Kiểm tra cuối kì 1 môn Vật lì 10 - Mã đề thi 01

pdf 7 trang hoaithuong97 13320
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối kì 1 môn Vật lì 10 - Mã đề thi 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkiem_tra_cuoi_ki_1_mon_vat_li_10_ma_de_thi_01.pdf

Nội dung text: Kiểm tra cuối kì 1 môn Vật lì 10 - Mã đề thi 01

  1. KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NĂM 2013-2014 TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN Môn: Vật Lý 10 TỔ VẬT LÝ Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Mã đề thi 01 Lớp: I. PHẦN CHUNG (DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC LỚP) (6,5Đ) Câu 1. (1,5đ) Hãy nêu định nghĩa của lực? Thế nào là các lực cân bằng? Câu 2. (1,5đ) Phát biểu và viết biểu thức định luật II Newton? Câu 3. (2đ) a) Phát biểu viết biểu thức định luật Húc? b) Một lò xo có khối lượng không đáng kể có độ cứng k = 1,5 N/cm, có chiều dài tự nhiên ℓ0 30 cm. Hỏi phải treo một vật có khối lượng m bằng bao nhiêu vào một đầu lò xo để = nó có chiều dài 35 cm. Lấy g = 10m/s2. Câu 4. (1,5đ) Một ôtô được xem là chất điểm có khối lượng m = 1,5 tấn chuyển đồng đều với vận tốc không đổi v = 54 km/h qua một cái cầu vồng (cầu lồi) có bán kính cong 50 m. Tính lực nén của ôtô lên cầu khi xe qua vị trí mà bán kính cong hợp với phương thẳng đứng một góc α 11◦. Lấy 2 = g 9,8m/s ; cos11◦ 0,98. α r= 50 m = = II. PHẦN BẮT BUỘC (3,5Đ) 1. Phần bắt buộc dành cho các lớp ban A và A1 Câu 5. (1,5đ) Một vật có kích thước nhỏ có khối lượng m = 4 kg được kéo trượt đều F⃗ trên mặt sàn nằm ngang nhờ một lực F⃗ có phương hợp với phương m ngang một góc α 30◦ như hình vẽ. Hệ số ma sát trượt giữa vật và α = mặt sàn là µ 0,1. Tính độ lớn lực F⃗. Lấy g 10m/s2. = = Câu 6. (2đ) Vật m1 chuyển động thẳng đều trên m1 m v⃗ 2 mặt bàn với tốc độ v1 đến va chạm 1 1 với vật m2 có khối lượng m2 m1 = 2 đang đứng yên ở mép bàn. Bàn có chiều cao h = 1,25 m. Sau va chạm h vật m1 , m2 rơi xuống đất cách chân m1 bàn những khoảng d1 = 0,75 m, m2 d2 = 2,5 m như hình vẽ. Bỏ qua sức cản của không khí lên các vật. Tính d1 2 d tốc độ v1. Lấy g 10m/s . 2 =
  2. 2. Phần bắt buộc cho các lớp ban B - D Câu 7. (1,5đ) Một máy bay đang bay ở độ cao h = 500 m với tốc độ v = 220 m/s, khi qua đỉnh một ngọn cây, thả rơi một vật nặng m. Sức cản của không khí lên vật không đáng kể. Lấy g 10m/s2. = a) Hãy viết phương trình chuyển động của vật trong hệ qui chiếu mà bạn tự chọn. b) Tính tốc độ của vật khi chạm đất. Câu 8. (2đ) Một vật trượt không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 1,25m; không vận tốc đầu. Lấy g 10m/s2. = a) Tìm tốc độ vật ở chân mặt phẳng nghiêng. b) Tìm chiều dài mặt phẳng nghiêng và góc nghiêng của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng ngang. Biết thời gian vật trượt từ đỉnh đến chân dốc là 1 s. HẾT
  3. KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NĂM 2014-2015 TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN Môn: Vật Lý 10 TỔ VẬT LÝ Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Mã đề thi 01 Lớp: Câu 1. (1,5 điểm) Viết công thức tính độ lớn của lực hấp dẫn. Chú thích và ghi đơn vị các đại lượng trong công thức Câu 2. a) (0,75 điểm) Phát biểu định luật I Newton. b) (0,75 điểm) Câu hỏi tình huống: Một hành khách ngồi ở cuối xe phàn nàn rằng, do tài xế phanh gấp mà một túi xách ở phía trước bay về phía anh ta là anh ta bị đau. Người đó nói đúng hay sai? Giải thích. Câu 3. (1,5 điểm) a) Lực là gì? b) Thế nào là các lực cân bằng? Câu 4. (2 điểm) Một là xo treo thẳng đứng, được giữ cố định một đầu. - Khi treo vào đầu còn lại của lò xo vật m thì tại vị trí cân bằng của vật, lò xo dài 38 cm. - Khi treo thêm vật ∆m = 400 g vào chung với vật m thì tại vị trí cân bằng mới của vật lò xo dài 42 cm. Tìm độ cứng của lò xo. Câu 5. (1,5 điểm) Một vật bắt đầu trượt xuống không tốc độ đầu từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng, mặt phẳng nghiêng hợp với những phương ngang một góc α. Hệ số ma sát 1 trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ . Tính góc nghiêng α để vật trượt đều xuống = p3 mặt phẳng nghiêng. Câu 6. (2 điểm) Một quả cầu được treo vào một đầu sợ dây dài ℓ0 = 0,5 m rồi quay dây sao cho quả cầu chuyển động tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang với tần số f = 1 (vòng/s). Cho g = 10m/s2, π2 10. Xác định α ≈ ℓ0 góc α hợp với dây theo phương thẳng đứng. O R HẾT
  4. KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NĂM 2015-2016 TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN Môn: Vật Lý 10 TỔ VẬT LÝ Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Mã đề thi 01 Lớp: Câu 1. (1,5 điểm) a) (0,75 điểm) Phát biểu và viết công thức định luật III Newton b) (0,75 điểm) Nêu đặc điểm của vecto trọng lực (Phương, chiều và độ lớn) Câu 2. (1,5 điểm) a) (0,75 điểm) Tổng hợp lực là gì? b) (0,75 điểm) Câu hỏi tình huống: Trong phim hoạt hình Tom & Jerry. Tom đang đuổi theo Jerry. Khi tom sắp bắt được Jerry, Jerry thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác. Tại sao khi Jerry lại rẽ như vậy thì Tom khó bắt được Jerry? Câu 3. (1,5 điểm) a) điểm(0,75 điểm)Chu kỳ trong chuyển động tròn đều là gì? b) (0,75 điểm) Nêu điều kiện cân bằng của chất điểm Câu 4. (1 điểm) Một vật khi ở trên mặt đất có trọng lượng là P0 = 450N, khi đưa lên độ cao h so với mặt đất thì trong lượng đo được là P = 50N. Cho bán kính trái đất là R. Tính h theo R. Câu 5. (3 điểm) Một vật khối lượng m = 5 kg (được xem là chất điểm) được giữ nằm yên trên mặt phẳng nghiêng bằng một sợ dây như hình vẽ. Cho góc nghiêng α 30◦, = lấy g = 10m/s2. a) Bỏ qua ma sát. Vẽ hình và phân tích lực tác dụng lên vật. Tính lực căng của dây khi treo. (1,5 điểm) p3 b) Giả sử trên mặt phẳng nghiêng có ma sát, hệ số ma sát µ . Người ta cắt sợ dây = 4 treo, vật bắt đầu trượt xuống, biết thời gian kể từ lúc cắt dây tới lúc vật đến chân mặt phẳng nghiêng là t = 2 s. Tính tốc độ của vật ở chân mặt phẳng nghiêng (1,5 điểm) Câu 6. (1,5 điểm) Một diễn viên đóng thế phim hành động, phải chạy C nhanh dần trên máy toà nhà A, khi đến mép C của toà nhà A, người diễn viên đó nhảy với vận tốc v⃗0 theo D phương ngang sang mái tòa nhà B (như hình vẽ). Cho MN = 4m, CD = 5 m. Hỏi diễn viên này phải nhảy với tốc độ v0 thỏa điều kiện nào để anh ta có thể thực hiện được cảnh phim này? Cho g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí. Tòa nhà A Tòa nhà B M N HẾT
  5. KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NĂM 2016-2017 TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN Môn: Vật Lý 10 TỔ VẬT LÝ Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Mã đề thi 01 Lớp: Câu 1. (2,0 điểm) a) Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn. Viết công thức b) Phát biểu và viết biểu thức định luật Hút? Câu 2. (2,0 điểm) a) Phát biểu và viết biểu thức định luật III Newton. b) Nêu đặc điểm của lực và phản lực trong tương tác giữa 2 vật. Câu 3. (1,5 điểm) Một vật trượt lên từ chân một phẳng nghiêng với tốc độ ban đầu v0 v0 = 2 m/s. Mặt phẳng nghiêng góc α 30◦ so với mặt ngang. Hệ số −→ ma sát giữa vật và mặt nghiêng là 0,3.= Tính độ cao lớn nhất mà vật đi được trên dốc. α Câu 4. (1,5 điểm) Một lò xo có khối lượng không đáng kể, chiều dài tự nhiên ℓ0 = 22 cm, độ cứng của lò xo k = 100N/m, một đầu lò xo được giữ cố định. Lấy g = 10m/s2. a) Tác dụng lực (3N) để nén lò xo, tính chiều dài của lò xo sau khi nén? b) Treo vào lò xo một vật nặng thì chiều dài lò xo tăng thêm 1,5 cm, tính khối lượng vật nặng treo vào lò xo? Câu 5. (1,5 điểm) Một vật nhỏ khối lượng 200 g được đặt trên mặt một đĩa tròn nằm ngang, quay đều đĩa quanh trục thẳng đứng đi qua tâm đĩa. Biết vật cách trục quay 30 cm, lực ma sát nghỉ cực đại bằng 0,32 N. Hỏi đĩa quay với chu kỳ nhỏ nhất là bao nhiêu để vật không bị trượt trên đĩa? Câu 6. (1,5 điểm) Người ta ném ngang một hòn sỏi nhỏ với tốc độ ban đầu O −→v0 x v0 = 20 m/s từ một điểm ở độ cao h = 18 m so với mặt đất và cách tường nhà thẳng đứng một khoảng ℓ. Trên tường có một cửa sổ chiều cao a = 1 , mép dưới của cửa sổ cách mặt đất một khoảng b = 2 m (như hình vẽ). Xác h định giá trị của ℓ để hòn sỏi có thể lọt qua cửa sổ? Bỏ qua bề dày của bức tường và sức cản của không khí. a 2 Lấy g = 10m/s . b ℓ y HẾT
  6. KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NĂM 2017-2018 TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN Môn: Vật Lý 10 TỔ VẬT LÝ Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Mã đề thi 01 Lớp: Câu 1. (2 điểm) Phát biểu định luật III Newton. Nêu đặc điểm của lực và phản lực? Câu 2. (2 điểm) Phát biểu định luật Hooke. Giới thiệu và nêu đơn vị các đại lượng trong công thức? Câu 3. (2 điểm) Cho một vật được ném ngang với vận tốc ban đầu có độ lớn 15 m/s ở độ cao h = 20 m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. a) Tính thời gian kẻ từ lúc ném đến khi vật chạm đất và tốc độ vật lúc tiếp đất. b) Xác định khoảng cách giữa vị trí ném và vị trí lúc chạm đất. Câu 4. (2 điểm) Cho một lò xo nhẹ có độ cứng k = 50 N/m có chiều dài tự nhiên 30 cm. Lấy g = 10m/s2. a) Đầu trên lò xo được treo vào điểm cố định, đầu dưới ta phải treo một vật có khối lượng bao nhiêu để lò xo dãn ra 2 cm. b) Cho vật có khối lượng m = 50 g được gắn vào một đầu của lò xo trên. Người ta cho vật và lò xo quay tròn đều trên một mặt sàn nhẵn nằm ngang, trục quay đi qua đầu còn lại của lò xo. Tính tốc độ góc để lò xo có chiều dài 35 cm. Câu 5. (2 điểm) Một vật có khối lượng m = 3,8 kg được kéo trượt đều trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực F⃗ làm với hướng chuyển động một góc α có tanα = 0,75 như hình vẽ, hệ số ma sát giữa vật và sàn µ = 0,25. Lấy g = 10m/s2. Tính độ lớn của lực F⃗. F⃗ m α HẾT
  7. KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NĂM 2017-2018 TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN Môn: Vật Lý 10 TỔ VẬT LÝ Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Mã đề thi 01 Lớp: Câu 1. (1 điểm) Hãy nêu các đặt điểm (điểm đặt, hướng và độ lớn) của vector gia tốc trong chuyển động tròn đều? Câu 2. (1 điểm) Phát biểu và viết biểu thức định luật Hooke? Câu 3. (2 điểm) Phát biểu và viết biểu thức định luật II và III của Newton? Câu 4. (1,5 điểm) Một vật trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng α 30◦ = so với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2. Lấy g = 10m/s2. Hãy tính độ lớn gia tốc của vật. Câu 5. (2,5 điểm) Một buồng thang máy khối lượng 1 tấn, bắt đầu chuyển động đi lên từ trạng thái đứng yên trên mặt đất. Trong giai đoạn đầu, thang máy chuyển động nhanh dần đều đạt tốc độ 10 m/s sau thời gian 5 s, tiếp đó thang máy chuyển động đều trên quãng đường 20 m và cuối cùng chuyển động chậm dần đều rồi dừng lại sau 9 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động. Bỏ qua ma sát, cho g = 10m/s2. a) Hãy tính lực kéo động cơ thay máy ở mỗi giai đoạn (1,75 điểm) b) Hãy vẽ đồ thị vận tốc - thời gian và tính tốc độ trung bình của thang máy trong suốt thời gian chuyển động. (0,75 điểm) Câu 6. (2 điểm) Vật khối lượng m = 100 g quay tròn nhờ một dây treo có chiều dài ℓ = 1 m. Biết cả vật và dây chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng và trục quay cách sàn H = 2,2 m như hình vẽ. Khi vật đến vị trí cao nhất, dây treo bị đứt và vật rơi xuống sàn ở vị trí cách điểm dây đứt theo phương ngang là L = 4 m. Lấy g = 10m/s2 a) Tính tốc độ của vật ngay sau dây đứt b) Tính lực căng của dây ngay khi dây sắp đứt. m ℓ H sàn HẾT