Hướng dẫn ôn tập môn giáo dục công dân lớp 7, kì I

docx 5 trang hoaithuong97 4930
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập môn giáo dục công dân lớp 7, kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_ki_i.docx

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập môn giáo dục công dân lớp 7, kì I

  1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN GDCD LỚP 7 HK1 I. LÝ THUYẾT Câu 1: Thế nào là sống giản dị? Biểu hiện ?Nêu ý nghĩa của sống giản dị ? Hãy nêu một số ví dụ về hành vi sống giản dị? Hãy nêu cách rèn luyện của bản thân em để thực hiện lối sống giản dị? * Sống giản dị :- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. * Biểu hiện không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo vật chất bên ngoài. * Ý nghĩa :- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến. * VD:+ Tiêu tiền vừa mức so với điều kiện sống của bản thân, gia đình và những người xung quanh. + Nói năng ngắn gọn, dễ hiểu. + Đi đứng nghiêm trang, tự nhiên. + Trang phục gọn gàng, sạch sẽ * Cách rèn luyện cuả bản thân: + Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. + Không mặc kiểu quần áo trông lạ mắt so với mọi người + Giữ tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, nghiêm trang, không điệu bộ, kiểu cách + Nói năng lịch sự, có văn hóa, diễn đạt một cách dễ hiểu Câu 2: Trung thực là gì ? Biểu hiện ?Lấy vài ví dụ thể hiện sự trung thực của em trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. *Trung thực: là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải. *Biểu hiện: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Ví dụ : Trong học tập : không nói dối thầy cô, không copy bài của bạn, không dùng tài liệu, khi có lỗi thì phải nhận lỗi Trong cuộc sống : không tham lam , không nói dối cha mẹ , khi có lỗi thì phải nhận lỗi Câu 3 :Trung thực có ý nghĩa như thế nào ? Bản thân em sống trung thực như thế nào ? *. Ý nghĩa: - Là một đức tính cần thiết quý báu của mỗi người - Nâng cao phẩm giá - Được mọi người tin yêu kính trọng - Xã hội lành mạnh. * Bản thân em sống Trung thực :Sống ngay thẳng, thật thà, không đổ lỗi cho người khác , dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, không sợ kẻ xấu, không tham lam , nhặt của rơi trả lại người mất ,trong học tập không nói dối thầy cô và các bạn , không quay cóp khi kiểm tra , không dùng tài liệu Tục ngữ: - Cây ngay không sợ chết đứng - Ăn ngay nói thẳng ;- Nhặt của rơi trả lại người mất Câu 4: Tự trọng là gì ?Biểu hiện ra sao ? Tự trọng có ý nghĩa như thế nào ? Tìm câu tục ngữ nói về sống tự trọng?Bản thân em rèn luyện tính tự trọng như thế nào? * Thế nào là tự trọng? Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. * Biểu hiện: Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn luôn làm tròn nhiệm vụ. * Ý nghĩa: - Là phẩm chất cần thiết, quý báu ;- Giúp ta nâng cao phẩm giá - Được mọi người yêu quý
  2. * Bản thân rèn luyện : Biết tôn trọng người khác, lắng nghe ý kiến của người khác, lễ phép, trung thực, biết giữ lời hứa và luôn luôn làm tròn nhiệm vụ, không để người khác phải nhắc nhở chê trách . Tục ngữ : Đói cho sạch, rách cho thơm ; Cây ngay không sợ chết đứng; Nói 9 thì phải làm 10 Câu 5: Yêu thương con người là gì? Biểu hiện? Ý nghĩa? Kể được 02 việc làm thể hiện được tình yêu thương giúp đỡ mọi người. * Yêu thương con người là : + Quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là người gặp khó khăn hoạn nạn. * Biểu hiện - Biết giúp đỡ thông cảm, chia sẽ với người khác. - Biết tha thứ, cú lũng vị tha, biết hi sinh. * ý nghĩa. + Là truyền thống quí báu của dân tộc, cần được giữ gìn phát huy. + Biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quí và kính trọng. * VD: - Quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. - Giúp đỡ người bạn học tập tốt. Câu 6: Thế nào là đoàn kết tương trợ? Ý nghĩa? Tìm ca dao, tục ngữ nói về đoàn kết tương trợ. * Thế nào là đoàn kết, tương trợ: - Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. * Ý nghĩa: - Sống đoàn kết, tương trợ sẽ giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và sẽ được mọi người yêu quý. - Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn. - Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. . Tục ngữ, ca dao, danh ngôn -Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. - Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công. Câu 7: Đạo đức là gì? Kỉ luật là gì? Biểu hiện? Ý nghĩa của đạo đức, kỉ luật? * Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện. * Kỉ luật: Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc. * Biểu hiện: - Trong học tập: Tự giác chấp hành đúng nội quy trường lớp, không vi phạm cơ chế thi cử - Trong lao động:Tuân thủ nội quy an toàn lao động, kĩ thuật, làm việc đúng giờ, cẩn thận - Trong các hoạt động khác:chấp hành nội quy chung nơi công cộng Câu 8: Khoan dung là gì? Cho ví dụ? Tại sao trong cuộc sống chúng ta phải có lòng khoan dung? -Trong học tập: Tự giác chấp hành đúng nội quy trường lớp, không vi phạm cơ chế thi cử -Trong lao động:Tuân thủ nội quy an toàn lao động, kĩ thuật, làm việc đúng giờ, cẩn thận -Trong các hoạt động khác:chấp hành nội quy chung nơi công cộng 2
  3. * Ý nghiã: Đạo Đức và kỉ luật giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và được mọi người quý mến. Câu 8: Khoan dung là gì? Lấy Ví dụ? Ý nghĩa của lòng khoan dung? * Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm . * Cho ví dụ: tha thứ lỗi lầm cho người mắc lỗi với mình * Ý nghĩa: Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến,tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Câu 9: 1. Tôn sư là gì? Trọng đạo là gì? Biểu hiện? Ý nghĩa? Liên hệ bản thân em? Nhân dịp 20 tháng 11 em là gì để thể hiện mình là 1 người tôn sư trọng đạo? - Tôn sư là: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt là đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc. - Trọng đạo là coi trọng những điều thầy dạy và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình. * Biểu hiện : Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học để xứng đáng với công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo. *. Ý nghĩa: - Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu của dân tộc, làm cho quan hệ của con người trở nên tốt đẹp hơn. * Liên hệ bản thân Lễ phép với thầy cô giáo, hỏi thăm thầy cô giáo khi ốm đau, tâm sự chân thành với thầy cô giáo, cố gắng học thật giỏi * Nhân dịp 20 tháng 11 em là gì để thể hiện mình là 1 người tôn sư trọng đạo: (hs tự chia sẻ ) Câu 10: Thế nào là gia đình văn hóa? Em hãy trình bày một số tiêu chí của gia đình văn hóa? Học sinh phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa ? * Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân. * Tiêu chí của gia đình văn hóa: - Xây dựng kế hoạch hoá gia đình - Xây dựng gia đình hoà thuận tiến bộ - Xây dựng gia đình văn hoá lành mạnh - Đoàn kết với cộng đồng * Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa : - Chăm ngoan, học giỏi, kính trọng, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em. Không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình - Tham gia những công việc vừa sức trong gia đình, giúp đỡ cha mẹ, góp phần làm cho gia đình no ấm, hạnh phúc Câu 11. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là gì? Ý nghĩa? Làm thế nào để giữ gì, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ? * Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy. * Ý nghĩa: - Thể hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì hưởng. - Góp phần làm phong phú, tăng thêm sức mạnh của truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. * Cách rèn luyện: - Trân trọng, tự hào, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; sống lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. 3
  4. II. MỘT SỐ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Câu 1: Cho tình huống: Hồng và Hương chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát tuyển chọn có một câu Hồng không làm được. Thấy vậy, Hương đưa bài của mình cho Hồng xem nhưng Hồng vẫn ngồi im và không nhìn bài của bạn. Hương rất giận và cho rằng Hồng đã phụ sự giúp đỡ của mình. Hỏi: a/ Theo em, việc làm của Hồng là đúng hay sai? Vì sao? b/ Nếu là Hồng, em sẽ nói với Hương như thế nào để bạn hiểu và không giận? * Việc làm của Hồng là đúng vì thể hiện lòng tự trọng của mình, dù không làm bài được nhưng kiên quyết không nhìn bài của bạn . * Em sẽ nói với Hương rằng: Cảm ơn bạn đã giúp đỡ nhưng hãy để cho mình thử sức trong kì thi này để biết được năng lực của mình đến đâu và qua đó mình sẽ cố gắng hơn Câu 2: Tình huống: Bố mẹ Minh đều học hành cao, bố là tiến sĩ, mẹ là thạc sĩ, đều giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước. Điều kiện kinh tế gia đình Minh rất khá giả. Minh rất hãnh diện với các bạn và cho rằng mình chẳng cần học hành nhiều cho vất vả mà vẫn có cuộc sống đàng hoàng vì đã có bố mẹ lo cho mình Suy nghĩ của Minh có thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ hay không? Vì sao? * Suy nghĩ của Minh là không thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, vì: - Gia đình Minh có truyền thống của một gia đình hiếu học và thành đạt trong cuộc sống do bố mẹ Minh đều là những người có ý chí vươn lên. Đây là truyền thống quý báu của gia đìình. - Minh tự hào về gia đình mình thì cũng cần biết giữ gìn truyền thống của gia đình, trướt hết là học hành chăm chỉ để trở thành học sinh giỏi. Dù bố mẹ giàu có đến mấy thì mỗi học sinh phải biết sống tự lập, có ý chí, không nên ỷ lại vào bố mẹ. Có như vậy thì truyền thống gia đình sẽ ngày càng thêm rạng rỡ, tốt đẹp. Câu 3: Tình huống: Nam đã nhiều lần không thuộc bài, khi được cô nhắc nhở, Nam điều vui vẻ nhận lỗi, nhưng chẳng mấy khi sữa chữa. Em có nhận xét gì về Nam? Nếu là em, em sẽ làm gì ? *Em thấy Nam là không có lòng tự trọng. * Vì không thực hiện lời hứa, còn để người khác nhắc nhở chê trách và chưa hoàn thành nhiệm vụ . * Nếu là em, em sẽ xin lỗi cô và hứa không tái phạm nữa . Câu 4: Trong lớp của Nam có một số bạn tụ tập thành một nhóm chơi riêng với nhau, hay bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác trong lớp. - Em hãy vận dụng bài đoàn kết, tương trợ để nêu nhận xét của em về hành vi của một số bạn đó. - Nếu là bạn cùng lớp với Nam, em sẽ làm gì? Trả lời: - Nhận xét hành vi của một số bạn trong lớp: + Hành vi của một số bạn trong lớp V là không đúng, đáng phê phán. Đó là việc làm gây chia rẽ, mất đoàn kết, không biết hòa nhập, hợp tác và giúp đỡ nhau. + Việc làm đó sẽ cản trở sự tiến bộ của bản thân các bạn và của tập thể lớp. - Em sẽ: + Góp ý cho một số bạn đó: không nên chia bè nhóm mà nên hòa đồng với tất cả các bạn trong lớp; không nên bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác. + Chủ động gần gũi các bạn đó, tạo sự thông cảm, chia sẻ, giúp các bạn những gì có thể giúp được. 4
  5. + Vận động các bạn khác trong lớp cũng làm như mình Câu 5: Cho tình huống: Tuấn và Hưng học cùng lớp, lại chơi thân và ngồi cùng bàn với nhau. Tuấn học giỏi, còn Hưng lại học kém toán. Vì vậy, mỗi khi sắp đến tiết kiểm tra Tuấn lại cho Hưng chép để Hưng khỏi bị điểm xấu. Theo suy nghĩ của Tuấn, việc làm đó là đoàn kết, giúp đỡ Hưng trong học tập. a. Em có tán thành việc làm của Tuấn không ? Vì sao ? b. Nếu em là Tuấn, em sẽ làm gì để giúp Hưng tiến bộ hơn trong học tập ? a. Em không tán thành việc làm của Tuấn vì: + Đây không phải là Tuấn giúp đỡ cho Hưng mà là làm hại Hưng. + Hưng đã học yếu mà không chịu khó làm bài chỉ ỷ vào Tuấn thì Hưng sẽ càng học yếu hơn nữa. b. Nếu em là Tuấn, em sẽ giúp đỡ, giảng giải cho bạn hiểu từ những bài dễ đến bài khó, học bài và làm bài cùng bạn Câu 6 :Trong dòng họ của Mai chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Mai xấu hổ, tự ti về dòng họ và không bao giờ giới thiệu dòng họ của mình với bạn bè. Em có đồng tình với suy nghĩ của Mai không? Vì sao? Em sẽ góp ý gì cho Mai? - Em không đồng tình với suy nghĩ của Mai -> Vì: Dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp như cần cù lao động, yêu nước, chống giặc ngoại xâm, hiếu thảo, hiếu học, truyền thống về nghề Ai cũng có quyền tự hào về dòng họ của mình - Góp ý cho Mai + Cần tìm hiểu về truyền thống dòng họ mình để biết rõ những truyền thống tốt đẹp của dòng họ và học tập, phát huy + Không xấu hổ, tự ti mà hãy tự hào giới thiệu dòng họ với bạn bè. Cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để làm vẻ vang cho dòng họ. Câu 7: Giờ kiểm tra toán, có một bài toán khó , Tuấn và Hưng ngồi cạnh nhau đã “ Góp sức” để cùng làm, khi nhận điểm trả bài cả hai đều được điểm cao. Tuấn nói với Hưng thế mới là “ Đoàn kết chứ”. Theo em quan niệm của Tuấn đúng hay sai? Vì sao? - Theo em quan niệm đó là sai - Vì đoàn kết là sự cần thiết cho việc tự hoàn thiện mình nhưng trong trường hợp trên Tuấn và Hưng đoàn kết không đúng lúc đúng chỗ, vì vậy đã vi phạm nội quy và quy định khi kiểm tra bài. Câu 8: Tình huống: Lan và Hằng là đôi bạn thân. Một hôm, trong giờ kiểm tra môn Sử, Hằng không thuộc bài liền dở vở ra chép. Lan ngồi bên đã nhiều lần nhắc nhở bạn nhưng Hằng vẫn tiếp tục quay bài. Lan đã đứng đứng dậy thưa với cô chuyện đó. Hằng bị phê bình và bị điểm kém. Hằng rất giận Lan và không chơi với Lan nữa. a. Em có nhận xét gì về việc làm của Lan và Hằng? b. Bạn Lan là người có đức tính gì đáng quý? c. Em sẽ làm gì để hai bạn hiểu nhau và chơi với nhau như trước. Trả lời: a. Theo em, Lan làm như vậy là đúng. Hành vi của Hằng là sai. b. Bạn Lan là người có đức tính trung thực. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; Vì trung thực lúc nào cũng là chân lý. Không vì tình bạn mà lại bao che khuyết điểm cho nhau. c. Theo em, thì Lan sẽ đi nói với Hằng và giải thích cho Hằng hiểu làm như vậy là không đúng và Lan chỉ muốn giúp Hằng, không muốn Hằng gian lận trong bài kiểm tra, muốn Hằng tự làm bài bằng chính sức lực của mình chứ không phải là ghét Hằng. Còn nếu Hằng muốn thì Lan sẽ giúp Hằng học bài, ôn bài trước khi kiểm tra để Hằng đạt được điểm cao và sẽ giải thích cho các bạn khác trong lớp hiểu. 5