Kiểm tra cuối học kì I - Môn: Ngữ văn lớp 6

docx 9 trang hoaithuong97 11250
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì I - Môn: Ngữ văn lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6.docx

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì I - Môn: Ngữ văn lớp 6

  1. PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Tiết 68 - 69: KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Năm học 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút I. Mục đích đề kiểm tra: 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 6 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Kĩ năng và năng lực: - Đọc hiểu văn bản. - Tạo lập văn bản (viết đoạn văn, bài văn tự sự). 3. Thái độ: - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới. II. Hình thức ra đề: Tự luận (90 phút) III. Thiết lập ma trận tổng: MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT NỘI DUNG Vận Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu dụng cao cộng - Ngữ liệu: - Xác định được - Lí giải được: Văn bản truyện thể loại, phương tâm trạng, tính dân gian ngoài thức biểu đạt. cách, ý nghĩa chương trình; - Nhận diện được các chi tiết, hình I. - Tiêu chí lựa từ loại, cụm từ, các ảnh sự kiện của Đọc chọn ngữ liệu: lớp từ, cấu tạo của nhân vật trong hiểu 01 đoạn trích/ từ,nghĩa của từ có đoạn trích/ văn văn bản hoàn chứa trong văn bản. chỉnh. Độ dài bản/đoạn trích. - Phân tích khoảng 100- - Khái quát chủ đề/ được cấu tạo từ 300 chữ. tư tưởng/ nội dung loại, cụm từ chính/ vấn đề chính xuất hiện trong mà đoạn trích/ văn đoạn trích/văn bản đề cập. bản. - Hiểu được quan điểm, tư tưởng bài học từ đoạn trích/văn bản. Số câu 2 2 4 Tổng Số điểm 1.0 2.0 3.0 Tỉ lệ % 10% 20% 30% II. Viết 01 Viết bài Tạo đoạn văn tự sự. lập văn tự văn sự (5 - bản 7 câu) Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng Số câu 2 2 1 1 6 cộng Số điểm 1.0 2.0 2.0 5.0 10.0 Tỉ lệ % 10% 20% 20% 50% 100%
  2. * Ma trận chi tiết đề 1: MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT NỘI DUNG Vận Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu dụng cao cộng I. Ngữ liệu: Văn -Xác định -Lí giải được: Đọc bản“Thừa một được chi tiết trong hiểu con thì có”- phương văn bản; Truyện dân gian thức biểu - Phân tích Việt Nam) (135 đạt, thể được cấu tạo chữ). loại. cụm từ trong câu văn cụ thể. Số câu 2 2 4 Tổng Số điểm 1.0 2.0 3.0 Tỉ lệ % 10% 20% 30% II. Viết Viết bài Tạo đoạn văn văn tự sự lập (5-7 câu) (Chủ đề: văn giới thiệu Kể một kỉ bản về bản niệm tuổi thân. thơ mà em ấn tượng nhất) Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng Số câu 2 2 1 1 6 cộng Số điểm 1.0 2.0 2.0 5.0 10.0 Tỉ lệ % 10% 20% 20% 50% 100%
  3. PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Tiết 68 - 69 KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: Ngữ Văn – Lớp 6 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút Đề kiểm tra: (có 01 trang) I. Đọc – hiểu văn bản. (3.0 điểm) Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: THỪA MỘT CON THÌ CÓ Một anh ngốc ra chợ mua được một đàn bò sáu con, ngồi lên lưng con đầu đàn rồi dắt cả đàn về. Giữa đường, Ngốc ta lại nhìn đàn bò đằng sau, đếm: Một, hai, ba; Một, hai, ba, bốn năm. Ðếm đi đếm lại năm, bảy lượt, Ngốc ta vẫn thấy có năm con. Cuống lên Ngốc ta vật đầu vật tai, nhưng không biết làm thế nào cả. Về đến nhà, thấy vợ đứng chờ ở cổng. Ngốc ta ngồi trên lưng bò mếu máo nói: - Chết mất thôi! Tôi đánh mất một con bò rồi! Vợ hỏi: - Mua mấy con để mất một con? Ngốc ta chỉ đàn bò năm con theo sau: - Sáu con, bây giờ chỉ còn năm. Chị vợ vừa cười, vừa nói: - Thừa một con thì có! (Theo truyện dân gian Việt Nam) Câu 1. (0.5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (0.5đ) Câu chuyện trên thuộc thể loại nào trong truyện dân gian? Câu 3. (1.0đ) Em hãy tìm cụm động từ và chỉ rõ cấu tạo của cụm động từ trong câu sau: “ Tôi đánh mất một con bò rồi! ” Câu 4. (1.0đ) Theo em,vì sao chị vợ trong câu chuyện lại cho rằng:“Thừa một con thì có!”? II. Tạo lập văn bản. (7.0 điểm) Câu 1. (2.0đ) Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 -7 câu giới thiệu về bản thân em. Câu 2. (5.0đ) Hãy kể lại một kỉ niệm tuổi thơ mà em ấn tượng nhất. HẾT
  4. Tiết 68 - 69 KIỂM TRA CUỐI KÌ I PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Môn: Ngữ văn – Lớp 6 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 Phần Câu Yêu cầu Điểm I. 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0.5 Đọc 2 Thể loại: truyện cười. 0.5 hiểu 3 -Cụm động từ: đánh mất một con bò rồi 0.5 -Cấu tạo: đánh mất/ một con bò rồi 0.5 tt / ps 4 Vì chị vợ cho rằng chồng mình cũng là một con bò (tức là con bò thứ 1.0 bảy). Lưu ý: Câu trả lời có thể không giống với đáp án, có ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng, lí lẽ thuyết phục. a/ Đảm bảo thể thức của một đoạn văn; 0.25 II. b/ Xác định đúng vấn đề tự sự; 0.25 Tạo 1 c/ Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt phương thức biểu 1.0 lập đạt tự sự. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: văn * Mở đoạn: Tự giới thiệu: Tên, tuổi, học sinh trường nhà ở tại bản * Thân bài: Kể một số chi tiết về gia đình và bản thân: - Gia đình em gồm những ai? Làm nghề gì? - Bản thân em có năng khiếu, sở thích gì? *Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân: - Yêu mến, gắn bó với gia đình, bè bạn. Mong muốn được làm quen với tất cả các bạn. d/ Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề tự sự. e/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0.25 0.25 nghĩa tiếng Việt. 2 a/ Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết 0.25 bài. Mở bài giới thiệu người định kể. Thân bài kể chi tiết tấm gương vượt khó. Kết bài bày tỏ cảm xúc của bản thân. b/ Xác định đúng vấn đề tự sự: kỉ niệm tuổi thơ mà em ấn tượng nhất. 0.25 c/ Triển khai hợp lí nội dung bài văn: vận dụng tốt phương thức biểu 4.0 đạt tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Thí sinh có thể viết bài văn theo hướng sau: * Mở bài: Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát). *Thân bài: - Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy. - Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh ) với ai (nhân vật). - Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả). - Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động). *Kết bài: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó? d/ Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề tự sự. e/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0.25 nghĩa tiếng Việt. 0.25
  5. * Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. Nhơn Sơn, ngày 15/12/2020 Ban giám hiệu duyệt Tổ trưởng duyệt Trần Thị Loan Hồ Thị Minh Huệ
  6. * Ma trận chi tiết đề 2 MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT NỘI DUNG Vận Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu dụng cao cộng I. Ngữ liệu: Văn -Xác định -Lí giải được: Đọc bản“Có công mài được chi tiết trong hiểu sắt có ngày nên phương văn bản; kim”-Truyện dân thức biểu - Hiểu được gian Việt Nam) đạt, cấu tạo tư tưởng bài (166 chữ). của từ. học từ văn bản. Số câu 2 2 4 Tổng Số điểm 1.0 2.0 3.0 Tỉ lệ % 10% 20% 30% II. Viết Viết bài Tạo đoạn văn văn tự sự lập (5-7 câu) (Chủ đề: văn Nêu biểu Kể về một bản hiện tấm gương chăm chỉ tốt trong trong học học tập hay tập. trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết) Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng Số câu 2 2 1 1 6 cộng Số điểm 1.0 2.0 2.0 5.0 10.0 Tỉ lệ % 10% 20% 20% 50% 100%
  7. PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Tiết 68 - 69 KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: Ngữ Văn – Lớp 6 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút Đề kiểm tra: (có 01 trang) I. Đọc – hiểu văn bản. (3.0 điểm) Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM Ngày xưa có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi: - Bà ơi, bà làm gì thế? Bà cụ trả lời: - Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo. Cậu bé ngạc nhiên: - Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được? Bà cụ ôn tồn giảng giải: - Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài. (Theo truyện dân gian Việt Nam) Câu 1. (0.5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (0.5đ) Xác định từ láy có trong câu sau: “Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.” Câu 3. (1.0đ) Bà lão đã giảng giải cho cậu bé điều gì? Câu 4. (1.0đ) Câu chuyện khuyên em điều gì? II. Tạo lập văn bản. (7.0 điểm) Câu 1. (2.0đ) Từ phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 -7 câu nêu hai biểu hiện thể hiện sự chăm chỉ của học sinh sẽ đem lại kết quả tốt trong học tập. Câu 2. (5.0đ) Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết. Hết
  8. Tiết 68 - 69 KIỂM TRA CUỐI KÌ I PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Môn: Ngữ văn – Lớp 6 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2 Phần Câu Yêu cầu Điểm I. 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0.5 Đọc 2 Từ láy: nắn nót, nguệch ngoạc. 0.5 hiểu 3 *Bà lão đã giảng giải cho cậu bé: 1.0 - Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. - Mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài. 4 Bài học: Khi làm bất cứ việc gì cần phải kiên trì nhẫn nại, không nản 1.0 lòng trước gian nan, khó khăn. Lưu ý: Câu trả lời có thể không giống với đáp án, có ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng, lí lẽ thuyết phục. a/ Đảm bảo thể thức của một đoạn văn; 0.25 II. b/ Xác định đúng vấn đề tự sự; 0.25 Tạo 1 c/ Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt phương thức biểu 1.0 lập đạt tự sự. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: văn - Nêu được hai việc làm thể hiện sự chăm chỉ sẽ giúp học sinh thành bản công trong học tập ( mỗi việc làm cụ thể: 0,5đ) *HS có thể nêu các việc sau: +HS chăm chỉ, chịu khó rèn chữ thì chữ viết mới đẹp hơn. +HS chăm chỉ làm bài tập Toán từ dễ đến khó thì học tốt môn này. +HS chăm chỉ học từ mới tiếng Anh sẽ trau dồi vốn từ, là yếu tố giúp ta giao tiếp tốt. d/ Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề tự sự. e/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0.25 nghĩa tiếng Việt. 0.25 2 a/ Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết 0.25 bài. Mở bài giới thiệu người định kể. Thân bài kể chi tiết tấm gương vượt khó. Kết bài bày tỏ cảm xúc của bản thân. b/ Xác định đúng vấn đề tự sự. 0.25 c/ Triển khai hợp lí nội dung bài văn: vận dụng tốt phương thức biểu 4.0 đạt tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Thí sinh có thể viết bài văn theo hướng sau: * Mở bài:Giới thiệu về người bạn đã có hành động giúp đỡ người khác mà em biết. * Thân bài - Giới thiệu chung về người bạn đó: ngoại hình, tính cách, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ với bạn bè - Giới thiệu về tình huống mà người bạn ấy đã giúp đỡ người khác: Hoàn cảnh, vị trí xảy ra sự kiện (có người bị ngã, bị thương, cần giúp đỡ ) - Thái độ, hành động của những người chứng kiến ở xung quanh. 0.25 - Hành động, thái độ của người bạn ấy khi giúp đỡ người khác. - Sau khi giúp đỡ thì người được giúp có hành động, thái độ như thế nào? 0.25 - Người bạn ấy đã trả lời, có cách ứng xử ra làm sao? - Khi chứng kiến hành động ấy, em có suy nghĩ, cảm nhận như thế nào về người bạn đó. - Em đã thay đổi như thế nào về suy nghĩ, cách hành động sau sự kiện trên
  9. * Kết bài:Mối quan hệ của em và người bạn kia sau sự việc lần đó.Em có động lực, mong ước thay đổi bản thân như thế nào khi là bạn của người hay giúp đỡ người khác. d/ Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề tự sự. e/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. * Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. Nhơn Sơn, ngày 15/12/2020 Ban giám hiệu duyệt Tổ trưởng Trần Thị Loan Hồ Thị Minh Huệ