Hóa học 9 - Bài tập tổng hợp kim loại

pdf 3 trang hoaithuong97 5730
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 9 - Bài tập tổng hợp kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhoa_hoc_9_bai_tap_tong_hop_kim_loai.pdf

Nội dung text: Hóa học 9 - Bài tập tổng hợp kim loại

  1. BÀI TẬP TỔNG HỢP KIM LOẠI Mức độ cơ bản Câu 1: Bằng phương pháp hoá học hãy tách riêng từng kim loại sau ra khỏi hỗn hợp Al, Fe, Cu Câu 2: Cho 3,79 gam hỗn hợp hai kim loại là Zn và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 1792 ml khí (đktc). Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp Câu 3: Hỗn hợp 3 kim loại Fe, Al, Cu nặng 17,4 gam. Nếu hoà tan hỗn hợp bằng 3 axit H2SO4 loãng dư thì thoát ra 8,96 dm H2 (đktc). Còn nếu hoà tan hỗn hợp bằng axit H2SO4 đặc nóng, dư thì thoát ra 12,32 lít SO2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu Câu 4: Cho 2,8 gam hỗn hợp CuO, MgO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là Câu 5: Cho hỗn hợp bột gồm 5,4 gam Al và 11,2 gam Fe vào 900 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Tính m Câu 6: Cho 0,96 gam bột Mg vào 100ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,2M. Khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và dung dịch B. Sục khí NH3 dư vào B, lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng bằng bao nhiêu Câu 7: Cho khí H2 dư đi qua hỗn hợp X gồm 0,05 mol CuO; 0,05 mol Fe3O4 và 0,1 mol Al2O3. Sau phản ứng hoàn toàn cho toàn bộ lượng chất rắn còn lại vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư. Hãy cho biết thể tích khí thoát ra (đktc). Biết sản phẩm khử chỉ có khí có màu nâu. Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 7,56 gam một kim loại R chưa rõ hoá trị vào dung dịch axit HCl thì thu được 9,048 lít H2. Tìm kim loại R Câu 9: Hoà tan hết một lượng Na vào dung dịch HCl 10% thu được 46,88 gam dung dịch gồm NaCl và NaOH và 1,568 lít H2. Nồng độ phần trăm của NaCl trong dung dịch thu được là bao nhiêu Câu 10: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 có khối lượng 21,67 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe). Hoà tan hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch NaOH thu được 2,016 lít khí H2 (đktc) và 12,4 gam chất rắn không tan. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là bao nhiêu? Câu 11: Nhúng 1 miếng Al nặng 50 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy miếng Al ra rửa sạch cân lại nặng 51,38 gam a. Tính mCu thoát ra bám vào Al b. Tính CM các chất sau phản ứng Câu 12: Cho m gam hỗn hợp A gồm Mg, Zn vào dung dịch FeCl2 dư. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Tính %Mg trong A Câu 13: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam e vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Tính m
  2. Mức độ khá Câu 1: Có 8 dung dịch chứa NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu các thuốc thử và trình bày phương án phân biệt 8 dung dịch nói trên Câu 2: Cho a gam Na vào 160 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M. Tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 5,24 gam chất rắn. Tính a Câu 3: Nhúng 1 thanh sắt nặng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau 1 thời gian lấy thanh sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol/lit của CuSO4 sau phản ứng là bao nhiêu Câu 4: Hoà tan 20 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hoá trị 1 và 2 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 4,48 lít khí (đktc). Tính khối lượng muối khan thu được ở dung dịch X Câu 5: Cho 10,4 gam hỗn hợp bột Fe và Mg (có tỉ lệ mol 1:2) hoà tan vừa hết trong 600 ml dung dịch HNO3 x(M), thu được 3,36 lít hỗn hợp 2 khí N2O và NO. Biết hỗn hợp có tỉ khối d = 1,195. Xác định x Câu 6; Có một oxit sắt chưa rõ công thức, chia oxit này làm 2 phần bằng nhau a. Để hoà tan hết phần 1 cần dùng 150 ml dung dịch HCl 1,5M b. Cho luồng khí H2 dư đi qua phần 2 nung nóng, phản ứng xong thu được 4,2 gam sắt. Tìm công thức của oxit sắt nói trên Câu 7: Hoà tan một lượng của một oxit hoá trị II vào một lượng vừa đủ dung dịch axit H2SO4 4,9% người ta thu được dung dịch muối có nồng độ 5,78%. Xác định công thức oxit trên Câu 8: Hoà tan hoàn toàn một oxit hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 14% vừa đủ thì thu được dung dịch muối có nồng độ 16,2%. Xác định công thức oxit trên Câu 9: Hoà tan 2,8 gam một kim loại hoá trị II bằng một hỗn hợp gồm 80 ml dung dịch axit H2SO4 0,5M và 200 ml dung dịch axit HCl 0,2M. DUng dịch thu được có tính axit và phải trung hoà bằng 1 ml dung dịch NaOH 0,2M. Xác định kim loại đem pứ Câu 10: (Trích đề vào chuyên 2014 - 2015) Hoà tan hết 11,1 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 200 ml dung dịch H2SO4 19,6% (loãng) thu được dung dịch B và 6,72 lít H2 (đktc). Thêm từ từ 420 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch B, sau phản ứng lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan a. Viết pthh xảy ra b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các kim loại trong A và tính m Câu 11: Cho 100 ml dung dịch KOH xM vào 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và AlCl3 0,2M thu được 11,7 gam kết tủa. Tính x Câu 12: Đốt m gam bột sắt trong không khí thu được 7,36 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa hết 120 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng), tạo thanh 0,224 lít H2 (đktc) a. Viết pthh xảy ra b. Tính m
  3. Câu 13: Hoà tan hết 0,2 mol CuO trong dung dịch H2SO 20% vừa đủ (đun nóng). Sau đó làm nguội đến 10 độ C. Tính khối lượng CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch. Biết độ tan của CuSO4 ở 10 độ C là 17,4 gam Câu 14: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe2O3 không có không khí. Chia hỗn hợp sau phản ứng đã trộn đều thành hai phần không bằng nhau. Phần 1: tác dụng với NaOH dư thu được 1,68 lít khí đktc. Phần 2: tác dụng vừa đủ với 1,95 lít dung dịch HCl 1M thoát ra 11,76 lít khí đktc. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng Fe tạp thành trong phản ứng nhiệt nhôm Câu 15: Hoà tan hết 12 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hoá trị II không đổi) vào 200ml dung dịch HCl 3,5M thu được 6,72 lít khí (đktc). Mặt khác lấy 3,6 gam kim loại M tan hết vào 400 ml dung dịch H2SO4 có nồng độ 1M thì H2SO4 dư. Xác định kim loại M Câu 16: Cho hỗn hợp A gồm CuO và Fe xOy cân nặng 24 gam. Dùng hết 8,4 lít H2(đktc) để khử hoàn toàn hỗn hợp A thu được chất rắn B có tỉ lệ la mCu : mFe = 8 : 7 . Tìm CTHH của oxit sắt Câu 17: (Trích đề chuyên SP 2014) Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hoà tan A trong nước dư, được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho CO dư đi qua. nung nóng, được chất rắn E. Cho E tác dụng với dd NaOH dư, thấy 1 phần bị hoà tan, còn lại chất rắn G. Hoà tan G vào lượng dư dd H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với KMnO4 . Viết pthh xảy ra Mức độ nâng cao Câu 1: Một hỗn hợp X gồm kim loại M ( M có hoá trị II và III ) và oxit MxOy của kim loại đó. Khối lượng hỗn hợp X là 27,2 gam. Khi cho X tác dụng với 0,8 lít HCl 2M thì hỗn hợp X tan hết cho dung dịch A và 4,48 lít khí (đktc). Để trung hoà lượng axit dư trong dung dịch A cần 0,6 lít dung dịch NaOH 1M. Xác định M, MxOy Biết răng trong 2 chất này có mọt chất có số mol bằng 2 lần số mol chất kia Câu 2: (Trích đề chuyên vào 10 Sở HN 2018) Hoà tan hết 5,34 gam hỗn hợp X gồm Zn và Mg trong 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,4M và H2SO4 0,08M, thu được dung dịch Y và khí H2. Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,43 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác, nếu cho từ từ đến hết V ml dung dịch chứa hh KOH 0,4M và Ba(OH)2 0,05M vào dung dịch Y thì thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m