Lý thuyết và bài tập Vật lí Lớp 10 - Bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều

pdf 2 trang Hùng Thuận 6070
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết và bài tập Vật lí Lớp 10 - Bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfly_thuyet_va_bai_tap_vat_li_lop_10_bai_19_quy_tac_hop_luc_so.pdf

Nội dung text: Lý thuyết và bài tập Vật lí Lớp 10 - Bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều

  1. BÀI 19: QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU I. Lý thuyết cơ bản Hợp lực F có giá chia trong khoảng cách giữa 2 lực, có độ lớn bằng tổng độ lớn O1 d1 O d2 O2 của 2 lực thành phần, cùng chiều và có điểm đặt gần lực lớn. Gọi d1 là khoảng cách từ giá của lực F1 đến hợp lưc F d2 là khoảng cách từ giá của lực F2 đến hợp lực F F1 F2 d1 F2 (chia trong) ; F F1 F2 ; d1 d 2 O1O2 F1 d2 F III. TỰ LUẬN Bài 1: Một thanh nhẹ AB = 4cm bắc qua 2 bức tường. Tại A chịu tác dụng một lực F1 = 2N, tại B chịu tác dụng một lực F2 = 6N. Tìm điểm đặt và độ lớn của hợp lực. Đs: cách A 3cm Bài 2: Hai người vác 1 cái máy có khối lượng m = 70kg bằng 1 thanh có khối lượng không đáng kể. Biết thanh có chiều dài 1m. Vật treo cách người ở A khoảng 0,4m. Tìm lực nén lên 2 người. Đs: F1 = 420N; F2 = 280N Bài 3: Hai người dùng thanh AB dài 2m có khối lượng không đáng kể để vác 1 cái máy có khối lượng 80kg thì người thứ nhất tại A chịu tác dụng 1 lực là 200N. Hỏi người thứ 2 chịu tác dụng 1 lực là bao nhiêu và vật đo treo cách A một đoạn bao nhiêu? Đs: F2 = 600N; OA = 1,5m Bài 4: Thanh AB = 60cm có trọng lượng không đáng kể. Đặt vật vật m = 12kg tại điểm C cách A 20cm. Tìm lực nén lên 2 các điểm tựa tại A và B. lấy g =10m/s . Đs: FA = 80N; FB = 40N Bài 5: Một thanh gỗ có khối lượng 600N đặt nằm ngang trên 2 giá đỡ tại A và B. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa ở A là 2m và cách điểm tựa ở B là 1m. Xác định lực do tấm ván nén lên AB. Đs: 200N;400N Bài 6: Một tấm ván bắc qua 1 con mương, lực nén của tấm ván lên bờ A là 80N, lên bờ B là 160N. Tìm khối lượng tấm ván và điểm đặt của trọng tâm G, biết ván dài 3,6m, lấy g =10m/s2. Đs: 24kg;2,4m;1,2m II. Trắc nghiệm Câu 1: Theo quy tắc hợp lực song song cùng chiều. Điểm đặt của hợp lực được xác định dựa trên biểu thức sau A. B. C. D. Câu 2: Hệ thức nào sau đây là đúng với trường hợp tổng hợp 2 lực song song cùng chiều: A. F1d1 = F2d2; F = F1 + F2 B. F1d1 = F2d2; F = F1 – F2 C. F1d2 = F2d1; F = F2 – F1 D. F2d1 = F1d2; F = F1 + F2 Câu 3: Đặc điểm nào sau đây khi nói về hợp lực của hai lực song song cùng chiều là không đúng? A. Có phương song song với hai lực thành phần. B. Có chiều cùng chiều với lực lớn hơn. C. Có độ lớn bằng hiệu các độ lớn. D. Có độ lớn bằng tổng các độ lớn. Câu 4: Hợp lực của hai lực song song, trái chiều có đặc điểm nào sau đây A. Có phương song song với hai lực thành phần B. Cùng chiều với chiều của lực lớn hơn C. có độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực thành phần D. Có độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực thành phần và cùng chiều với lực lớn hơn Câu 5: Gọi là lực tổng hợp, và là hai lực thành phần. Hình nào dưới đây biểu diễn đúng quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều A. Hình 1 B. Hình 3 C. Hình 2 D. Hình 4 Câu 6: Một thanh chắn đường dài 7,8 m, có trọng lượng 2100N và có trọng tâm cách đầu bên trái 1,2m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5m. Để giữ thanh nằm ngang thì lực tác dụng vào đầu bên phải có giá trị là: A. 2100 N B. 100 N C. 780N D. 150N Câu 7: Một tấm ván năng 240N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B 1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu? A. 60N. B. 80N. C. 100N. D. 120N. Câu 8: Một tấm ván nặng 48N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 1,2m và cách điểm tựa B 0,6m. Lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A là: A. 16 N B. 12 N C. 8 N D. 6 N
  2. Câu 9: Một thanh chắn đường dài 6 m có khối lượng 80 kg, có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1,5m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 2 m. Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bao nhiêu để giữ cho thanh nằm ngang. Lấy g=10 m/s2. A. 1000N B. 500N C. 100N D. 400N Câu 10: Một tấm ván nặng 180 N được bắt qua một bể nước. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 0,8 m và cách điểm tựa B là 1,2 m. Lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa B là: A. 120 N. B. 72 N. C. 80 N. D. 60 N. Câu 11: Người ta đặt một thanh đồng chất AB dài 90 cm, khối lượng m = 2 kg lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu 2 A, B của thanh hai trọng vật có khối lượng m1 = 4 kg và m2 = 6 kg. Lấy g = 10 m/s . Vị trí O đặt giá đỡ để thanh nằm cân bằng cách đầu A A. 50 cm. B. 60 cm. C. 55 cm. D. 52,5 cm Câu 12: Một người gánh hai thúng, một thúng gạo nặng 300N, một thúng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài 1m. Vai người ấy đặt ở điểm O cách hai đầu treo các khoảng d1 và d2 bằng bao nhiêu để đòn gánh cân bằng và nằm ngang? A. d1= 0,5m, d2 = 0,5m B. d1= 0,6m, d2 = 0,4m C. d1= 0,4m, d2 = 0,6m D. d1= 0,25m, d2 = 0,75m Câu 13: Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một vật nặng 1000N. Điểm treo vật cách vai người thứ nhất 60cm và cách vai người thứ hai 40cm. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Hỏi vai người thứ nhất và thứ hai lần lượt chịu các lực F1 và F2 bằng bao nhiêu? A. F1 = 500N, F2 = 500N B. F1 = 600N, F2 = 400N C. F1 = 400N, F2 = 600N D. F1 = 450N, F2 = 550N Câu 14: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 40N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai 70cm, tay người giữ ở đầu kia cách vai 35cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy, hỏi lực giữ gậy của tay và vai người sẽ chịu một lực bằng bao nhiêu? A. 80N và 100N. B. 80N và 120N. C. 20N và 120N D. 20N và 60N. Câu 15: Hai lực song song cùng chiều, có độ lớn F1 = 5 N, F2 = 15 N, đặt tại hai đầu một thanh nhẹ (khối lượng không đáng kể). AB dài 20 cm. Hợp của hai lực đặt cách đầu A bao nhiêu và có độ lớn bằng bao nhiêu? A. OA = 15 cm, F = 20 N. B. OA = 5 cm, F = 20 N. C. OA = 15 cm, F = 10 N. D. OA = 5 cm, F = 10 N.