Kiểm tra cuối học kì II - Môn: Sử lớp 6

doc 3 trang hoaithuong97 10220
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì II - Môn: Sử lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_su_lop_6.doc

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì II - Môn: Sử lớp 6

  1. PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 34: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Trường THCS Trần Quốc Toản. Năm học: 2020 – 2020 Môn: Sử - Lớp: 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Khung Ma trận đề 1: Vận dụng Cộng Các nội Nhận biết Thông hiểu Thấp Cao % dung TN TL TN TL TN TL TN TL - Nhận biết được Giải thích được mục Những điểm sự đấu tranh giành đích nhà Hán thi hành tương đồng giữa Chủ đề 1: độc lập của nhân chính sách đưa người văn hóa Việt và Thời kỳ dân ta chống lại Hán sang ở nước ta. văn hóa Chăm. Bắc thuộc bọn phong kiến - Nhận ra hậu quả của Nét đặc trưng của và đấu phương Bắc. chính sách bóc lột của văn hóa Chăm tranh - Nêu được chính nhà Hán đối với nhân giành độc sách đô hộ các dân Giao Châu lập. triều đại phong kiến phương bắc đối với dân ta. Số câu 7C(1 6,13) 2C(7,8) 1C (14) 10C Số điểm 3,0đ 0,5đ 2,5đ 6,0đ Nói lên Giải thích Nói lên được Rút ra được mục được nhận đinh về cách được bài đích của chiến đánh giặc của học lịch Ngô thắng Ngô Quyền, việc sử cho Chủ đề 2: Quyền Bạch lập đền thờ Ngô công Bước tiến quân Đằng Quyền cuộc bảo ngoặt lịch ra Bắc, năm 938 vệ đất sử đầu thế Quân của Ngô nước kỷ X. Nam hán Quyền là hiện nay xâm lược một chiến nước ta thắng vĩ lần 2 đại của dân tộc ta Số câu 2C(9,12) 1C (15) 2C(10,11) 1C (16) 6C Số điểm 0,5đ 2,0đ 0,5đ 1,0đ 4,0đ Tổng số 7 5 3 1 16 câu Tổng số 3,0 3,0 3,0 1,0 10 điểm Tính % 30% 30% 30% 10% 100% Duyệt của BGH Tổ trưởng Người ra đề Trần Thị Loan Phạm Xuân Qiang Trần Thị Mỹ Lê
  2. PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 34: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Trường THCS Trần Quốc Toản. Năm học: 2020 – 2021 Môn: Sử - Lớp: 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề 1: I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy chọn câu trả lời em cho là đúng nhất: Câu 1. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm nào? A. Mùa xuân năm 40 TCN. C. 981. B. Mùa xuân năm 40. D. 938. Câu 2. Đầu thế kỉ VI, đô hộ Giao Châu là triều đại nào? A. nhà Hán. C. nhà Lương. B. nhà Ngô. D. nhà Tần. Câu 3. Vua Đường phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ vào thời gian nào? A. năm 618. C. năm 620. B. năm 619. D. năm 906. Câu 4. Nhân dân châu Giao ngoài việc nộp các loại thuế còn phải . A. kết hôn với người Hán. C. sang nước Hán làm nô lệ. B. buôn bán với người Hán. D. lên rừng xuống biển tìm các sản vật quý cống nạp cho nhà Hán. Câu 5. Kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 là gì? A. thất bại. C. không phân thắng bại. B. kết thúc hoàn toàn thắng lợi. D. Hai bên giảng hòa. Câu 6. Hiện nay, đền thờ Mai Hắc Đế ở A. núi Nưa. C. Nam Đàn. B. núi Tùng . D. núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn. Câu 7. Hậu quả của chính sách bóc lột của nhà Hán đối với nhân dân Giao Châu là gì? A. Thôn xóm tiêu điều. C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển. B. Đất nước xơ xác. D. Đẩy người dân vào cảnh khốn cùng. Câu 8. Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chính sách đưa người Hán sang ở nước ta? A. để dân ta quen dần tiếng Hán. C. nhà Hán đã hết đất cho người Hán ở. B. để dân ta quen với các phong tục tập quán nhà Hán. D. chúng quyết tâm đồng hóa dân tộc ta. Câu 9. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì? A. Trừng trị Kiều Công Tiễn làm phản. C. Mở rộng địa bàn. B. Tập hợp lực lượng. D. Cho quân lính tập luyện. Câu 10. Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền độc đáo ở chỗ nào? A. Quân sĩ đông. C. Lợi dụng thủy triều lên xuống làm trận địa cọc ngầm. B. Vũ khí hiện đại. D. Biết trước được kế giặc. Câu 11. Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội, điều này có ý nghĩa gì? A. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên. C. Đây là nơi ông xưng vương. B. Đây là nơi ông mất. D. Nhân dân luôn nhớ đến công lao của ông. Câu 12. Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần thứ 2? A. Kiều Công Tiễn sang cầu cứu. C. Mở rộng bờ cõi. B. Trả thù thất bại lần một. D. Khúc Thừa Mỹ cử sứ sang thần phục nhà hậu Lương. Phần II. Tự luận: (7điểm) Câu 13. Chính Sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc đối với nước ta? (1,5 điểm) Câu 14. Em hãy trình bày những điểm tương đồng giữa văn hóa Việt và văn hóa Chăm. Nét đặc trưng của văn hóa Chăm là gì? (2,5 điểm) Câu 15. Vì sao nói chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? (2,0 điểm) Câu 16. Qua cuộc chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền em rút ra được bài học lịch sử gì cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay? (1,0 điểm) Hết
  3. PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 34: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Trường THCS Trần Quốc Toản. Năm học: 2020 – 2021 Môn: Sử - Lớp: 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐÁP ÁN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm (3 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C D D B D D D A C D A Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 II. Tự luận: (7 điểm) Câu Đáp án Điểm Chính Sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc đối với nước ta: 0,5 - Chia nhỏ nước ta, chiếm ruộng đất của nhân dân. Câu 13 0,5 (1,5 điểm) - Ra sức bóc lột nhân dân ta bằng các thứ thuế nhất là thuế muối, thuế sắt và bắt cống nộp những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai - Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập 0,5 quán của họ. - Những điểm giống nhau về văn hóa: Có tập quán ở nhà sàn, có thói 0,75 quen ăn trầu cau. - Theo đạo Phật, có đời sống văn hóa phong phú gắn với sản xuất nông 0,75 Câu 14 nghiệp. (2,5 điểm) Những điểm khác nhau về văn hóa: Người Chăm có tục hỏa táng người 0,5 chết, theo đạo Bà La Môn, có chữ viết riêng – chữ Phạn. - Sáng tạo ra một nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, 0,5 tượng. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: 1,0 Câu 15 - Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán, chấm dứt hơn (2,0 điểm) một nghìn năm Bắc thuộc. - Khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước ta 1,0 Câu 16 - Luôn có ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. 0,5 (1,0 điểm) - Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; đoàn kết toàn dân. 0,5 Lưu ý: Câu hỏi mở tùy vào lời diễn giải của HS, gv cho điểm phù hợp. Duyệt của BGH Tổ trưởng Người ra đề Trần Thị Loan Phạm Xuân Qiang Trần Thị Mỹ