Đề cương ôn tập Cuối học kì 1 môn Toán Lớp 3 - Năm học 2021-2022

doc 5 trang Hùng Thuận 25/05/2022 4181
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Cuối học kì 1 môn Toán Lớp 3 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_1_mon_toan_lop_3_nam_hoc_2021_20.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Cuối học kì 1 môn Toán Lớp 3 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I – LỚP 3 NĂM HỌC: 2021 - 2022 – MÔN TOÁN I. Lý thuyết: - Ôn tập các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000 - Nhân, chia số có ba chữ số cho ( với) số có một chữ số - Góc vuông, góc không vuông. - Tìm một phần mấy của một số. - Gấp một số lên nhiều lần. - So sánh số lớn gấp mấy lần số bé. - Giải toán có lời văn bằng hai phép tính các dạng đó học - Tìm các thành phần chưa biết - Đổi đơn vị đo độ dài. - Tính giá trị của biểu thức II, Bài tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính: 327 + 259 527 + 273 873 – 468 664 – 348 407 x 2 215 x 4 977 : 3 676 : 8 Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống: Số lớn Số bé Số lớn gấp mấy lần số bé Số bé bằng một phần mấy số lớn 6 2 15 3 56 8 Bài 3: Tìm X X x 3 = 432 x : 5 = 141 5 x x = 375 852 : x = 6 Bài 4: Tính giá trị mỗi biểu thức sau: 945 – 537 + 218 = 876 : 6 x 4 = . 279 + 712 – 848 = . = = . = 719 – 93 x 6 = 321 – 999 : 9 = . 415 + 97 x 2 = . = = . = . 3 x (136 + 163) = 612 : (453 – 447) = 872 + (999 – 877) = = = . = Bài 5: Số? 1km = m 6 m = dm 7dm = cm 4m3dm = dm 8dm7cm = cm 7hm = . m 4 m = . cm 8dm = . cm 5m4cm = cm 6dm8mm = mm 5dam = m 9m = . Mm 6cm = . mm 9m7cm = cm 7cm6mm = mm
  2. Bài 6: a, Quyển sách toán của em hình gì? Có mấy góc vuông? b, Viên gạch men có mấy góc vuông? 1 Bài 7: Một cửa hàng có 49 bút máy, đã bán số bút máy đó. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu chiếc bút 7 máy? Tóm tắt Bài giải Bài 8: Một cửa hàngcó 900kg gạo. Buổi sáng bán được 250kg, buổi chiều bán được 187kg. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Tóm tắt Bài giải Bài 9: Có 4 thùng, mỗi thùng chứa 145l dầu, người ta đã lấy đi 285l dầu từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu? Tóm tắt Bài giải Bài 10: Mẹ hái được 65 quả bưởi, chị hái được 75 quả bưởi. Số bưởi của cả mẹ và chị xếp đều vào 7 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu quả bưởi ? Tóm tắt Bài giải . Bài 11: Ngăn trên có 6 con thỏ, ngăn dưới có 24 con thỏ. Hỏi số con thỏ ở ngăn trên bằng một phần mấy số con thỏ ở ngăn dưới? Tóm tắt Bài giải . Bài 12: Năm nay con 7 tuổi, tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con. Hỏi mẹ hơn con bao nhiêu tuổi? Tóm tắt Bài giải
  3. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I – LỚP 3 NĂM HỌC: 2021 - 2022 – MÔN TIẾNG VIỆT II. Lý thuyết: 1 . Tập đọc: Đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 16. 2. Luyện từ và câu - Mẫu câu Ai - là gì?, Ai - làm gì? Ai - thế nào? - Dấu chấm, dấu phẩy. -Từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm, so sánh III. Bài tập: Bài 1: Ghi lại những hình ảnh được so sánh với nhau trong các câu văn sau: a. Từ trên cao nhìn xuống con sông như dải lụa đào vắt ngang qua cánh đồng lúa chín vàng. . b. Con đường mòn ánh lên như dải lụa trắng ngoằn ngoèo bám vào lưng núi. c. Quả cọ mặt trời có hình thù như một con nhím xù lông. . Bài 2: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong từng câu dưới đây để tạo thành câu có hình ảnh so sánh: a/ Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lững giữa trời như b/ Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn chảy như c/ Những giọt sương sớm long lanh như d/ Tiếng ve đồng loạt cất lên như e/ Mảnh trăng non đầu tháng như g/ Tán cây bàng xoè to như Bài 3: Viết tiếp từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm trả lời cho câu hỏi Ai hoặc làm gì? a. Lớp 3A và lớp 3B b. vẽ rất đẹp. c. .dạy em tập viết. d. Trên cành cây, đàn chim Bài 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a. Hoa nở trắng cành. b. Em là học sinh lớp ba. c. Chúng tôi thi vẽ tranh cấp trường. Bài 5: Đọc các câu sau rồi điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm: a. Đường mềm như dải lụa Uốn mình dưới cây xanh. b. Buổi sáng, nước biển trong xanh như màu mảnh chai. c. Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt. Sự vật 1 Đặc điểm so sánh Từ so sánh Sự vật 2 .
  4. Bài 6: Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Mỗi cây có một đời sống riêng một tiếng nói riêng. Cây lan cây huệ cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa. Cây mơ cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu cây bí nói chuyện bằng quả. Cây khoai cây rong nói bằng củ bằng rễ. Phải yêu vườn như Loan mới hiểu được lời nói của các loài cây. Bài 7: Gạch chân dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau: Hoa cà tim tím Hoa vừng nho nhỏ Hoa mướp vàng vàng Hoa đỗ xinh xinh Hoa lựu chói chang Hoa mận trắng tinh Đỏ như đốm lửa. Rung rinh trước gió. Bài 8: Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau: Hai chú chim con hé mỏ kêu chíp chíp đòi ăn. Hai anh em tôi đi bắt sâu non, cào cào, châu chấu về cho chim ăn. Hậu pha nước đường cho chim uống. Đôi chim lớn thật nhanh. Chúng tập bay, tập nhảy, quanh quẩn bên Hậu như những đứa con bám theo mẹ. Bài 9: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào mỗi ô trống trong đoạn văn dưới đây: Mùa hạ đến tôi nhận ra mùa hạ bằng cái nắng oi nồng khó chịu cái nắng như vàng hơn nhiều hơn và kéo dài hơn trên những tán cây lũ ve sầu đang đua nhau kêu ra rả trong sân trường im ắng hoa phượng bỗng rộ lên một màu đỏ chói chang. 3. Tập làm văn Đề 1 :Hãy viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nói về quê hương em. Gợi ý: - Quê hương em ở đâu? - Cảnh vật quê hương em như thế nào? - Em thích nhất cảnh vật nào ở quê em, vì sao? - Tình cảm của em với quê hương thế nào? Em mong muốn làm điều gì cho quê mình? . Đề 2 : Hãy viết một bức thư ngắn ( Khoảng 10 câu) cho bạn, để làm quen và thi đua học tốt .
  5. MÔN : ĐẠO ĐỨC 1. Tích cực tham gia việc trường, việc lớp 2. Chia sẻ vui buồn cùng bạn 3. Biết ơn thương binh, liệt sĩ MÔN : TNXH 1. Các thế hệ trong một gia đình. Họ nội, họ ngoại. 2. Một số hoạt động ở trường. 3. Hoạt động thong tin lien lạc. 4. Hoạt động nông nghệp MÔN: THỦ CÔNG 1. Cắt dán chữ: V, H, U , I 2. Cắt dán chữ VUI VẺ