Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 26: Danh từ

doc 6 trang hoaithuong97 8380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 26: Danh từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_tiet_26_danh_tu.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 26: Danh từ

  1. Ngày soạn:19/10/2020 Ngày giảng: 6A, 6B 20/10/2020 Tiết 26 DANH TỪ (- Danh từ trang 86 - Danh từ trang 108) (tiếp theo) I. Mục tiêu dạy học: 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu - Khái niệm danh từ. + Nghĩa khái quát của danh từ. + Đặc điểmngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp) - Các loại danh từ. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng + Biết phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. +Nhận biết danh từ trong văn bản. + Sử dụng danh từ để đặt câu. 3. Thái độ: Tự hào về sự phong phú của từ loại danh từ trong tiếng Việt. 4. Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác, tiếp nhận, tạo lập văn bản. II.Phương án đánh giá: - Các hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, đánh gía bằng nhận xét, đánh giá bằng cho điểm. - Thời điểm đánh giá: trước, trong bài giảng và sau bài giảng. III. Chuẩn bị của GV và HS. 1. GV: Sgk, sgv + KHDH 2. HS: Soạn văn, đọc trước bài III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ?Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau: a. Anh ấy là người rất kiên cố. b. Thầy giáo đã truyền tụng cho chúng em rất nhiều kiến thức. 3. Bài mới: *Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp. - Thời gian: 2 phút GV giới thiệu bài: Ở Tiểu học các em đã được tìm hiểu về danh từ, động từ và lên chương trình lớp 6 chúng ta lại có dịp được hiểu thêm về các từ loại này. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đó là bài Danh từ. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
  2. *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức bài học - Mục tiêu: HS hiểu khái niệm danh từ: Nghĩa khái quát của danh từ. Đăc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp). - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, phân tích ngữ liệu, quy nạp - Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật động não - Thời gian: 10’ GV cho hs đọc lại khái niệm danh từ, đặc điểm I. Danh từ của danh từ, các loại danh từ *Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập - Phương pháp: khái quát hoá, hệ thống hoá. - Thời gian: 14 phút - Bài tập 2, 3 trong SGk. Liệt kê các Bài tập1: (tr87) loại từ: Bàn, ghế, nhà, cửa, sách, vở - Chuyên đứng trước Dt chỉ người: Hs đặt câu Gv sửa ông, bà, cô, bác, chú, dì, cháu, ngài, Bài tập 2: (tr87) vị, viên a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: - Chuyên đứng trước DT chỉ đồ vật: Ngài, viên, người, em Cái, bức, tấm, chiếc, quyển, pho, bộ, b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: Liệt kê các DT:- Chỉ đơn vị qui ước quyển, quả, tờ, chiếu, cây chín xác: mét, gam, lít, héc ta, hải lí, Bài tập 3 (tr87) dặm, kilôgam a) gam, kilogam, tạ, tấn - Chỉ đơn vị qui ước, ước phỏng: b) bó, vốc, gang, đoạn, nắm nắm, mớ, đàn, thúng Bài tập 4: (tr87) ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG Viết đúng các chữ s, d và các vần uông, ương Bài tập 5: (tr87) - Chỉ đơn vị: Em, que, con, bức - Chỉ sự vật: Mã Lương, cha mẹ, củi, cỏ, chim Bài tập 6(Sgk/tr109): Xác định danh từ HS: Đọc và chỉ rõ yêu cầu bài tập 1. chung, danh từ riêng: (Thảo luận nhóm 2 phút) *Danh từ chung: Ngày xưa, miền, đất, bây Đại diện nhóm trình bày ý kiến, bổ giờ, nước, vị, thần, nòi, rồng, con trai, tên sung. *Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long GV: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm. Nữ, Lạc Long Quân. Bài tập 7 (Sgk/tr109): HS: Đọc và chỉ rõ yêu cầu bài tập 2. - Các từ in đậm: Chim, Mây, Nước, Hoa,
  3. HS suy nghĩ độc lập, dành quyền trả Hoạ Mi, Út, Cháy đều là những danh từ lời. riêng. - Vì chúng được dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt, duy nhất mà không phải dùng để gọi chung một loại sự vật. GV: Đọc và chỉ rõ yêu cầu bài tập 3. Bài tập 8 (Sgk/tr110): Viết lại các danh từ HS: suy nghĩ độc lập tự rèn luyện riêng cho đúng. chính tả; xung phong lên bảng sửa *Các DT riêng cần viết lại: Tiền Giang, Hậu bài tập. Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh GV: Nhận xét, đánh giá sửa lỗi. Hoà, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, miền Trung, sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. *Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập - Phương pháp: khái quát hoá, hệ thống hoá. - Thời gian: 3 phút - Bài tập: (ngoài Sgk) Cho nhóm loại từ: ông, anh, gã, thằng, tay, viên và DT thư kí để tạo thành các tổ hợp?Nhận xét về cách dùng các loại từ đó có tác dụng gì? - Ông thư kí, tay thư kí, gã thư kí, anh thư kí - Tác dụng: thể hiện thái độ, t/c của người nói, người viết. *Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng - Mục tiêu: Giúp HS có sự tìm tòi sáng tạo trong bài học - PP, KTDH: Nêu và giải quyết vấn đề - Thời gian: 3’ BT trò chơi ô chữ: 6 ô chữ hàng ngang và 6 ô chữ hàng dọc sau khi giải được các ô chữ ta có từ chìa khóa. 1. gồm 7 chữ cái. Tên gọi chung người giúp việc trong nhà thời xưa? - Gia nhân 2. 7 chữ. Tên gọi chung chỉ những người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. - tráng sĩ 3. 7 chữ cái. DT gọi tên nhà to đẹp, dành riêng cho những người có chức tước cao. - dinh thự
  4. 4. 12 chữ cái. Từ gọi tên chung người có kt sâu rộng. - Nhà thông thái 5. 5 chữ. Tên gọi 1 người (tên chung) luôn vâng mệnh trên (ở đây là vua) đi làm 1 việc gì đó ở các địa phương trong nước hoặc nước ngoài? - sứ giả 6. Từ chỉ nv có tài đặc biệt trong truyện kể DG? - Trạng ?Chúng ta có từ chìa khóa là từ nào? DT GV chốt nd BH bằng sơ đồ 4. Củng cố: - Danh từ là gì? Chỉ rõ đặc điểm ngữ pháp của danh từ - Nêu các loại danh từ? 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Học thuộc hai phần ghi nhớ Sgk/86 &87 để nắm vững nội dung bài học. - Làm đầy đủ các bài tập theo yêu cầu. - Chuẩn bị bài: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 KIỂM TRA 15P Câu 1: Truyền thuyết là gì? (3đ) - Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. (1đ) - Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. (1đ) - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử được kể. (1đ) Câu 2: Học xong truyền thuyết Thánh Gióng, em hãy nêu ý nghĩa của truyện Thánh Gióng . (4đ) Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước (2đ), đồng thời là sự thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. (2đ) Câu 3: Học xong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh: Em hãy cho biết ta cần làm gì để ngăn chặn lũ lụt, thiên tai ? (3đ) - Ta cần củng cố và xây dựng thêm đê bờ, xây dựng nhiều công trình thoát nước, làm thủy lợi . (1đ) - Ta cần trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc đất trống (1đ) - Ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng bừa bãi . (1đ) ĐÁP ÁN ĐỀ 2 KIỂM TRA 15P
  6. Câu 1: Truyền thuyết là gì? (3đ) - Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. (1đ) - Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo (1đ) - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử được kể. (1đ) Câu 2: Học xong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, em hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. (4đ) + Là câu chuyện tưởng tượng kì ảo (1đ) + Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm (1đ) + Khát vọng trị thủy của nhân dân (1đ) + Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng (1đ) Câu 3: Học xong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh: Em hãy cho biết ta cần làm gì để ngăn chặn lũ lụt, thiên tai ? (3đ) - Ta cần củng cố và xây dựng thêm đê bờ, xây dựng nhiều công trình thoát nước, làm thủy lợi . (1đ) - Ta cần trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc đất trống (1đ) - Ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng bừa bãi . (1đ)