Khảo sát chất lượng học kì II môn Hóa học - lớp 8

doc 4 trang mainguyen 8310
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát chất lượng học kì II môn Hóa học - lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockhao_sat_chat_luong_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_8.doc

Nội dung text: Khảo sát chất lượng học kì II môn Hóa học - lớp 8

  1. TRƯỜNG THCS KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Hóa học - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: Lớp: Số báo danh Giám thị 1 Giám thị 2 Số phách Điểm Giám khảo 1 Giám khảo 2 Số phách Đề bài: Câu 1: (2 điểm) Phân loại và gọi tên các hợp chất sau: Fe(OH)3, HCl, P2O5, Na2SO4. Câu 2: (3 điểm) Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào? a. Na + H2O NaOH + H2 b. P + O2 P2O5 c. Zn + HCl ? + ? d. KClO3 ? + ? Câu 3: (1 điểm) Nêu các biện pháp để dập tắt sự cháy. Câu 4: (2,5 điểm) Cho 8 gam lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng hết với nước thu được dung dịch axit sunfuric (H2SO4). a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b) Cho quỳ tím vào sản phẩm của phản ứng trên thì có hiện tượng như thế nào. c) Tính khối lượng axit sunfuric thu được. d) Xác định nồng độ mol của 250ml dung dịch axit sunfuric thu được ở trên. Câu 5: (1,5 điểm) Cho 3,36 lít oxi (ở đktc) phản ứng hoàn toàn với một kim loại hóa trị III thu được 10,2 g oxit. Xác định tên kim loại. Bài làm:
  2. Không làm bài vào phần gạch chéo này
  3. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018 Hướng dẫn chấm môn: Hóa học 8 Câu Nội dung Điểm 1 Phân loại và gọi tên đúng mỗi chất cho 0,5đ (2điểm) CTHH Phân loại Tên gọi Fe(OH)3 Bazơ Sắt (III) hiđroxit 0,5đ HCl Axit Axit clohidric 0,5đ P2O5 Oxit Điphotpho pentaoxit 0,5đ Na2SO4 Muối Natri sunfat 0,5đ 2 Hoàn thành đúng mỗi phương trình cho 0,5đ (3điểm) Phân loại đúng mỗi phản ứng cho 0,25đ a. 2Na + 2 H2O 2NaOH + H2 Phản ứng thế 0,75đ b. 4P + 5O2 2P2O5 Phản ứng hóa hợp 0,75đ c. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 Phản ứng thế 0,75đ d. 2KClO3 2KCl + 3O2 Phản ứng phân hủy 0,75đ 3 Thực hiện một hoặc đồng thời cả 2 biện pháp sau: (1điểm) - Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy 0,5đ - Cách li chất cháy với khí oxi. 0,5đ 4 a) PTHH: (2,5điểm) SO3 + H2O H2SO4 0,5đ b) Quỳ tím chuyển sang màu đỏ 0,5đ c) nSO3 = 8: 80=0,1 (mol) 0,25đ SO3 + H2O H2SO4 0,1 0,1 (mol) 0,5đ Khối lượng axit sunfuric: m = 0,1 x 98 = 9,8 (g) d) Đổi 250ml=0,25 l Số mol axit sunfuric: n=0,1 mol 0,25đ Nồng độ mol axit sunfuric: CM = 0,1 : 0,25 = 0,4 (M) 0,5đ 5 - Gọi M là kí hiệu và nguyên tử khối của kim loại hóa trị III. 0,25đ (1,5điểm) - PTHH: 4M + 3O2 2M2O3 0,5đ 3.22,4 l 2(2M+3.16) g 0,25đ 3,36 l 10,2g - Ta có: 3.22,4 x 10,2 = 3,36 x 2(2M+3.16) 0,25đ 13,44 M = 685,44 M = 27 - Kim loại là nhôm: Al 0,25đ Chú ý: - Học sinh làm cách khác đúng cho điểm tối đa. - Phương trình viết đúng chưa cân bằng trừ ½ điểm phương trình đó.