Hóa học 10 - Xác định công thức phân tử hợp chất vô cơ
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 10 - Xác định công thức phân tử hợp chất vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- hoa_hoc_10_xac_dinh_cong_thuc_phan_tu_hop_chat_vo_co.docx
Nội dung text: Hóa học 10 - Xác định công thức phân tử hợp chất vô cơ
- XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT VÔ CƠ Posted on Tháng Ba 29, 2008 by Phan Vinh 1. Dựa vào phương trình phản ứng và quan hệ giữa số mol các chất Bài 1: Hoà tan 33,8 gam oleum H2SO4. nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư BaCl2 thấy có 93,2 gam kết tủa. Công thức đúng của oleum ? giải: H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4 (1) 0,4/(n+1) ←—————0,4(mol) H2SO4 + BaCl2 →BaSO4 + 2HCl (2) 0,4 (mol) ←——0,4(mol) Số mol BaSO4: 93,2/233 = 0,4 ( mol) Từ pt(2) => số mol H2SO4 = số mol BaSO4 =0,4 (mol) Từ pt (1) => số mol H2SO4.nSO3 = 0,4/(n+1) Ta có: số mol H2SO4. nSO3 = 0,4/(n+1) = 33,8/(98+80n) giải phương trình => n=3 Bài 2: Nung 25 gam tinh thể CuSO4. xH2O ( màu xanh) tời khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn màu trắng CuSO4 khan. Xác định giá trị của x? Giải: CuSO4.xH2O → CuSO4 + xH2O 0,1(mol)→0,1x (mol) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: khối lượng H2O = khối lượng CuSO4.xH2O – khối lượng CuSO4 = 25-16 = 9 (gam) Số mol H2O = 9/18 = 0,5 (mol) Số mol CuSO4 = 16/160 = 0,1 (mol) Ta có: 0,1x=0,5 => x=5 Bài 3: Cho dung dịch HCl đặc dư tác dụng với 100 ml dung dịchmuối KClOx 0,2M thu được 1,344 lit khí Cl2 (đkc). Công thức phân tử của muối là A. KClO. B. KClO2. C. KClO3. D. KClO4. Giải: KClOx + 2xHCl → KCl + xCl2 + xH2O (1) Số mol KClOx = 0,1*0,2 = 0,02 (mol) Số mol Cl2 = 1,344/22,4 = 0,06 (mol) Theo phương trình (1) => 0,02 x = 0,06 => x=3 Vậy công thức phân tử của muối là KClO3 Bài 4: Hoà tan 9,2 (g) hợp chất MX2 vào nước được dung dịch Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau, thêm một lượng dư dd AgNO 3 vàophần 1 được 9,4(g) kết tủa. Thêm dd Na 2CO3 dư vào phần 2 được 2,1(g) kết tủa . MX2 là A. ZnCl2. B. ZnBr2. C. MgBr2.
- D. FeCl2. 2. Dựa vào khối lượng hoặc % khối lượng của từng nguyên tố Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất A thu được 2,24 lit khí SO2 (đkc) và 1,8 gam H2O.Xác định công thức phân tử của hợp chất A? Giải: Đốt cháy A thu được SO2 và H2O => A có chứa nguyên tố S, H; có hoặc không có Oxi Ta có: Số mol SO2 = 2,24/22,4 = 0,1 (mol) => Số mol S = Số mol SO2 = 0,1 (mol) => Khối lượng S = 0,1*32 = 3,2 (g) Số mol H2O = 1,8/18 = 0,1 (mol) => Số mol H = 2 số mol H2O = 0,2 (mol) => Khối lượng H = 0,2*1 = 0,2 (g) Ta có: mS + mH = 3,2 + 0,2 = 3,4 (g) = mA Vậy A không có chứa Oxi Gọi công thức A là: HxSy x : y = nH : nS = 0,2 : 0,1 = 2: 1 Vậy công thức A là H2S Bài 2: Cho hàm lượng của Fe trong oxit sắt là 70%. Xác định công thức oxit sắt? giải: %O = 100 – % Fe = 30 % Gọi công thức oxit sắt là: FexOy Vậy công thức oxit sắt là; Fe2O3 Bài 3: Đốt cháy 16,8 gam bột sắt dùng hết 4,48 lit O2 (đkc) tạo thành 1 oxit sắt. Xác định công thức của oxit sắt?
- Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam hợp chất A thu được 1,08 gam H2O và 1,344 lit SO2 (đkc). Xác định công thức phân tử của hợp chất A? 0 Bài 5: Khử hoàn toàn 8 gam FexOy bằng H2 (t ) thu được 2,7 gam nước. CT của oxit sắt là A. FeO. B. Fe2O4. C. Fe2O3. D. Fe3O4. Bài 6: Hoà tan hoàn toàn m (g) FexOy bằng dd H2SO4 đặc nóng thu được 2,24lit SO2 (đktc). Phần dd chứa 120(g) một loại muối sắt duy nhất. Công thức oxit sắt và khối lượng m là: A. Fe3O4; m=23,2(g). B. Fe2O3, m= 32(g). C. FeO; m=7,2(g). D. Fe3O4; m= 46,4(g). Bài 7: Một hợp chất có thành phần theo khối lượng: 35,97% S; 62,92% O; 1,13% H. Hợp chất này có công thức hoá học là A. H2SO3. B. H2SO4. C. H2S2O7. D. H2S2O8.