Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông - Môn: Hóa 12

docx 3 trang hoaithuong97 5320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông - Môn: Hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tot_nghiep_trung_hoc_pho_thong_mon_hoa_12.docx

Nội dung text: Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông - Môn: Hóa 12

  1. KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 ĐỀ THI THAM KHẢO Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Đề thi có 03 trang) Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: • Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; C1 = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ba = 137. • Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Câu 41: : Cho dãy các kim loại: Ag, Al, Fe, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là A. Al.B. Fe. C. AgD. Au. Câu 42: Cấu hình electron lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản của nguyên tử kim loại kiềm thổ là A. ns2np1. B. ns2np2. C. ns2. D. ns1. Câu 43: Phản ứng nào sau đây thể hiện cách điều chế kim loại Cu theo phương pháp thủy luyện? A. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu. B. CO + CuO → Cu + CO2. C. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4. D. H2 + CuO → Cu + H2O. Câu 44: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch FeSO4? A. Ag. B. Al. C. Cu. D. Pb. Câu 45. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. tính axit.B. tính khử. C. tính bazơ. D. tính oxi hóa. Câu 46: Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Cu? A. Fe(NO3)3 B. H2SO4 đặc. C. HNO3 loãng. D. MgCl2. Câu 47:Nhôm không tác dụng với dung dịch nào sau đây? A. HNO3 loãng. B. H2SO4 đặc, nguội. C. CuSO4. D. HCl. Câu 48: Vỏ trứng gia cầm thành phần chính là : A. CaCO3. B. NaCl. C. Na2CO3. D. Ca(NO3)2. Câu 49: Phèn chua có công thức là A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. Li2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O. C. K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O. D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Câu 50: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây? A. S. B. HCl. C. CuSO4. D. H2SO4 loãng. Câu 51: Chất rắn màu đỏ thẫm, có tính oxi hóa mạnh có công thức là A. Cr2O3. B. CrO 3. C. Cr(OH) 3. D. NaCrO 2. Câu 52: Trong khí thải do đốt nhiên liệu hóa thạch có chất khí X không màu, gây ho. Khi khuếch tán vào bầu khí quyển, X là nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng “mưa axit’. X là A. SO2. B. CO2. C. H2S. D. CO. Câu 53: Etyl fomiat có công thức là A. CH3COOCH3. B. HCOOCH=CH2. C. HCOOCH3. D. HCOOC2H5. Câu 54: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol? A. Triolein. B. Metyl axetat. C. Glucozơ. D. Saccarozơ. Câu 55: Số nguyên tử hidro trong phân tử glucozơ là A. 6. B. 12. C. 5. D. 10. Câu 56: Chất X có công thức CH3-CH2-NH2. Tên gọi của X là A. glyxin. B. metylamin. C. alanin. D. etylamin. Câu 57: Dung dịch của chất nào sau đây làm cho quì tím chuyển sang màu đỏ? A. Glyxin. B. Lysin. C. Alanin. D. Axit Glutamic. Câu 58: Polime nào được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Poli (metyl metacrylat). B. Polietilen. C. Poli(hexametylen ađipamit). D. Poli (vinyl clorua). Câu 59: Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là A. đá vôi. B. muối ăn. C. thạch cao. D. than hoạt tính. Câu 60: Chất nào sau đây không có liên kết ba trong phân tử? A. propin B. Etilen. C. Axetilen. D. vinyl axetylen.
  2. Câu 61: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá? A. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4. B. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4loãng. C. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3. D. Đốt lá sắt trong khí Cl2. Câu 62: Cho các tơ sau: tằm, nilon-6, lapsan và capron. Số tơ poliamit trong nhóm này là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 63: Để hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al cần dùng vừa đủ V ml dung dịch HCl 0,25M. Giá trị của V là A. 400. B. 200. C. 300. D. 600. Câu 64: Hiđroxit nào sau đây có tính lưỡng tính? A. Al2O3. B. Na2O. C. NaHCO3. D. Al(OH)3. Câu 65: : Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa m gam hỗn hợp Al2O3 và Fe3O4 đốt nóng. Sau phản ứng thấy còn lại 14,14 gam chất rắn. Khi ra khỏi ống sứ được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 16 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 18,82. B. 19,26. C. 16,7.D. 17,6. Câu 66: Thủy phân este X có công thức C4H8O2, thu được CH3COONa và ancol Y. Tên gọi của X là A. Metylpropionat. B. Ancol metylic. C. Ancol etylic. D. Etyl axetat. Câu 67: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. glucozơ và sobitol. B. glucozơ và fructozơ. C. fructozơ và sobitol. D. saccarozơ và glucozơ. Câu 68: Cho 27 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là A. 5,6. B. 5,376. C. 6,72. D. 8,4. Câu 69: Cho 20,15 gam hỗn hợp X gồm glyxin (NH 2CH2COOH) và alanin (CH3CH(NH2)COOH) tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ được với 450 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng của các chất có trong hỗn hợp X ban đầu là A. 58,53% và 41,47%. B. 55,83% và 44,17%. C. 53,58% và 46,42%. D. 52,59% và 47,41%. Câu 70: Cho sơ đồ phản ứng 0 CH≡CH  HCN X xt,t , p Polime Y xt,t0 , p X + CH2=CHCH=CH2  Polime Z. Y và Z lần lượt dùng để chế tạo vật liệu polime nào sau đây? A. Tơ capron và cao su buna. B. Tơ nilon-6,6 và cao su cloropren. C. Tơ olon và cao su buna-N. D. Tơ nitron và cao su buna-S. Câu 71: Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch X chứa Na 2CO3 và NaHCO3. Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau: Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 0,8M và H2SO4 aM vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch Y và 1,792 lít khí CO2 (đktc). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được mgam kết tủa. Giá trị của m là A. 44,06. B. 39,40. C. 48,72. D. 41,73. Câu 72: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch NH4HSO4. (b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (c) Cho dung dịch HNO3 tới dư vào dung dịch FeCO3. (d) Cho từ từ và khuấy đều dung dịch H2SO4 vào lượng dư dung dịch Na2CO3. (e) Đun nóng HCl đặc tác dụng với tinh thể KMnO4. (f) Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất khí là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
  3. Câu 73: Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,375 mol CO 2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 20,15. B. 23,35. C. 22,15. D. 20,60. Câu 74: Cho các phát biểu sau: (1) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat. (2) Trong công nghiệp, glucozơ được dùng để tráng ruột phích. (3) Tinh bột được tạo thành trong xây xanh nhờ quá trình quang hợp. (4) Dùng giấm ăn hoặc chanh khử được mùi tanh trong cá do amin gây ra. (5) Có thể dùng nhiệt để hàn và uốn ống nhựa PVC. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 75: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO 3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và V lần lượt là A. 10,8 và 2,24. B. 17,8 và 4,48. C. 10,8 và 4,48. D. 17,8 và 2,24. Câu 76: Đốt cháy hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este no, đơn chức, mạnh hở thu được 0,275 mol CO2 (đktc) và 0,4 mol H2O. Mặt khác, nếu đun 8,5 gam hỗn hợp X với 150 ml dung dịch KOH 0,4M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn khan thu được là A. 4,92 gam. B. 5,88 gam. C. 5,04gam. D. 6,15 gam. Câu 77: Có ba dung dịch riêng biệt: HCl 1M; Fe(NO3)2 1M; FeCl2 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). Tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch (1) thu được m1 gam kết tủa. - Thí nghiệm 2: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch (2) thu được m2 gam kết tủa. - Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch (3) thu được m3 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1< m2< m3. Hai dung dịch (1) và (3) lần lượt là A. HCl và FeCl2. B. Fe(NO3)2 và FeCl2. C. HCl và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)2 và HCl. Câu 78: Hợp chất mạch hở X (CxHyO4N2) là muối amoni của axit cacboxylic; Y (CmHnO4N4) là muối amoni của tripeptit. Cho m gam E gồm X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,13 mol NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm 0,05 mol hai amin no (đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử và không là đồng phân của nhau) và 13,75 gam hỗn hợp hai muối. Khối lượng của X (gam) trong E có giá trị gần nhất là A. 3,5. B. 4,0. C. 8,0. D. 8,5. Câu 79: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y, Z (M X< MY< MZ, phân tử không nhánh và không có nhóm chức nào khác) đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol. Xà phòng hóa hoàn toàn 35,38 gam E bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa một ancol đơn chức duy nhất và 39,54 gam hỗn hợp muối. Cô cạn dung dịch sau phản ứng rồi cho toàn bộ muối tác dụng với lượng NaOH/CaO dư, nung nóng đến phản ứng hoàn toàn được 8,288 lít hỗn hợp khí trong đó có 3,36 lít H 2, còn lại là hai ankan đồng đẳng kế tiếp. Phần trăm khối lượng của Z trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 75. B. 50. C. 24. D. 25. Câu 80: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Lấy một ít hồ tinh bột cho vào ống nghiệm rồi pha loãng bằng nước cất. Bước 2: Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đó. Bước 3: Đun nóng từ từ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, không để dung dịch sôi. Bước 4: Ngâm ngay ống nghiệm vừa đun ở bước 3 vào cốc thuỷ tinh đựng nước ở nhiệt độ thường. Cho các phát biểu sau a. Sau bước 2, dung dịch có màu xanh tím. b. Sau bước 3, dung dịch bị nhạt màu hoặc mất màu xanh tím. c. Ở bước 4, màu xanh tím của dung dịch sẽ xuất hiện lại và đậm dần lên. d. Có thể thay tinh bột trong thí nghiệm bằng xenlulozơ thì các hiện tượng vẫn xảy ra tương tự. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.