Kiểm tra học kỳ I môn Hóa 8

docx 3 trang mainguyen 7990
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I môn Hóa 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_8.docx

Nội dung text: Kiểm tra học kỳ I môn Hóa 8

  1. TRƯỜNG THCS TITAN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019 TỔ KHTN Môn : Hóa 8 (Thời gian làm bài : 60 phút) Câu 1: (2,0 đ) a) Trình bày hiểu biết của em về cấu tạo nguyên tử? Mol? b) Cho biết mối liên hệ giữa nguyên tử, nguyên tố hóa học, phân tử ,đơn chất, hợp chất? Câu 2: (2,0 đ) a) Công thức hóa học của một chất là gì? Cho 5 ví dụ? b) Hóa trị là gì ? Dùng quy tắc hóa trị để hoàn thành câu hỏi sau: Tìm công thức hóa học của một chất biết thành phần hóa học gồm: Nhôm và oxi; Hidro và nhóm Sulfat ; Natri và nhóm Hidroxit; Bạc và nhóm Nitrat, Bari và nhóm Cacbonat? Câu 3: (1,5 đ) Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học ? Thế nào là sự biến đổi chất? Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng? Câu 4: (2,5 đ)Cân bằng các phản ứng hóa học sau : BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> BaSO4 + FeCl3 Cu + HNO3 –>Cu(NO3)2 + NO + H2O KMnO4 + HCl –> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O NH3 + O2 –> NO + H2O Câu 5: (2,0 đ) Đốt cháy 90g quặng pirit sắt trong oxi dư được 60g sắt(III) oxít và 33,6l khí lưu huỳnh đioxit (đktc). a) Tính khối lượng oxi tham gia phản ứng. b) Xác định CTHH của quặng. c) Hoàn thành PTPƯ. HẾT 1
  2. Đáp án và hướng dẫn chấm Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 a) Nguyên tử là hạt vi mô vô cùng nhỏ có đường kính cỡ khoảng 10- 1,0 đ 10m( 0,1 nm). Gồm các hạt cơ bản là : Electron, Proton, Nơtron Electron: Mang điện tích nguyên tố âm 1- (-1,602.10-19C) 0,25đ Khối lượng = 9,1095.10-31Kg Bán kính quy ước xấp xỉ=2.8179 × 10−6 nm Chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử tạo thành lớp vỏ nguyên tử. Các Electron có mức năng lượng khác nhau có quỹ đạo chuyển động khác nhau tạo thành các lớp, phân lớp. Electron ngoài cùng có mức năng lượng cao nhất dễ bị tách ra khỏi nguyên tử trong các tác động vật lý và hóa học. Proton : Mang điện tích nguyên tố dương 1+ (+1,602.10-19C) 0,25đ Khối lượng = 1,6726.10-27Kg Đường kính xấp xỉ =10 -3nm Các Proton kết hợp với các Nơtron tạo thành hạt nhân nguyên tử. Nơtron : Không mang điện 0,25đ Khối lượng = 1,6750.10-27Kg Đường kính xấp xỉ = 10 -3nm Bình thường nguyên tử có số Electron bằng số Proton nên tổng đại số điện tích nguyên tử bằng 0 . Lúc này nguyên tử trung hòa về điện. Electron , Proton, Nơtron được bảo toàn trong các phản ứng hóa học chúng chỉ bị phá trong các phản ứng hạt nhân. Mol là lượng chất hay nguyên tố chứa N=6,023.1023nguyên tử hay 0,25đ phân tử. Số N còn gọi là số Avogadro. b) Mối liên hệ : 1,0 đ Các nguyên tử của của cùng một nguyên tố hóa học có cùng trị số 0,25đ điện tích hạt nhân. Nếu số Nơtron khác nhau thì đó là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học. Các nguyên tử có thể liên kết với nhau tạo thành phân tử. 0,25đ Các nguyên tử cùng loại liên kết với nhau theo các cấu trúc không 0,25đ gian khác nhau tạo thành các dạng thù hình khác nhau của cùng một đơn chất . Ví dụ Nguyên tố Cácbon có các dạng thù hình là than và kim cương. Nguyên tố Photpho có các dạng thù hình là Photpho đỏ, trắng, đen. Các nguyên tử khác loại liên kết với nhau theo các tỉ lệ khác nhau 0,25đ tạo thành các hợp chất hóa học khác nhau. 2 a) Công thức hóa học của một chất : Là các kí hiệu hóa học của các 0,5đ nguyên tố hóa học tạo nên chất kèm theo các chỉ số nguyên tử liên kết. Ví dụ : NaCl, BaSO4, Al2O3, K2Cr2O7, Fe(NO3)3. 0,5đ b) Hóa trị của một nguyên tố hóa học , nhóm nguyên tố là số chỉ số 0,5đ liên kết của nguyên tố hóa học đó với nguyên tố hóa học khác hoặc điện tích ion của nguyên tố đó khi liên kết với ion nguyên tố khác. 2
  3. Có 2 loại hóa trị là cộng hóa trị và điện hóa trị. Hóa trị thường được kí hiệu bằng số La Mã. Một nguyên tố hóa học, nhóm nguyên tố có thể chỉ có 1 hóa trị nhưng cũng có thể có nhiều hóa trị. Quy ước hóa trị H là I, O là II. Áp dụng quy tắc hóa trị: 0,5đ Gọi CTHH của hợp chất là : AlxOy. Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: III.x=II.y =>x/y=2/3 => CTHH của hợp chất là Al2O3. Tương tự: H2SO4, NaOH, AgNO3, BaCO3 3 Hiện tượng vật lý : Là hiện tượng chất có sự thay đổi về màu sắc, khối 0,25đ lượng riêng, trạng thái, hình dạng , tính nhiễm từ không có chất mới sinh ra. Hiện tượng hóa học : Là hiện tượng chất có sự thay đổi về tính chất ban 0,25đ đầu như mùi, vị, khả năng cháy qua đó tạo thành chất mới . Sự biến đổi chất : Là sự thay đổi trật tự, số lượng nguyên tử, số lượng liên 0,5đ kết, điện tích ion , số chất liên kết dưới tác dụng vật lý hoặc hóa học để tạo thành chất mới. Định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hóa học , tổng khối 0,5đ lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. 4 3BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> 3BaSO4 + 2FeCl3 0,5đ 3Cu + 8HNO3 –> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O 0,5đ 2KMnO4 + 16HCl –> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O 0,5đ 4NH3 + 5O2 –> 4NO + 6H2O 0,5đ 5 nSO2= 33,6/22,4=1,5 (mol). nS=1,5 (mol) 0,25đ a) nFe2O3= 60/160=0,375 (mol). nFe=0,375.2=0,75 (mol) 0,25đ m SO2= 1,5 . 64=96(g). Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: 0,25đ mquặng+ mO=mFe2O3+mSO2  Khối lượng Oxi tham gia phản ứng : mO= mFe2O3+mSO2 - mquặng= 60+96-90=66(g) 0,25đ b) Khối lượng lưu huỳnh trong SO2 : mS=1,5 .32=48 (g) Khối lượng sắt trong Fe2O3 : mFe=0,375.56.2=42 (g) Ta thấy: mquặng= mFe+ mS=90 (g) 0,25đ  Quặng chỉ chứa Fe và S. Gọi CTHH của Pirit sắt là FexSy: x: y = mFe/56: mS/32= nFe: nS=1:2 0,25đ Vậy CTHH của Pirit sắt là FeS2. c) PTPƯ: 4FeS2 + 11O2 –> 2Fe2O3 + 8SO2 0,5đ 3