Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 15 - Bài 4: Hai người bạn - Năm học 2022-2023

docx 12 trang binhdn2 23/12/2022 5380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 15 - Bài 4: Hai người bạn - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_15_bai.docx

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 15 - Bài 4: Hai người bạn - Năm học 2022-2023

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 4: HAI NGƯỜI BẠN (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Xếp các tiếng cho trước thành cụm từ và chia sẻ suy nghĩ về cụm từ xếp được; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiểu được nội dung bài đọc: Tình bạn thời thơ ấu và những kỉ niệm rất đẹp giữa hai người bạn hàng xóm. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm hiểu, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến bạn bè. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự suy nghĩ tìm tòi. - Phẩm chất trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, biết giúp đỡ bạn trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Sách học sinh, Sách giáo viên, Vở bài tập + Bài Powerpoint + Tranh ảnh HS cùng nhau tham gia các hoạt động, chơi trò chơi - HS: Sách học sinh, Vở bài tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động:
  2. 2 a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức xếp - HS chơi trò chơi Tiếp sức các tiếng cho trước bạn, học, thầy thành cụm từ. xếp các tiếng thành cụm từ Học thầy, học bạn Học bạn, học thầy - GV nhận xét. - HS lắng nghe - GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ về câu xếp - HS chia sẻ suy nghĩa về câu được. xếp được: Ngoài việc học hỏi từ thầy cô giáo, các em còn cần học hỏi kiến thức, điều hay, lẽ phải từ bạn bè. - GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát - HS quan sát tranh phỏng tranh minh hoạ để phỏng đoán nội dung bài học. đoán nội dung bài đọc. - GV giới thiệu bài, ghi tựa bài: Trong tranh vẽ - HS lắng nghe, nhắc lại tựa hai bạn nhỏ đang đọc sách dưới gốc cây. Vậy hai bài. bạn nhỏ này là gì của nhau? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đọc ngày hôm nay “Hai người bạn” B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: B.1 Hoạt động Đọc 1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: giọng đọc toàn - HS lắng nghe và đọc thầm bài thong thả, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ theo. chỉ hoạt động của người và chỉ vẻ đẹp, sự thay đổi của cảnh, - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ - HS lắng nghe và luyện đọc khó: chập choạng, chăm chí, xào xạc, chậm rì, từ khó.
  3. 3 vẩn vơ, - GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ ở một số câu dài: - HS dùng bút chì đánh dấu Tôi bê cả chồng sách ra vườn/ và chúng tôi nằm ngắt nghỉ hơi. lăn trên bãi cỏ,/ mỗi đứa một cuốn sách trong tay, /say mê đọc đến khi những dòng chữ nhoè đi / trong bóng chiều chập choạng. // Nó đọc chậm rì / nhưng lần nào tôi cũng kiên nhẫn chờ nó đọc xong / để cùng lật sang trang mới.// - GV gọi HS đọc lại câu dài. - HS luyện đọc câu dài. b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu kết hợp - HS đọc nối tiếp câu kết hợp giải nghĩa từ: giải nghĩa từ. + chập choạng: chiều tối, mờ mờ tối + kiên nhẫn: không nản lòng. + vẩn vơ: ở trạng thái suy nghĩ mà không biết mình muốn gì? c. Luyện đọc đoạn - Bài này có thể chia thành mấy đoạn? - 4 đoạn. - GV nhận xét, chốt lại: Bài này chia thành 4 - HS lắng nghe. đoạn + Đoạn 1: Từ đầu sang nhà tôi chơi. + Đoạn 2: Tôi bê cả chồng sách đuổi nhau trên cỏ. + Đoạn 3: Cũng có khi lật sang trang mới. + Đoạn 4: Trong khi chờ đợi lung linh hơn. - GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn. - HS luyện đọc đoạn. d. Luyện đọc cả bài: - GV yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài. - 1-2 HS đọc cả bài. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc trên cơ sở trả lời các câu hỏi đọc hiểu. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài và thảo luận - HS đọc thầm lại bài và trả lời nhóm đôi trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trong Sách câu hỏi: học sinh trang 115: + Câu 1: Tìm từ ngữ, câu văn cho thấy hai bạn + Tôi và Hồng Hoa ngày càng rất thân nhau. thân nhau hơn. + Câu 2: Những câu văn nào cho thấy hai bạn + Tôi bê cả chồng sách ra rất chăm chú đọc sách? vườn và chúng tôi nằm lăn trên bãi cỏ,mỗi đứa một cuốn sách trong tay, say mê đọc đến khi những dòng chữ nhoè đi trong bóng chiều chập choạng. Những lúc đó, mải
  4. 4 chăm chú vào trang sách, không ai nói với ai một lời nào. Chỉ có tiếng lá xào xạc đuổi nhau trên cỏ. Cũng có khi tôi và Hồng Hoa chụm đầu vào đọc chung một quyển sách. Nó đọc chậm rì nhưng lần nào tôi cũng kiên nhẫn chờ nó đọc xong để cùng lật sang trang mới. + Câu 3: Trong vườn, bạn nhỏ nhìn thấy những + Trong khi chờ đợi, tôi ngả hình ảnh, nghe thấy những âm thanh gì? đầu trên cỏ, vổn vơ nhìn những con chim sâu nhỏ hơn nắm tay vừa thoăn thoắt chuyển cành vừa kêu lích chích. Đôi khi tôi lại thích thú ngắm nhìn những tia nắng nhấp nháy trên vòm lá. + Câu 4: Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì + Gợi ý: Thích hình ảnh chụm sao? đầu vào đọc chung một quyển sách vì thể hiện tình bạn đẹp giữa hai người. + Câu 5: Hai bạn nhỏ có gì đáng khen? + Hai bạn nhỏ đáng khen vì biết bảo ban, nhường nhịn cùng làm những việc có ích. - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. - HS nêu nội dung bài đọc: Tình bạn thời thơ ấu và những kỉ niệm rất đẹp giữa hai người bạn hàng xóm. 3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (5 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ - HS xác định giọng đọc toàn sở hiểu nội dung văn bản. Từ đó bước đầu xác bài và một số từ ngữ cần nhấn định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ giọng. cần nhấn giọng. - GV đọc lại đoạn từ Tôi bê cả chồng sách lật - HS lắng nghe. sang trang mới. - GV yêu cầu HS luyện đọc lại đoạn từ Tôi bê cả - HS đọc lại. chồng sách lật sang trang mới trong nhóm đôi. - GV tổ chức cho HS thi đọc trước lớp. - HS thi đọc.
  5. 5 - GV gọi HS nhận xét. - HS nhận xét và chọn nhóm đọc hay nhất. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. * Hoạt động nối tiếp: a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV gọi HS đọc toàn bài. - 1 -2 HS đọc lại toàn bài. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 4: HAI NGƯỜI BẠN (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Nói được về những hoạt động hoặc trò chơi em thường tham gia cùng bạn và chia sẻ cảm xúc khi cùng bạn tham gia hoạt đọng hoặc chơi trò chơi. - Nghe – kể được câu chuyện Những người bạn dựa vào sơ đồ đường đi. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm hiểu, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến bạn bè. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự suy nghĩ tìm tòi.
  6. 6 - Phẩm chất trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, biết giúp đỡ bạn trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Sách học sinh, Sách giáo viên, Vở bài tập + Bài Powerpoint + Tranh ảnh, video kể chuyện Những người bạn dựa vào sơ đồ đuòng đi. - HS: Sách học sinh, Vở bài tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV cho HS hát một bài hát. - HS hát. - GV giới thiệu bài. - HS lắng nghe. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: B.4 Hoạt động Nói và nghe 1. Hoạt động 1: Nói về những hoạt động hoặc trò chơi em thường tham gia cùng bạn. a. Mục tiêu: Nói được về những hoạt động hoặc trò chơi em thường tham gia cùng bạn và chia sẻ cảm xúc khi cùng bạn tham gia hoạt đọng hoặc chơi trò chơi. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu BT - HS đọc và xác định yêu cầu BT. - GV yêu cầu HS thực hiện BT theo nhóm đôi nói - HS thực hiện BT theo nhóm về những hoạt động hoặc trò chơi em thường đôi nói về những hoạt động tham gia cùng bạn, chia sẻ cảm xúc của em khi hoặc trò chơi em thường tham cùng bạn hoạt động hoặc chơi trò chơi. gia cùng bạn, chia sẻ cảm xúc của em khi cùng bạn hoạt động hoặc chơi trò chơi. - Yêu cầu một số nhóm HS nói trước lớp. - HS nói trước lớp. - GV yêu cầu HS nhận xét. - HS nhận xét. - GV nhận xét, khuyến khích HS nói và đáp lời - HS lắng nghe. khen theo nhiều cách khác nhau.
  7. 7 2. Hoạt động 2: Nói và nghe (15 phút) a. Mục tiêu: Nghe – kể được câu chuyện Những người bạn dựa vào sơ đồ đường đi. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên truyện - HS quan sát tranh, đọc tên và phán đoán nội dung câu chuyện. truyện và phán đoán nội dung câu chuyện. - GV kể chuyện lần thứ nhất để kiểm tra phán - HS nghe GV kể chuyện lần đoán. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích thứ nhất để kiểm tra phán sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập đoán. trung sự chú ý của HS: + Công chúa quyết định lên đường đi đâu? + Trên đường đi, công chúa đã gặp những ai? + Cuối cùng, những ai trở thành bạn của công chúa? - GV kể chuyện lần hai, yêu cầu HS kết hợp quan - HS nghe GV kể chuyện lần thứ hai kết hợp quan sát từng sát sơ đồ đường đi để ghi nhớ nội dung từng đoạn tranh minh họa để ghi nhớ nội câu chuyện. dung từng đoạn câu chuyện. * Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ, nghe GV hướng - HS quan sát tranh và câu hỏi dẫn kể đoạn thứ nhất dựa vào một số câu hỏi gợi gợi ý để kể từng đoạn câu ý: chuyện trong nhóm nhỏ. + Chuyện diễn ra khi nào? Ở đâu? + Đoạn 1 có những nhân vật nào?
  8. 8 + Chuyện gì xảy ra với nhân vật đó? - GV gọi 1 – 2 HS kể đoạn 1 trước lớp. - HS quan sát sơ đồ, nghe GV hướng dẫn kể các đoạn tiếp theo dựa vào một số câu hỏi gợi ý: + Trên đường đi, công chúa gặp những ai? + Theo em, mỗi nhân vật nói gì với công chúa? + Công chúa đáp lại thế nào? - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ và kết hợp các - HS quan sát sơ đồ và kết hợp câu hỏi gợi ý để kể lại nối tiếp từng đoạn câu các câu hỏi gợi ý để kể lại nối chuyện trong nhóm 3. (GV hướng dẫn HS sử tiếp từng đoạn câu chuyện dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các trong nhóm 3. nhân vật.) - 1 -2 nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện - Các nhóm HS kể nối tiếp trước lớp. từng đoạn câu chuyện trước lớp. - GV gọi HS nhận xét. - Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe. - GV nhận xét phần kể chuyện. - HS lắng nghe GV nhận xét. * Kể toàn bộ câu chuyện - GV yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong - HS kể toàn bộ câu chuyện nhóm đôi. trong nhóm đôi. - GV mời một số HS kể toàn bộ câu chuyện trước - Một số HS kể toàn bộ câu lớp. chuyện trước lớp. - GV và HS nhận xét phần kể chuyện. - HS nhận xét và lắng nghe nhận xét của GV. - GV yêu cầu HS nói về nhân vật em thích và - HS nói về nhân vật em thích giải thích lí do. và giải thích lí do. * Tưởng tượng để kể thêm phần kết của câu chuyện
  9. 9 - GV gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS tưởng tượng, kể thêm phần - HS tưởng tượng, kể thêm kết của câu chuyện: phần kết của câu chuyện + Hoạt động trong tranh diễn ra khi nào? Ở đâu? + Công chúa và các bạn đang làm gì? - GV yêu cầu HS kể trong nhóm đôi. - HS kể trong nhóm đôi. - Gọi 1 – 2 HS kể trước lớp. - 1 – 2 HS kể trước lớp. - GV và HS nhận xét phần kể chuyện. - HS nhận xét bạn và lắng nghe GV nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV gọi HS nêu nội dung câu chuyện. - HS nêu nội dung câu chuyện. - GV nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. - Chuẩn bị bài tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 4: HAI NGƯỜI BẠN (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Viết được bức thư ngắn gửi tới một người bạn để hỏi thăm và kể về việc học của em. - Nói được câu về một người bạn của em dựa vào từ ngữ gợi ý. 2. Năng lực chung.
  10. 10 - Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm hiểu, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến bạn bè. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự suy nghĩ tìm tòi. - Phẩm chất trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, biết giúp đỡ bạn trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Sách học sinh, Sách giáo viên, Vở bài tập + Bài Powerpoint + Vòng xoay Hoa tình bạn để chơi trò chơi vận dụng. - HS: + Sách học sinh, Vở bài tập. + Vòng xoay Hoa tình bạn để chơi trò chơi vận dụng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày một bức - HS nhắc lại cách trình bày thư. một bức thư. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: B.5 Hoạt động Viết sáng tạo a. Mục tiêu: Viết được bức thư ngắn gửi tới một người bạn để hỏi thăm và kể về việc học của em. b. Phương pháp, hình thức tổ chức
  11. 11 - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu BT. - HS đọc và xác định yêu cầu BT. - GV yêu cầu HS quan sát một bức thư viết tay. - HS quan sát bức thư. - GV yêu cầu HS trao đổi nói về cách trình bày - HS trao đổi về cách trình bày các phần trong một bức thư. các phần trong một bức thư. - HS nhận xét. - GV gọi HS nhận xét. - HS lắng nghe. - GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu BT2. BT2. - HS viết thư vào VBT. - GV yêu cầu HS viết thư vào VBT. - HS trưng bày bức thư của - GV yêu cầu HS trưng bày bức thư theo kĩ thuật mình. Phòng tranh để chia sẻ bài làm trong nhóm nhỏ. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. C. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: Nói được câu về một người bạn của em dựa vào từ ngữ gợi ý. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu BT. - HS đọc và xác định yêu cầu BT. - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi Hoa tình bạn. - HS lắng nghe và tiến hành HS xoay Hoa tình bạn để tìm từ ngữ gợi ý. Có xoay Hoa tình bạn theo hướng thể chọn 1 – 2 Hs chơi trước lớp. dẫn của GV. + Em xoay được những từ ngữ nào? + Em nói về bạn nào? + Em muốn nói gì về bạn đó? - GV hướng dẫn HS phát triển ý (Ví dụ: Giới - HS lắng nghe và phát triển ý thiệu tên bạn Ý nghĩa của tên Suy nghĩ của của bản thân. em về tên bạn, ) - GV yêu cầu HS chơi và nói trong nhóm nhỏ 2 – - HS tiến hành chơi và nói 3 câu về một người bạn của em dựa vào từ ngữ trong nhóm nhỏ về một người xoay được. bạn dựa vào từ ngữ xoay được. - GV gọi một vài HS nói trước lớp. - Một vài HS nói trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá về hoạt động vận dụng. - HS lắng nghe.
  12. 12 * Hoạt động nối tiếp: a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV nhận xét một số bài viết thư của HS. - HS lắng nghe. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò chuẩn bị bài cho tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: