"Giá trị vĩnh hằng của thơ... thuộc về nhân loại”. Dựa vào một số đoạn trích trong truyện Kiều đã được học và sự hiểu biết thêm của em về tác phẩm Truyện Kiều, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

docx 4 trang hoaithuong97 76951
Bạn đang xem tài liệu ""Giá trị vĩnh hằng của thơ... thuộc về nhân loại”. Dựa vào một số đoạn trích trong truyện Kiều đã được học và sự hiểu biết thêm của em về tác phẩm Truyện Kiều, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgia_tri_vinh_hang_cua_tho_thuoc_ve_nhan_loai_dua_vao_mot_so.docx

Nội dung text: "Giá trị vĩnh hằng của thơ... thuộc về nhân loại”. Dựa vào một số đoạn trích trong truyện Kiều đã được học và sự hiểu biết thêm của em về tác phẩm Truyện Kiều, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

  1. Đề 8: “Giá trị vĩnh hằng của thơ là những vấn đề mang tính nhân văn, thuộc về con người, thuộc về nhân loại”. (Trần Hoài Anh - Thanh Thảo và thơ - ) Dựa vào một số đoạn trích trong truyện Kiều đã được học (SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam) và sự hiểu biết thêm của em về tác phẩm Truyện Kiều, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.Liên hệ đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố (SGK Ngữ Văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) để thấy tính nhân văn của từng tác phẩm. Hướng dẫn làm bài Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các 0,25 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tính nhân văn của Nguyễn Du 0,25 được thể hiện trong các đoạn trích Truyện Kiều và liên hệ với tính nhân văn trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận 4.0 điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. +0,25 - Trích dẫn ý kiến - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. - Giới thiệu về “Truyện Kiều”: là kiệt tác của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. - Giới thiệu vị trí đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Giá trị nhân văn được thể hiện ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua bức chân dung của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân và sự đồng cảm chia sẻ với tâm trạng nàng Kiều, đồng thời tố cáo xã hội phong kiến với những thế lực tàn bạo đen tối * Giải thích ý kiến, nhận định: +0,5 - Giải thích: + Giá trị vĩnh hằng của thơ: Giá trị đích thực của tác phẩm, làm nên sức hấp dẫn và sức sống trường tồn của tác phẩm trong lòng công chúng. 1
  2. + Tính nhân văn: ?///////////////////////////////////0986.217.081 -> Điều làm nên giá trị đích thực, bất biến muôn đời của tác phẩm thơ nói riêng và tác phẩm văn học nói chung, chính là những giá trị nhân văn, những vẻ đẹp và khát vọng muôn đời của con người được gửi gắm trong tác phẩm. - Lí giải: Vì sao “giá trị vĩnh hằng của thơ là những vấn đề mang tính nhân văn, thuộc về con người, thuộc về nhân loại”? - Đối tượng phản ánh của văn học chính là con người. ?///////////////////////////////////0986.217.081 Một số đoạn trích trong truyện Kiều đã thể hiện tính nhân văn tạo nên giá trị vĩnh hằng cho tác phẩm * Phân tích, chứng minh: +2,5 1. Tính nhân văn trong các đoạn trích Truyện Kiều: - Sự trân trọng ?///////////////////////////////////0986.217.081 + Vẻ đẹp của nhan sắc: Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, với bút pháp ước lệ tượng trưng và nghệ thuật so sánh, nhân hóa, đòn bẩy, sử dụng điển tích và thành ngữ dân gian, Nguyễn Du đã trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Thúy Kiều: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Vẻ đẹp chung của hai chị em: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”.Vóc dáng mảnh mai, tao nhã như mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Đó là vẻ đẹp hoàn hảo cả hình thức lẫn tâm hồn. Hai chị em đều tuyệt đẹp với vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” song mỗi người lại mang nét đẹp riêng khác khau “mỗi người một vẻ”. Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp hòa hợp của thiên nhiên, với trăng, ngọc, mây, tuyết (Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ). Nếu như Thúy Vân có vẻ đẹp hoàn hảo thì Thúy Kiều lại càng vượt trội trên cái đẹp hoàn hảo ấy: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Một vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, có một không hai của một tuyệt thế giai nhân (Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ). + Vẻ đẹp của đức hạnh: Thúy Vân, Thúy Kiều dưới ngòi bút của Nguyễn Du không chỉ nhan sắc tuyệt vời mà còn đức hạnh khuôn phép, đoan trang, đúng mực.(Phân tích dẫn chứng). Ở Thúy Kiều còn sáng lên vẻ đẹp của đạo hiếu, ý thức sâu sắc về phẩm giá, đức tính thủy chung, có tấm lòng trọng ân nghĩa, một tấm lòng bao dung, độ lượng.(Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ). + Vẻ đẹp của tài năng: Tạo hóa không chỉ ban cho Thúy Kiều vẻ đẹp 2
  3. tuyệt thế giai nhân mà còn phú cho nàng trí tuệ thông minh tuyệt đối.Tài năng của Kiều đạt tới mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, đủ cả cầm - kì - thi - họa. Đặc biệt, tài đàn của nàng vượt trội hơn cả “ làu bậc ngũ âm”. Nàng đã soạn riêng một khúc Bạc mệnh mà ai nghe cũng não lòng. Đây chính là biểu hiện của một con người có trái tim đa sầu, đa cảm. Tả sắc, tài của Thúy Kiều là Nguyễn Du muốn ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp: sắc - tài - tình đều đạt đến mức tuyệt vời. (Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ). - Sự dự cảm của nhà thơ về cuộc đời tài hoa của con người. + ?///////////////////////////////////0986.217.081. + Chân dung Thúy Kiều là bức chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp “chim sa cá lặn” của nàng khiến cho tạo hóa ghen hờn, đố kị. Tài hoa, trí tuệ thiên bẩm và tâm hồn đa sầu, đa cảm khiến nàng khó tránh khỏi định mệnh nghiệt ngã. Thi nhân dự báo số phận Thúy Kiều sẽ phải chịu nhiều éo le, đau khổ bởi “Lạ gì bỉ sắc tư phong / Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Nhất là cung bàn bạc mệnh đầy khổ đau, sầu não do Kiều soạn riêng cho mình như báo trước cuộc đời hồng nhan, bạc phận. Dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh cũng là biểu hiện của tấm lòng thương cảm sâu sắc đối với con người, là biểu hiện của cảm hứng nhân văn mà Nguyễn Du dành cho nhân vật Thúy Kiều ngay từ những vần thơ mở đầu tác phẩm - đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. - Sự đồng cảm, sẻ chia, đau xót với những bất hạnh của con người. + Đau xót cho thân phận con người bị chà đạp, khinh rẻ, bị biến thành một món hàng để cân đo đong đếm. (Phân tích dẫn chứng đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều để làm sáng tỏ). + Đau xót cho cảnh ngộ côi cút, đơn độc nơi lầu Ngưng Bích “khóa xuân”. + Nguyễn Du nhập thân vào nhân vật để cảm nhận hết nỗi đau của nhân vật, tác phẩm viết ra như có “máu chảy trên đầu ngọn bút”, thương cảm cho tương lai bất định, nhiều bất an của Kiều nơi lầu Ngưng Bích.(Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ). - Thái độ lên án, tố cáo những thế lực chà đạp lên con người. Nguyễn Du đã sử dụng ngòi bút hiện thực để vạch trần bản chất xấu xa của những kẻ bất nhân trong xã hội xưa, những kẻ “buôn thịt bán người”, kiếm sống trên thân xác của những cô gái vô tội, tiêu biểu là Mã Giám Sinh. Ông đã bóc trần cái mác “giám sinh” của họ Mã để cho thấy tính cách vô học, thô thiển của hắn.Đồng thời ông cũng phẫn nộ trước bản chất con buôn của họ Mã. (Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ). 2. Tính nhân văn trong các đoạn trích Truyện Kiều chính là dấu ấn 3
  4. nghệ thuật đặc sắc của tài năng bậc thầy Nguyễn Du. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật (qua lời thoại, qua ngoại hình, qua tính cách) đặc sắc, điêu luyện. - Nghệ thuật miêu tả tài tình: bút pháp tả mây tô trăng, phục bút, điểm nhãn, thủ pháp ước lệ - Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ bậc thầy, làm thăng hoa ngôn ngữ dân tộc. * Liên hệ: +0,5 - Giới thiệu khái quát tác giả Ngô Tất Tố và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, dẫn vào tính nhân văn được thể hiện trong đoạn trích với các ý chính: Ngợi ca những vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội thực dân nửa phong kiến tiểu biểu là chị Dậu - người phụ nữ thương yêu chồng con tha thiết, đảm đang tháo vát, luôn tiềm tàng một sức mạnh phản kháng Cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của chị. Tố cáo lên án xã hội thực dân nửa phong kiến - Điểm tương đồng: - Điểm khác biệt: * Đánh giá, tổng hợp: +0,25 - Ý kiến của Trần Hoài Anh là đúng đắn, khoa học bởi nó đã nói lên - Bài học cho người cầm bút - Bài học cho người tiếp nhận: Cần phải biết trân trọng tấm lòng, tài năng của người nghệ sĩ được thể hiện trong tác phẩm, phát huy giá trị tốt đẹp mà tác phẩm để lại; thêm gắn bó cuộc sống, cuộc đời qua những trang văn học. Từ chỗ nhận thức, bạn đọc đi đến sự tự nhận thức để thêm tin tưởng khả năng hướng đến cải tạo xã hội, cải tạo con người trở nên tốt đẹp hơn của thơ ca văn học. d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử 0,25 dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 4