Kiểm tra 1 tiết Lí 11

doc 3 trang hoaithuong97 7370
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết Lí 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_1_tiet_li_11.doc

Nội dung text: Kiểm tra 1 tiết Lí 11

  1. Họ và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT LÝ 11 Lớp: THỜI GIAN: 45 PHÚT ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM: ( 6 điểm) Câu 1: Đường sức từ của dòng điện tròn có chiều A. đi ra từ mặt bắc và đi vào mặt nam của dòng điện ấy. B. đi ra từ mặt nam và đi vào mặt bắc của dòng điện ấy. C. thuận chiều kim đồng hồ ở mọi trường hợp. D. ngược chiều kim đồng hồ ở mọi trường hợp. Câu 2: Đường sức của một từ trường không có tính chất nào sau đây? A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức. B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường. D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau. Câu 3: Theo quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện thì chiều của ngón cái, ngón giữa lần lượt chỉ chiều của A. Từ trường và lực từ. B. Lực từ và dòng điện. C. Dòng điện và lực từ. D. Vecto cảm ứng từ và dòng điện. Câu 4: Một đoạn dây dẫn dài 10 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ, có độ lớn 0,4T. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,5A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó có độ lớn A. 2 N. B. 2.10- 2 N. C. 5 N. D. 5. 10- 2 N. Câu 5: Chọn hình vẽ biểu diễn sai hướng của véc tơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây điện tròn trong hình sau B B I I A. B. C. D. I I B B Câu 6: Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có cường độ 10A, đặt trong chân không sinh ra một từ trường có độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 50cm là A. 3.10-7T. B. 5.10-7T. C. 4.10-6T. D. 2.10-7T. Câu 7: Các kí hiệu đều thống nhất theo sách giáo khoa Vật lý 11. Độ lớn của lực Lorenxơ được tính theo công thức A. f = q0vB.B. f = |q 0|vB sin α.C. f = |q 0|vB tan α.D. f = |q 0|vB cos α. Câu 8: Đơn vị của từ thông là A. Vêbe (Wb). B. Tesla (T). C. Vôn (V). D. Ampe (A). Câu 9: Dòng điện Fucô không xuất hiện trong A. quạt điện.B. phanh điện từ.C. nồi cơm điện.D. đồng hồ đo điện. Câu 10: Một khung dây kín đặt trong từ trường đều. Từ thông qua mặt phẳng khung lớn nhất khi
  2. A. mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường cảm ứng từ. B. mặt phẳng khung dây song song với các đường cảm ứng từ. C. mặt phẳng khung dây hợp với các đường cảm ứng từ một góc 45°. D. mặt phẳng khung dây hợp với các đường cảm ứng từ một góc 60°. Câu 11: Trong khung dây kín xuất hiện dòng điện cảm ứng khi A. điện trường qua khung biến thiên. B. đặt nó trong một từ trường đều. C. có từ thông qua nó. D. từ thông qua khung biến thiên. Câu 12: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức  t  A. e B. e . t C. e D. e c t c c  c t Câu 13: Suất điện động trong một mạch kín tỉ lệ với A. độ lớn của từ thông qua mạch kín. B. độ lớn của cảm ứng từ trong từ trường. C. tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch. D. tốc độ tịnh tiến của mạch kín trong từ trường đều. Câu 14: Công thức tính độ tự cảm L của ống dây hình trụ có lõi sắt, chiều dài l , tiết diện ngang S có N vòng dây là 2 2 7 N N A. .L 4 .10 S B. . L 4 .10 7 l l S N N C. .L 4 .10 7 S D. . L 4 .10 7 l l S Câu 15: Chọn câu sai. A. Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch. B. Khi từ thông qua mạch kín biến thiên thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. C. Suất điện động cảm ứng có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó. D. Suất điện động tự cảm của ống dây tỉ lệ với độ lớn của cường độ dòng điện chạy qua mạch. II.TỰ LUẬN: (4 điểm) Câu 1: Dây dẫn thẳng có dòng điện I 1= 5 A tại điểm A trong không khí có chiều như hình vẽ A B I1 a. Tính độ lớn cảm ứng từ do dòng I1 gây ra tại điểm B biết AB=20 cm. Vẽ hình. b. Nếu taị điểm B, ta đặt dây dẫn thẳng có dòng điện I 2 = 10A song song cùng chiều với dòng điện I 1. Tính cảm ứng từ tổng hợp do dòng điện I 1 và I2 gây ra tại trung điểm I của AB.
  3. Câu 2: Một khung dây dẫn có diện tích 500 cm 2, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,4T. Góc tạo bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến một góc 600. a. Tìm từ thông qua khung dây. b. Sau thời gian t = 0,02s, độ lớn của cảm ứng từ tăng đều đến 1,2T. Xác định độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung.