Kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí lớp 10

docx 2 trang hoaithuong97 5330
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_10.docx

Nội dung text: Kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí lớp 10

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019-2020 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN VẬT LÍ - LỚP 10 TRƯỜNG TH – THCS –THPT MÙA XUÂN Hình thức: Trắc nghiệm - Tự luận Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên học sinh : A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1: Chuyển động rơi tự do là A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động thẳng nhanh dần. C. chuyển động thẳng nhanh dần đều. D. chuyển động thẳng chậm dần đều. Câu 2: Khi xe buýt đang chuyển động bỗng hãm phanh đột ngột thì các hành khách trên xe sẽ A. dừng lại ngay. B. chúi đầu về phía trước. C. ngả người sang bên trái. D. ngả người về phía sau. Câu 3: Chọn câu đúng: Khi khối lượng của hai vật (coi như chất điểm) không đổi còn khoảng cách giữa chúng tăng 2 lần thì lực hấp dẩn giữa chúng A. giảm đi 4 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm đi một nửa. D. giữ nguyên như cũ. Câu 4: Trong các cách viết hệ thức của định luật II Niu-tơn sau đây, cách nào là đúng? 퐹 A. a = mF B. a = 퐹 C. a = ―mF D. a = ― Câu 5: Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niu-tơn có đặc điểm A. cùng xuất hiện và cùng biến mất. B. lực và phản lực tác dụng lên hai vật khác nhau. C. lực và phản lực có cùng bản chất. D. cả 3 đặc điểm trong phương án A,B,C. Câu 6: Chọn câu trả lời đúng. Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và lực hấp dẫn do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất là hai lực A. cân bằng. B. trực đối. C. cùng phương cùng chiều. D. có phương không trùng nhau. Câu 7: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là A. vận tốc. B. lực. C. khối lượng. D. gia tốc. Câu 8: Một vật đang chuyển động, nếu độ lớn hợp lực tác dụng lên vật tăng thì vật sẽ thu được gia tốc A. nhỏ hơn. B. không thay đổi. C. lớn hơn. D. bằng 0. Câu 9: Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đã đẩy người đó như thế nào? A. Đẩy lên. B. Đẩy xuống.
  2. C. Đẩy sang một bên. D. Không đẩy gì cả. Câu 10: Hệ quy chiếu không bao gồm thành phần nào sau đây: A. Vật chuyển động. B. Hệ trục toạ độ gắn với vật làm mốc. C. Vật làm mốc. D. Mốc thời gian và một đồng hồ. Câu 11: Hợp lực tác dụng lên vật bằng 0 thì A. vật đó sẽ đứng yên. B. vật đó sẽ chuyển động thẳng đều. C.vật đó sẽ chuyển động biến đổi đều. D.nếu vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên và nếu vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động đều mãi mãi. Câu 12: Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi của lò xo? A. Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo bị biến dạng. B. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo. C. Lực đàn hồi luôn luôn là lực kéo. D. Lực đàn hồi luôn ngược hướng với ngoại lực làm cho lò xo bị biến dạng. B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Bài 1. (3 điểm) Một xe ôtô khối lượng 3 tấn, sau khi khởi hành 10 s đi được quãng đường 25 m. Tính: a. Gia tốc của xe ôtô. b. Lực phát động của động cơ xe. (Bỏ qua ma sát) c. Vận tốc và quãng đường xe đi được sau 20 s. Bài 2. (2điểm) Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm và có độ cứng 40 N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1 N để nén lò xo. Hỏi chiều dài khi ấy của lò xo là bao nhiêu? Bài 3. (2 điểm) Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi. Trong trận chiến Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã đưa ra kế sách đánh thủy quân giặc là sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu đóng ở cửa sông và lợi dụng quy luật lên xuống của thủy triều để chế ngự thuyền giặc, không cho chúng chạy thoát. a. Dựa vào kiến thức về lực hấp dẫn và tổng hợp lực, em hãy giải thích hiện tượng thủy triều lên và xuống? b. Hãy tính lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Biết khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất là r = 38.107 m. Cho khối lượng Mặt Trăng m = 7,37.1022 kg, khối lượng Trái Đất là M = 6.1024 kg và hằng số hấp dẫn G = 6,67.10−11 N.m²/kg². HẾT