Hóa học 9 - Bài tập phần: Axit tác dụng với bazơ
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 9 - Bài tập phần: Axit tác dụng với bazơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- hoa_hoc_9_bai_tap_phan_axit_tac_dung_voi_bazo.pdf
Nội dung text: Hóa học 9 - Bài tập phần: Axit tác dụng với bazơ
- AXIT TÁC DỤNG VỚI BAZƠ Câu 1: Cho 1 gam NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1 gam HNO3. Dung dịch sau phản ứng có môi trường A. trung tính. B. bazơ. C. axit. D. lưỡng tính. Câu 2: Cho 25 ml dung dịch NaOH 8M tác dụng với 50 ml dung dịch HCl 6M. Dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh. C. mất màu. D. không đổi màu. Câu 3: Cho dung dịch chứa 20 gam NaOH vào dung dịch chứa 36,5 gam HCl, nếu thử môi trường sau phản ứng thì giấy quỳ tím sẽ A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh. C. mất màu. D. không đổi màu. Câu 4: Cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào 300 ml dung dịch NaOH 0,5M. Dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh. C. mất màu. D. không đổi màu. Câu 5: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng: A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Làm quỳ tím hoá đỏ. C. Phản ứng được với magie giải phóng khí hiđro. D. Không làm đổi màu quỳ tím. Câu 6: Nếu rót 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch H2SO4 1M thì dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ: A. Làm quỳ tím chuyển đỏ. B. Làm quỳ tím chuyển xanh. C. Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển đỏ. D. Không làm thay đổi màu quỳ tím. Câu 7: Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng 200 gam dung dịch NaOH 10%. Dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh. C. mất màu. D. không đổi màu. Câu 8: Giấy quỳ tím chuyển màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ: A. 1 mol H2 SO4 và 1,7 mol NaOH. B. 1 mol HCl và 1 mol KOH. C. 1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl. D. 0,5 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH. Câu 9: Để trung hoà 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là bao nhiêu? A. 0,5 lít. B. 0,4 lít. C. 0,3 lít. D. 0,6 lít. Câu 10: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là A. 0,3. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,1. Câu 11: Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là A. 1,0M. B. 0,25M. C. 0,5M. D. 0,75M. Câu 12: Cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 3M để trung hòa hết 300 ml dung dịch HCl 2M. Nồng độ mol của dung dịch muối tạo thành là A. 1,2M. B. 0,75M. C. 0,5M. D. 0,2M. Câu 13: Cho 4 gam NaOH tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được x gam muối ăn. Giá trị của x là A. 5,85. B. 58,5. C. 585 D. 0,585. Câu 14: Trung hoà 100 ml dung dịch H2SO4 1M bằng V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là : A. 50. B. 200. C. 300. D. 400.
- Câu 15: Khi cho 500 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 2M tạo thành muối trung hòa. Thể tích dung dịch H2SO4 2M là A. 250 ml. B. 400 ml. C. 500 ml. D. 125 ml. Câu 16: Trung hoà 200 gam dung dịch HCl 3,65% bằng dung dịch KOH 1M. Thể tích dung dịch KOH cần dùng là A. 100 ml. B. 300 ml. C. 400 ml. D. 200 ml. Câu 17: Trung hòa 200 ml dung dịch KOH 0,5M bằng 200 gam dung dịch HCl a%. Giá trị của a là: A. 1,825. B. 3,650. C. 18,25. D. 36,50. Câu 18: Trung hòa 200 gam dung dịch NaOH 10% bằng dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng dung dịch HCl cần dùng là: A. 200 gam. B. 300 gam. C. 400 gam. D. 500 gam. Câu 19: Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là: A. 100 gam. B. 80 gam. C. 90 gam. D. 150 gam. Câu 20: Để trung hòa 112 gam dung dịch KOH 25% thì cần dùng bao nhiêu gam dung dịch axit sunfuric 4,9%? : A. 400 gam. B. 500 gam. C. 420 gam. D. 570 gam. Câu 21: Để trung hòa 11,2 gam dung dịch KOH 20% thì cần lấy bao nhiêu gam dung dịch axit sunfuric 35%? : A. 5,6 gam. B. 9 gam. C. 4,6 gam. D. 7 gam. Câu 22: Để trung hòa 250 gam dung dịch axit sunfuric 12,25% thì khối lượng NaOH cần dùng là : A. 17,5 gam. B. 20 gam. C. 12,5 gam. D. 25 gam. Câu 23: Trung hòa 500 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch KOH 25%. Khối lượng dung dịch KOH cần dùng là: A. 224 gam. B. 112 gam. C. 264 gam. D. 150 gam. Câu 24: Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là: A. 100 gam. B. 80 gam. C. 90 gam. D. 150 gam. Câu 25: Trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 1M bằng dung dịch H2SO4 10%. Khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng là : A. 98 gam. B. 89 gam. C. 9,8 gam. D. 8,9 gam. Câu 26: Phải dùng bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 2,5M để trung hòa hết 160 ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,5 g/ml): A. 0,4 lít. B. 0,3 lít. C. 0,2 lít. D. 0,1 lít. Câu 27: Để trung hòa hết 700 ml dung dịch H2SO4 0,5M, thể tích dung dịch KOH 12% (D = 1,15 g/ml) cần dùng là: A. 248 ml. B. 284 ml. C. 150 ml. D. 250 ml. Câu 28: Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,5M tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 1M. Muốn phản ứng trung hòa hoàn toàn thì phải thêm dung dịch NaOH 0,5M hay HCl 1M với thể tích là bao nhiêu (trong các giá trị sau)? A. 200 ml dung dịch NaOH 0,5M. B. 350 ml dung dịch HCl 1M. C. 400 ml dung dịch HCl 1M. D. 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Câu 29: Hòa tan 12 gam SO3 vào nước dư, được dung dịch X. Để trung hòa hết dung dịch X cần dùng: A. 12 gam NaOH. B. 6 gam NaOH. C. 14,7 gam NaOH. D. 10 gam NaOH. Câu 30: Cho 0,15 mol Na2O tác dụng với nước, thu được 200 ml dung dịch NaOH. Phải dùng bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 0,9M để trung hòa 150 ml dung dịch NaOH ở trên? A. 120 ml. B. 125 ml. C. 135 ml. D. 75 ml. Câu 31: Hòa tan hết 4,6 gam Na vào H2O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để phản ứng hết với dung dịch X là A. 100 ml. B. 200 ml. C. 300 ml. D. 400 ml. Câu 32: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là A. 17,645 gam. B. 16,475 gam. C. 17,475 gam. D. 18,645 gam. Câu 33: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,8M. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 23,30 gam. B. 18,64 gam. C. 1,86 gam. D. 2,33 gam. Câu 34: Trộn 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,04M với 150 ml dung dịch HCl 0,06M, thu được 200 ml dung dịch X. Nồng độ mol của muối BaCl2 trong dung dịch X là A. 005M. B. 0,01M. C. 0,17M. D. 0,08M.