Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Câu cảm

doc 9 trang Hùng Thuận 27/05/2022 5210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Câu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_4_cau_cam.doc

Nội dung text: Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Câu cảm

  1. KẾ HOẠCH DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 Bài: CÂU CẢM (Tuần 30) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: 1.Kiến thức: - Nắm được cấu tạo, tác dụng của câu cảm. 2.Kỹ năng: - Nhận biết được câu cảm. - Biết sử dụng và đặt câu cảm. - Vận dụng câu cảm trong cuộc sống hàng ngày 3.Thái độ: - Yêu thích tiếng Việt - Có ý thức học tập tốt, tập trung nghe giảng. II.Chuẩn bị: - Giáo viên: bài giảng điện tử. - Học sinh: sách vở, đồ dùng học tập. III. Tổ chức hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
  2. 1. Kiểm tra bài cũ - GV chiếu 3 câu lên slide. - 1HS đọc và trả lời câu hỏi 1. Bạn Lan đang làm bài tập môn Toán. 2. Hà ơi, cậu làm bài tập chưa? 3. Cậu cho tớ mượn bút với. - GV cho HS đọc từng câu và hỏi: - Các câu trên thuộc kiểu câu nào? Chúng được dùng để làm gì? - HS nhận xét - GV nhận xét và đánh giá. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài: - GV (chỉ luôn vào 3 câu phần KTBC trên màn hình): Các con đã được học 3 kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu khiến. Tiết học - HS lắng nghe. hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con 1 kiểu câu mới. Đó là kiểu câu gì? Nó được sử dụng như thế nào? Cô trò mình cùng đi tìm hiểu trong tiết học hôm nay nhé. (GV chưa ghi tên bài ngay). Trước hết chúng ta cùng đến với phần nhận xét 2.2.Nhận xét Bài 1 Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1. - HS đọc yêu cầu. - Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao ! - A ! Con mèo này khôn thật! - Nêu yêu cầu của bài 1. - Đọc lại giúp cô 2 câu văn. - Theo các con, hai câu văn trên dùng để làm gì? - HS suy nghĩ phát biểu ý kiến. - Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! (dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo) - A! con mèo này khôn thật! (dùng để thể hiện cảm xúc thán phục sự -GV: Các con ạ, câu thứ nhất thể hiện sự khôn ngoan của con mèo). ngạc nhiên, thích thú trước bộ lông rất đẹp của con mèo. (bấm máy: ngạc nhiên). Còn câu thứ hai thì lại biểu lộ sự thán phục trước sự tinh khôn của con mèo.
  3. (bấm máy: thán phục) - Trong lớp mình những nhà bạn nào nuôi mèo? - HS giơ tay - Chú mèo nhà các con đã bao giờ bắt được chuột chưa? - HS trả lời - Thế khi chú mèo bắt được chuột các con cảm thấy thế nào? - Cảm thấy rất vui - Con sẽ nói thế nào để thể hiện niềm vui mừng của mình? - HS1: A! Con mèo bắt được chuột rồi! - HS2: Ồ! Chú mèo giỏi quá ! - Để thể hiện cảm xúc vui mừng, các con có thể nói bằng nhiều câu, ví dụ: Ồ! Chú mèo giỏi quá ! (Đưa lên màn hình) - Thế khi chú mèo bị ốm, con sẽ nói thế nào để thể hiện tình cảm của mình? - HS1: Ôi! Con mèo ốm mất rồi! - Có nhiều cách nói khác nhau để thể hiện - HS2: Trời! Thương mèo quá đi thôi! tình cảm của mình. (GV đưa ví dụ: Trời! Thương mèo quá đi thôi!). Câu nói này đã - Thể hiện sự thương xót thể hiện tình cảm gì của con dành cho chú mèo? - Qua các ví dụ vừa rồi (đưa cả 4 câu ra), cho cô biết các câu trên đã thể hiện cảm - Thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thán xúc gì của người nói, người viết? phục, vui mừng, thương xót. Chốt: Những câu bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, thán phục, vui mừng, thương xót/ đau xót của người nói, người viết được gọi là câu cảm (hoặc là câu cảm thán) các con ạ. Và đây chính là kiểu câu mà cô muốn giới thiệu trong bài học ngày hôm nay. (GV ghi tên bài: Câu cảm) - Vậy câu cảm là câu như thế nào? (chỉ đầu bài) - HS trả lời - GV ghi bảng ý 1 trong ghi nhớ (Là câu dùng để ) - Yêu cầu HS nêu ví dụ về câu cảm (3-4 câu). Sau khi HS nêu, GV hỏi câu vừa -HS nêu nêu biểu lộ cảm xúc gì? Chuyển ý: Vừa rồi các con đã nắm được tác dụng của câu cảm. Vậy dựa vào những dấu hiệu nào để nhận biết câu cảm? Cô trò mình cùng đi tìm hiểu tiếp
  4. nhé. - HS thảo luận nhóm 2 - Tiếp tục quan sát 4 câu và tìm cho cô những từ ngữ dùng để bộc lộ cảm xúc trong 4 câu này? Với câu hỏi này cô cho các con thảo luận nhóm 2 trong thời gian 1 phút. Thời gian thảo luận bắt đầu. - Mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các - Câu 1: Chà, làm sao nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Câu 2: A, thật - Câu 3: A - Câu 4: Trời - GV cho xem đáp án (gạch chân và chuyển sang màu đỏ các từ) - Vài HS trả lời: Ôi, ôi chao, quá, - Ngoài các từ trên, con còn biết những từ lắm nào khác cũng dùng để bộc lộ cảm xúc trong câu cảm? - Ngoài các từ trên các con có thể sử dụng các từ khác như: ôi, ôi chao, biết bao, xiết bao, trời ơi, than ôi để thể hiện các cảm xúc khác nhau. Các từ này thường đứng ở đầu câu hoặc cuối câu. (GV chỉ) - GV ghi bảng ý 2a (Thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật ) - Tiếp tục quan sát để phát hiện giúp cô: - Cuối các câu cảm có dấu chấm than. Cuối các câu cảm thường có dấu gì? - Như vậy các con thấy: Cuối câu cảm thường có dấu chấm than (Ghi bảng nốt ý 2b: Khi viết, cuối câu thường có dấu chấm than!) 2.3 Ghi nhớ - Qua phần tìm hiểu vừa rồi, bạn nào có thể cho cô biết: Thế nào là câu cảm? Câu - HS trả lời 3 ý được viết trên bảng cảm có những đặc điểm gì? - Đây là tác dụng (chỉ ý 1), dấu hiệu hình thức (chỉ ý 2,3) của câu cảm và cũng là nội dung các con cần ghi nhớ trong bài học hôm nay. Cô mời 1 bạn đọc nội dung - HS đọc ghi nhớ. - Để giúp các con nắm chắc hơn nội dung bài, cô mời các con cùng hướng lên màn hình. Nhắc lại giúp cô: Câu cảm có tác -HS trả lời dụng gì? Những dấu hiệu nào để nhận
  5. biết câu cảm? - GV bấm đáp án tác dụng và hình thức câu cảm. Kiểu câu Tác dụng Hình thức Câu cảm - Bộc lộ - Thường có các từ: ôi, - Các con cũng đã được học về câu khiến. cảm xúc chao, chà, trời, quá lắm, Tác dụng và hình thức của câu khiến thì thật sao? - Cuối câu có dấu chấm than. Câu - Nêu yêu - Thường có các từ: khiến cầu, đề hãy, đừng, chớ nghị, mong - Cuối câu có dấu chấm muốn than hoặc dấu chấm. - GV bấm đáp án tác dụng và hình thức câu khiến. - So sánh câu cảm và câu khiến có điểm - Cuối câu cảm và một số câu khiến gì giống nhau? có dấu chấm than. - Thế còn điểm khác nhau thì sao? - Câu cảm: Dùng để bộc lộ cảm xúc. Thường có các từ: ôi, chao, chà, trời, quá lắm, thật - Câu khiến: Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn Thường có các từ: hãy, đừng, chớ - Câu cảm và một số câu khiến đều sử dụng dấu chấm than ở cuối câu. Nhưng mục đích sử dụng của chúng lại khác nhau. Vậy các con chú ý để phân biệt 2 kiểu câu này nhé. - Hãy đặt 1 câu cảm và 1 câu khiến. - HS đặt câu - GV khen ngợi, động viên học sinh. - Để giúp các con củng cố kiến thức vừa học, cô mời cả lớp chuyển sang phần luyện tập. 2.4. Luyện tập: Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập. -HS đọc 1. Chuyển các câu sau thành câu cảm. a) Con mèo này bắt chuột giỏi. b) Trời rét. c) Bạn Ngân chăm chỉ. d) Bạn Giang học giỏi. - Các câu trên thuộc kiểu câu nào? -Câu kể - Đọc giúp cô câu ở phần a. - HS đọc - Nội dung của câu a là gì ? - Khen con mèo bắt chuột giỏi - Để chuyển câu kể này thành câu cảm
  6. con sẽ làm thế nào? - Thêm các từ chỉ cảm xúc trong câu và thêm dấu chấm than vào cuối câu. - Nhắc lại cho cô các từ dùng để bộc lộ - HS1: Ôi, ôi chao, trời, trời ơi, than cảm xúc trong câu cảm. ôi - HS2: Ái chà, chà, quá, lắm - HS3: Biết bao, xiết bao, nhường nào - Có rất nhiều từ dùng để bộc lộ cảm xúc trong câu cảm. Tuy nhiên, các con cần dựa vào nội dung câu và cảm xúc của người nói để lựa chọn các từ ngữ sao cho hợp lí. - Hãy chuyển câu a thành câu cảm giúp -HS1: Ôi! Con mèo này bắt chuột giỏi cô. quá! - HS2: Con mèo này bắt chuột giỏi làm sao! - HS3: A! Con mèo này bắt chuột giỏi quá! - HS4: Thật tuyệt! Con mèo này bắt -Rất tốt. (GV bấm phần mẫu) chuột rất giỏi! - Tương tự, các con hãy làm 3 phần còn - HS đọc nội dung phiếu lại vào phiếu học tập. Đọc cho cô nội dung của phiếu.(chiếu phiếu bài tập lên Câu kể Câu cảm màn hình.) a) Con mèo này A, con mèo này - Cô đã phát phiếu cho các con từ đầu tiết bắt chuột giỏi. bắt chuột giỏi rồi. Bây giờ chúng mình sẽ cùng làm bài quá! cá nhân trong thời gian 2 phút. b) Trời rét - GV thu 1 số phiếu chữa trên máy chiếu c) Bạn Ngân hắt. (cho HS nhận xét bài của bạn) chăm chỉ. - Cho HS xem đáp án của GV. d) Bạn Giang - Câu “Bạn Giang học giỏi quá!” bộc lộ học giỏi. cảm xúc gì? -Vậy muốn chuyển từ câu kể thành câu cảm các con đã làm gì? Chốt, chuyển: Các con ạ! Từ 1 câu kể, chúng ta có thể chuyển thành câu cảm bằng cách thêm các từ bộc lộ cảm xúc và thêm dấu chấm than ở cuối câu. Tuy nhiên, để đặt câu cảm sao cho phù hợp còn cần tuỳ thuộc vào từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Sau đây, chúng ta sẽ cùng đến với 1 số tình huống để vận
  7. dụng đặt câu cảm sao cho hợp lí nhé! (GV chiếu bài tập 2 lên màn hình) Bài 2: HS đọc yêu cầu bài 2 Đặt câu cảm cho các tình huống sau: a) Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có mỗi một bạn làm được. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục. b) Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn học cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng nhiên tới chúc mừng em. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng. - Bài tập 2 có mấy tình huống? - 2 tình huống - Hãy nêu lại cụ thể từng tình huống và - 2 Hs nêu cảm xúc cần bày tỏ trong các tình huống đó. - GV bấm gạch chân+đỏ đậm (phần a: thán phục, phần b: ngạc nhiên, vui mừng) - Các con chú ý cảm xúc cần bày tỏ để đặt câu cảm sao cho phù hợp. Với bài tập này các con làm bài vào vở. Thời gian làm bài - HS làm bài là 3 phút. ( GV thu 3 quyển, yêu cầu HS theo dõi để chữa bài) - Chữa bài. Nhận xét - Giáo dục HS quan tâm đến bạn bè (phần b) - Bây giờ, cô muốn các con hãy cùng - HS nói trong nhóm đóng vai vào các tình huống, nói với bạn bên cạnh theo câu cảm mà con vừa đặt. Chú ý thể hiện sắc thái biểu cảm sao cho phù hợp các con nhé ! Thời gian dành cho các con là 1 phút. Bắt đầu. - Mời đại diện từng nhóm lên thể hiện - Hs thể hiện trước lớp. - Nhận xét, khen ngợi - Chốt: Các con ạ! Tùy vào từng tình huống cụ thể, các con hãy bộc lộ cảm xúc sao cho phù hợp. Khi nói câu cảm, cần kết hợp ánh mắt, nét mặt, cử chỉ để người nghe cảm nhận được cảm xúc của mình. - Chuyển: Qua các bài tập trên, các con
  8. đã biết cách đặt câu cảm theo tình huống cụ thể. Các con cũng biết rằng: câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết. Để giúp các con nhận biết chính xác các cảm xúc này, cô mời các con đến với bài tập 3. Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập 3 Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì? a) Ôi, bạn Nam đến kìa! b) Ồ, bạn Nam thông minh quá! c) Trời, thật là kinh khủng! - Để biết những cảm xúc được bộc lộ a) Bộc lộ cảm xúc vui sướng, mừng trong từng câu cảm, các con cần dựa vào rỡ. nội dung câu và những từ dùng để bộc lộ b) Bộc lộ cảm xúc thán phục. cảm xúc. c) Bộc lộ cảm xúc ghê sợ. - Tìm cho cô những từ dùng để bộc lộ - HS nhận xét. cảm xúc trong 3 câu. => Đáp án - Đối với bài tập này, cô yêu cầu thảo luận nhóm đôi. Thời gian thảo luận 2 phút. - Chữa bài miệng: Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì? a) Ôi, bạn Nam đến kìa! b) Ôi, bạn Nam thông minh quá! c) Trời, thật là kinh khủng! - HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác nhận xét. Chốt: Các con ạ! Trong cuộc sống có nhiều điều làm ta ngạc nhiên, vui mừng, thán phục hay buồn bực, giận dữ Khi - HS lắng nghe. đó chúng ta thường biểu lộ tình cảm của mình thông qua các câu cảm. Vậy các con chú ý trong mỗi 1 trường hợp cụ thể chúng ta sử dụng câu cảm sao cho phù hợp nhé. 2.5. Củng cố - Câu cảm dùng để làm gì? -Trong câu cảm thường có các từ ngữ nào? 3. Định hướng học tập/ dặn dò - Về nhà các con học bài và chuẩn bị bài sau: Thêm trạng ngữ cho câu