Đề thi trắc nghiệm - Môn Giáo dục công dân 7 - Mã đề thi 3

doc 2 trang hoaithuong97 7080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trắc nghiệm - Môn Giáo dục công dân 7 - Mã đề thi 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_trac_nghiem_mon_giao_duc_cong_dan_7_ma_de_thi_3.doc

Nội dung text: Đề thi trắc nghiệm - Môn Giáo dục công dân 7 - Mã đề thi 3

  1. ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM TRƯỜNG THCS MINH HỢP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Họ, tên Thời gian làm bài: 15 phút; LỚP Mã đề thi 3 Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện thiếu tự trọng? A. Thanh thường thành thật nhận lỗi khi có khuyết điểm nhưng không sử chữa khuyết điểm. B. Giờ kiểm tra, Tuyết không làm được bài nhưng kiên quyết không chịu nhìn bạn bên cạnh. C. Khi không hiểu bài, tú thường nhờ các bạn trong lớp giảng lại giúp. D. Ngân là học sinh giỏi nhưng Ngân lại hay cùng học, cùng chơi với các bạn học kém. Câu 2: Ý kiến nào sau đây em cho là đúng? A. Người tự trọng là người luôn đánh giá cao về bản thân. B. Người tự trọng là người biết giấu đi những sai lầm thiếu sót của mình. C. Trung thực là biểu hiện cao của lòng tự trọng. D. Không ăn năn hối hận khi, không xấu hổ khi làm điều sai trái. Câu 3: Những biểu hiện nào dưới đây là đúng? A. Chế giễu người tàn tật. B. Tha thứ, dìu dắt những người đã có lỗi lầm để họ tiến bộ. C. Thờ ơ, lảng tránh trước đau khổ của người khác. D. Làm cho người khác đau đớn về thể xác hoặc tinh thần. Câu 4: Ý kiến nào sau đây em cho là đúng? A. Kỉ luật trong nhà trường làm cho học sinh không phát huy được tính sáng tạo của mình. B. Kỉ luât không chỉ đảm bảo lợi ích chung mà còn đảm bản lợi ích riêng cho mỗi người. C. Chỉ cần biết tôn trọng kỉ luật thì đã là người sống có đạo đức. D. Chỉ có trong quân đội mới cần có kỉ luật. Câu 5: Những câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây nói về tính tự trọng? A. Chết trong còn hơn sống đục. B. Nước có vua, chùa có bụt. C. Được voi đòi tiên D. Đường đi hay tối nói dối hay cùng. Câu 6: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em lựa chọn. Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị? A. Tính tình dễ dãi, xuề xòa, thế nào cũng được. B. Hà tiện, hạn chế quá mức tiêu dùng. C. Nói năng đơn giản, dễ hiểu. D. Không bao giờ chú ý đến hình thức bề ngoài. Câu 7: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tự trọng? A. Bình hay hứa với các bạn nhưng ít khi thực hiện lời hứa. B. Dù chỉ mắc lỗi nhỏ nhưng Hồng vẫn cảm thấy áy náy hoặc xấu hổ C. Chỉ khoe với bạn điểm tốt còn điểm kém thì giấu đi để các bạn khỏi chê là học kém. D. Tú chỉ nhận xét bạn khác khi không có mặt bạn để bạn khỏi tự ái. Câu 8: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sống giản dị? A. Đói cho sạch, rách cho thơm. B. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật. C. Khôn ngoan chẳng lọ thật thà. D. Cây ngay không sợ chết dứng. Câu 9: Theo em những câu tục ngữ nào dưới đây nói về tôn sư trọng đạo? A. Học thầy không tầy học bạn. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Ân trả nghĩa đền. D. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Câu 10: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính trung thực? A. Che giấu khuyết điểm cho bạn để giữ gìn tình bạn. B. Bỏ qua những biểu hiện không trung thực của người khác. Trang 1/2 - Mã đề thi 357
  2. C. Dũng cảm nhận khuyết điểm khi có lỗi. D. A dua theo ý kiến của người khác mặc dù biết rõ là ý kiến đó sai . Câu 11: Việc làm nào sau đây biểu hiện của sự đoàn kết tương trợ A. Tham gia đánh nhau để bảo vệ người thân B. Chỉ giúp đỡ những người trong nhóm của mình. C. Giúp đỡ người khác mà không tính toán. D. Ủng hộ những người có thế mạnh. Câu 12: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tính trung thực? A. Có công mài sắt có ngày nên kim. B. Ao có bờ sông có bến. C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. D. Ăn ngay nói thẳng. Câu 13: Những biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của lòng tự trọng? A. Luôn làm tròn nhiệm vụ không để ai nhắc nhở, thúc giục. B. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác. C. Hay đưa chuyện, nói xấu người khác khi không có mặt họ. D. Ăn mặc luộm thuộm cẩu thả. Câu 14: Theo em những câu tục ngữ nào dưới đây nói lòng yêu thương con người ? A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. B. Đồng cam cộng khổ. C. Gió chiều nào che chiều ấy. D. Lá lành đùm lá rách. Câu 15: Câu tục ngữ nào dưới đây nói tôn trọng kỉ luật ? A. Thương người như thể thương thân. B. Khôn ngoan chẳng lọ thật thà. C. Đồng cam cộng khổ. D. Đất có lề, quê có thói. Câu 16: Hành vi nào dưới đây biểu hiện của lòng khoan dung? A. Chỉ ra lỗi cho bạn sửa chữa. B. Tìm cách bao che cho khuyết điểm của bạn. C. Hay để ý phát hiện lỗi của người khác. D. Luôn bỏ qua lỗi làm của tất cả mọi người. Câu 17: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Gia đình phải có con trai để nối dõi tông đường. B. Mỗi người trong gia đình hỗ trợ nhau khi cần thiết. C. Người bố phải lo những việc lớn, không làm những việc vặt trong gia đình. D. Con gái phải đảm đương việc nhà thay mẹ. Câu 18: Những hành vi nào dưới đây vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm kỉ luật? A. Thấy bạn làm việc sai trái nhưng không có ý kiến gì. B. Nói chuyên, làm việc riêng trong giờ học. C. Gây gỗ cãi nhau với các bạn. D. Nhìn bài của bạn, giở tài liệu trong khi thi, kiểm tra. Câu 19: Theo em những thái độ việc làm nào dưới đây thể hiện tôn sư trọng đạo? A. Cho rằng quan niệm “một chữ là thầy”nay đã lạc hậu. B. Chỉ kính trọng vâng lời thầy cô giáo đang dạy mình. C. Cho rằng không nhất thiết phải làm theo lời dạy bảo của thầy cô giáo. D. Thăm hỏi thầy cô giáo đang dạy mình và cả thầy cô giáo cũ. Câu 20: Theo em những câu tục ngữ nào dưới đây không nói về lòng yêu thương con người ? A. Lòng vả cũng như lòng sung. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. C. Ao có bờ sông có bến. D. Chị ngã em nâng. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D Trang 2/2 - Mã đề thi 357