Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Nguyễn Văn Tăng

doc 3 trang hoaithuong97 3680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Nguyễn Văn Tăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_nguyen_v.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Nguyễn Văn Tăng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019-2020 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: VẬT LÝ – Lớp: 10 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TĂNG Thời gian làm bài: 45 phút. Không kể thời gian phát đề. I. LÝ THUYẾT: ( 4,0 điểm ) Câu 1: (1,0 điểm) Phát biểu và viết biểu thức của định luật Húc. Câu 2: (2,0 điểm) Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt. Viết công thức tính lực ma sát trượt. Câu 3: (1,0 điểm) Momen lực đối với một trục quay là gì? Viết công thức và đơn vị tính momen lực. II. BÀI TOÁN: ( 6,0 điểm ) Bài 1: (1,5 điểm) Hai quả cầu bằng chì giống nhau, mỗi quả có khối lượng 50 kg đặt cách nhau 1 km. a) Tính lực hấp dẫn giữa chúng. b) Tính lực hấp dẫn lớn nhất giữa chúng. Biết bán kính mỗi quả cầu bằng 5 cm. Bài 2: (3,0 điểm) Một đoàn tàu khối lượng 1000 tấn, bắt đầu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang. Biết lực kéo của đầu máy 2,5.10 5 N, hệ số ma sát lăn là 0,005. Lấy g = 10 m/s2. Tính: a) Gia tốc của đoàn tàu. b) Vận tốc và quãng đường đoàn tàu đi được sau 50 s kể từ lúc đoàn tàu bắt đầu rời ga. Bài 3: (1,5 điểm) Từ đỉnh tháp cao 30 m so với mặt đất, một vật nhỏ được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. a) Tính thời gian vật chạm đất và vận tốc khi vật chạm đất. b) Tính khoảng cách từ điểm chạm đất đến chân tháp. HẾT
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TĂNG Môn: VẬT LÝ – Lớp: 10 Đề Nội dung Điểm Phát biểu: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến 0,5đ dạng của lò xo Câu 1 0,5đ 1đ Biểu thức Fdh = k. , với Những đặc điểm của lực ma sát trượt - Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt 0,5đ Câu 2 - Có hướng ngược với hướng của vận tốc 0,5đ 2đ - Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực 0,5đ Công thức tính Fms = µN với 0,5đ Momen lực đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của 0,5đ Câu 3 lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó 1đ Biểu thức M = F.d 0,25đ Đơn vị : N.m 0,25đ a. Lực hấp dẫn 0,5đ Bài 1 = 1,6675.10-13 (N) 0,5đ 1,5đ b. Lực hấp dẫn cực đại khi khoảng cách giữa 2 quả cầu r = 2R = 10 cm 0,25đ = 1,6675.10-5 (N) 0,25đ y x 0,25đ O Chọn hệ trục tọa độ Oxy gắn với mặt phẳng ngang, gốc thời gian là lúc đoàn 0,25đ tàu bắt đầu rời ga (v = 0) Bài 2 0 3đ Áp dụng định luật II Newton 0,25đ Chiếu (1) lên Oy : N = P = mg = 107N 0,25đ Chiếu (1) lên Ox : Fk – Fms = ma 0,25đ 4 Độ lớn lực ma sát Fms = µN = 5.10 N 0,25đ a. Gia tốc của đoàn tàu = 0,2 (m/s2) 0,5đ b. Vận tốc của đoàn tàu sau 50s v = v0 +at = 10m/s 0,5đ 2 Quãng đường đoàn tàu đi được sau 10s s = v0t + ½ at = 250m 0,5đ Thời gian vật chạm đất t = = 2,45(s) Bài 3 0,5đ 1,5đ Vận tốc của vật khi chạm đất v = = 10 = 31,62 (m/s) 0,5đ Tính khoảng cách từ điểm chạm đất đến chân tháp x = v0t = 49(m) 0,5đ (sai đơn vị trừ 0,5 đ toàn bài) HẾT