Đề bài kiểm tra giữa kì I - Môn: Giáo dục công dân 7

docx 6 trang hoaithuong97 3681
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài kiểm tra giữa kì I - Môn: Giáo dục công dân 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_bai_kiem_tra_giua_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_7.docx

Nội dung text: Đề bài kiểm tra giữa kì I - Môn: Giáo dục công dân 7

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẢNG YÊN ĐỀ BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH&THCS CẨM LA Môn: GDCD 7 Năm học 2020-2021 Thời gian làm bài: 45 phút MÃ ĐỀ 2 Phần 1: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái A,B,C hoặc D của ý mà em cho là đúng. Câu 1 (0,25 điểm) Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tính trung thực? A. Ném đá giấu tay B. Gió chiều nào che chiều ấy C. Ăn ngay nói thẳng D. Treo đầu dê bán thịt chó Câu 2 (0,25 điểm) Ý nghĩa của bài thơ: Ai ơi! giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai Xin đừng làm, nói đơn sai Tin mình đừng sợ những lời dèm pha Anh em một họ một nhà Thương nhau chân thật đường xa cũng gần A. Tính trung thực B. Tính tự chủ C. Yêu thương con người D. Tình anh em Câu 3 (0,25 điểm) Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tính trung thực? A. Cần phải trung thực trong trường hợp cần thiết B. Chỉ cần trung thực đối với cấp trên C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật D. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình. Câu 4(0,25 điểm) Bạn Đức trên đường đi học về đã nhặt được một chiếc ví, trong đó có rất nhiều tiền và giấy tờ. Bạn đã mang đến đồn công an gần nhất để trình báo và trả lại người đánh mất. Việc làm của bạn Đức thể hiện điều gì? A. Đức là người rất trung thực B. Đức là người có đức tính tiết kiệm C. Đức là người biết tiết kiệm D. Đức là người có lòng tự trọng Câu 5 (1 điểm): Những biểu hiện dưới đây là tự trọng hay thiếu tự trọng? ( Đánh dấu X vào ô tương ứng) Biểu hiện Tự trọng Thiếu tự trọng A. Luôn làm tròn nhiệm vụ không cần người khác phải nhắc nhở, thúc giục.
  2. B. Biết bảo vệ thanh danh của mình, không chấp nhận sự xúc phạm cũng như lòng thương hại của người khác. C. Không ăn năn hối hận, không thấy xấu hổ khi làm điều sai trái D. Nịnh nọt để lấy lòng người khác Câu 6 (1 điểm) Điền những cụm từ vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài học. Yêu thương con người là (1) , (2) ., làm những điều (3) .cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Yêu thương con người là .(4) ., cần được giữ gìn và phát huy. Phần 2: Tự luận (7 điểm) Câu 1: ( 3 điểm) a.Tự trọng là gì? Tự trọng có ý nghĩa gì trong cuộc sống? b. Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”? Câu 2: ( 4 điểm) Trong giờ ra chơi, Hiếu lớp 7A có mâu thuẫn với Khang, Nam lớp 7B và đã bị hai bạn đánh. Hiếu trở về lớp và nói với các bạn lớp mình. Nghe vậy, các bạn lớp 7A đã kéo sang lớp 7B để đánh Khang và Nam vì dám ức hiếp thành viên trong lớp mình. a. Theo em, việc làm của các bạn lớp 7A có phải là đoàn kết tương trợ không? Vì sao? b. Trong trường hợp trên, nếu em là các bạn lớp 7A em sẽ làm gì? ___HẾT___
  3. PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH&THCS CẨM LA Môn: GDCD 7 Năm học: 2020-2021 Bài/ chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Bài 2: Trung Nhận Câu tục Vận dụng Xác thực biết ngữ về kiến thức định hành vi đức tính đã học để được ý trung trung đưa ra nghĩa thực thực quyết định bài thơ của bản thân Số câu 1(c3) 1(c1) 1(c4) 1(c2) 4 Số điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 Tỉ lệ % 2,5 2,5 2,5 2,5 10% Bài 3: Tự Khái Phân Giải trọng niệm, ý biệt thích nghĩa được câu tục của tự những ngữ trọng việc làm thể hiện sự tự trọng với việc làm thiếu tự trọng. Số câu ½(c1) 1(c5) ½(c1) 2 Số điểm 1,5 1,0 1,5 4,0 Tỉ lệ % 15% 10% 15% 40% Bài 5: Yêu Khái thương con niệm, ý người nghĩa Số câu 1(c6) 1 Số điểm 1,0 1,0 Tỉ lệ % 10% 10%
  4. Bài 7: Đoàn Vận dụng kết tương kiến thức trợ đã học để giả quyết tình huống trong thực tiễn Số câu 1(c2) 1 Số điểm 4,0 4,0 Tỉ lệ % 40% 40% Tổng số câu 2 1/2 2 1 1/2 1 1 8 Tổng số điểm 1,25 1,5 1,25 0,25 1,5 0,25 4,0 10 Tỉ lệ% 12,5% 15% 12,5% 2,5% 15% 2,5% 40% 100%
  5. PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN HD CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH&THCS CẨM LA Môn: GDCD 7 Năm học: 2020-2021 Phần Câu Đáp án Điểm Phần 1: 1 C 0,25 Trắc 2 A 0,25 nghiệm 3 D 0,25 (3 điểm) 4 A 0,25 5 - Tự trọng: A,B 0,5 - Thiếu tự trọng: C,D 0,5 6 (1) quan tâm 0,25 (2) giúp đỡ 0,25 (3) tốt đẹp 0,25 (4) truyền thống quý báu của dan tộc 0,25 Phần 2: 1 a. Khái niệm: 0,75 Tự luận - Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn (7 điểm) mực xã hội, biểu hiện ở chỗ: cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách. *) Ý nghĩa: - Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quí và cần thiết của mỗi người. 0,75 - Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh. b. Giải thích câu tục ngữ ”Đói cho sạch, rách cho thơm” 1,5 Câu tục ngữ khuyên chúng ta dù gặp khó khăn, thiếu thốn đến mức nào cũng không được vịn vào đó để buông thả, làm càn, đánh mất lòng tự trọng, bôi nhọ danh dự, làm trái với lương tâm đạo đức con người. Chúng ta có giữ gìn được tự trọng và danh dự của chính mình thì điều đó mới là điều tốt đẹp
  6. 2 a. Việc làm của các bạn lớp 7A không phải là đoàn kết 1,0 tương trợ. Vì: Bạn Hiếu và hai bạn Khang, Nam lớp 7B đã vi phạm kỉ luật của nhà trường là gây gổ đánh nhau. 1,0 b. Nếu em là các bạn lớp 7A em sẽ khuyên ngăn các bạn giải thích cho các bạn hiểu về việc làm của các 2,0 bạn là sai trái. nếu các bạn không nghe em sẽ báo cáo với thầy cô trong trường. Cẩm La, Ngày 24 tháng 10 năm 2020 BGH duyệt Tổ CM duyệt Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hiền Lê Thị Thúy Nguyễn Thị Ánh Hồng