạch: 1. Qua hoạt động đã giúp em thu hoạch được những gì? 2. Đề ra hướng phấn đấu của bản thân (em cần làm gì để cá nhân em, cũng như tác động của em để các bạn cùng đạt kết quả tốt)? II. GVCN đánh giá, nhận xét, xếp loại: Thầy (cô) hãy cho biết những khó khăn khi tổ chức tiết HĐNGLL tại đơn vị và hãy đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn trên. Trả lời: * Khó khăn: Để thực hiện thành công, mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực đòi hỏi bản thân người giáo viên phải thực sự năng động, sáng tạo, am hiểu sâu rộng nhiều lĩnh vực bởi: Nội dung của hoạt động GDNGLL có liên quan đến nội dung của các môn học, các lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục lao động, giáo dục thể chất, giáo dục pháp luật, giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục dân số, giáo dục môi trường. Nội dung của hoạt động GDNGLL thể hiện ở 6 loại hình hoạt động sau đây: + Hoạt động xã hội - chính trị Đó là những hoạt động có liên quan đến những dịp kỷ niệm các ngày lễ 8
  9. lớn, các sự kiện chính trị, xã hội trong nước và quốc tế đang được quan tâm; các hoạt động tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường, địa phương, dân tộc; các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện. + Hoạt động văn hóa, nghệ thuật Nội dung của hoạt động văn hóa, nghệ thuật hướng vào việc giáo dục cho học sinh có được những hiểu biết, những tình cảm chân thành với con người, với Tổ quốc, với thiên nhiên và với cả chính bản thân mình. Nội dung của hoạt động văn hóa, nghệ thuật thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhau: sinh hoạt văn nghệ, các cuộc thi, tổ chức đi xem phim, xem biểu diễn văn nghệ, các cuộc tham quan du lịch hay cắm trại, các câu lạc bộ chuyên đề phù hợp với lứa tuổi. + Hoạt động thể dục, thể thao Hoạt động TDTT sẽ giúp học sinh có điều kiện để rèn luyện thể lực, tăng cường sức khoẻ, hình thành nhiều phẩm chất tốt. Hoạt động TDTT diễn ra dưới nhiều hình thức như: thể dục giữa giờ chống mệt mỏi; các hình thức nghỉ ngơi tích cực (thể dục nhịp điệu, đá cầu, nhảy dây, các trò chơi tập thể); hoạt động của các đội bóng đá mi ni, cờ vua, điền kinh, hoạt động thể dục thể thao trong ngày hội vui khỏe, ngày hội thể thao toàn trường. + Hoạt động theo hứng thú khoa học, kỹ thuật Nội dung của các loại hình này nhằm đáp ứng những hứng thú và niềm say mê tìm tòi cái mới trong học tập, ứng dụng kiến thức của học sinh vào thực tế. Đó là các hoạt động của câu lạc bộ theo chuyên đề; sưu tầm tìm hiểu về xã hội, khoa học, về các hiện tượng của tự nhiên, về các danh nhân, các nhà bác học, những tấm gương ham học, về các ngành nghề trong xã hội; tham quan cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp. + Hoạt động lao động công ích Là những hoạt động trong đó học sinh tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường cảnh quan của nhà trường, của địa phương bằng những việc làm hữu ích, thiết thực, phù hợp với khả năng và hứng thú của các em. + Hoạt động vui chơi giải trí Vui chơi giải trí là hoạt động giúp HS thư giãn sau những giờ học miệt mài, căng thẳng mệt mỏi ở các em. Vui chơi giải trí có nhiều hình thức như: thi đố vui, thi đấu thể thao, thi ứng xử, các trò chơi. * Biện pháp khắc phục: - Phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường một cách hợp lí: Với Hội đồng GD, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên, Công đoàn và các tổ chức lực lượng GD khác của địa phương, ngoài nhà trường nhằm có điều kiện thuận lợi và tốt hơn khi thực hiện HĐNGLL. - Chủ động trong việc nghiên cứu các tài liệu, thông tin liên quan trên internet có chọn lọc, đầu tư thêm để phục vụ hiệu quả cho tiết HĐNGLL. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 9