Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 12 - Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

doc 2 trang binhdn2 09/01/2023 2900
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 12 - Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_mon_hoa_hoc_lop_12_bai_35_dong_va_hop_ch.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 12 - Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. TRẮC NGHIỆM HÓA 12 BÀI 35: ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG Câu 1: Liên kết trong tinh thể Cu vững chắc hơn tinh thể kim loại kiềm vì (1) Cu có bán kính nguyên tử nhỏ hơn. (2) Cu có nguyên tử khối lớn hơn. (3) Cu có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện là tinh thể đặc chắc. (4) ion đồng có điện tích lớn hơn điện tích của ion kim loại kiềm. Những giải thích đúng là A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2, (4). D. (3), (4). Câu 2: Nhận xét nào sau đây về tính chất vật lí của đồng đúng? A. Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất. B. Độ dẫn điện của Cu tăng nhanh nếu thêm kim loại khác vào. C. Đồng là kim loại nặng hơn sắt. D. Đồng là kim loại mầu đen, dễ bị kéo dài và dát mỏng. Câu 3: Điều nào sau đây không đúng khi nói về phản ứng giữ Cu và oxi? A. Trong không khí khô, Cu không bị oxi hóa vì có lớp màng oxit bảo vệ. B. Khi đun nóng một dây đồng ngoài không khí, bên ngoài dây đồng chuyển sang mầu đen nhưng trong lõi dây vẫn là mầu đỏ. C. Đun nóng dây đồng ngoài không khí thấy dây chuyển sang mầu đen, tiếp tục đun nóng tới nhiệt độ cao hơn lại thấy dây chuyển thành mầu đỏ chứng tỏ CuO không bền, ở nhiệt độ cao bị phân hủy thành Cu và O2. D. Trong không khí ẩm có CO2, đồng bị bao phủ bởi lớp màng mầu xanh. Câu 4: Đồng để lâu trong không khí ẩm thấy bên ngoài có một lớp mầu xanh. Lớp mầu xanh này là A. rêu, mốc mầu xanh. B. đồng oxit. C. CuCO3.Cu(OH)2. D. muối đồng tan. Câu 5: Câu nào sau đây đúng khi nói về phản ứng giữa Cu và axit? A. Cu không phản ứng với dung dịch axit HCl ở mọi điều kiện. B. Cu phản ứng được với các dung dịch axit đặc HCl, H2SO4, HNO3. C. Cu phản ứng được với dung dịch HNO3 loãng giải phóng khí hiđrô. D. Trong điều kiện nhất định, Cu có thể tan trong dung dịch H2SO4 loãng. Câu 6: Đồng kim loại thay thế ion bạc trong dung dịch, kết quả có được là sự tạo thành bạc kim loại và ion đồng. Điều này chỉ ra rằng A. có phản ứng trao đổi xảy ra. B. bạc ít tan hơn đồng. C. cặp oxi hóa – khử Ag+/Ag có thế điện cực chuẩn lớn hơn cặp Cu2+/Cu. D. kim loại đồng dễ bị khử. Câu 7: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây. A. Đồng thau là hợp kim Cu – Au. B. Đồng thanh là hợp kim Cu – Zn. C. Đồng bạch là hợp kim Cu – Ni. D. Hợp kim Cu–Au–Sn được dùng để đúc tiền vàng. Câu 8: Cho 4,58 g hỗn hợp X gồm Zn, Fe và Cu vào cốc đựng dung dịch chứa 0,082 mol CuSO 4. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Kết tủa Z là A. Cu, Zn. B. Cu, Fe. C. Cu, Fe, Zn. D. Cu. Câu 9: Cho m g bột kim loại vào 200 ml dung dịch HNO3 2M thấy có khí NO thoát r A. Để hòa tan vừa hết chất rắn, cần thêm 100 ml dung dịch HCl 0,8M vào, đồng thời cũng cho khí NO thoát ra . Giá trị của m là A. 9,60. B. 11,52. C. 10,24. D. 12,36. Câu 10: Điều chế một ít Cu trong phòng thí nghiệm, người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau? (1) Dùng Fe cho vào dung dịch CuSO4. (2) Điện phân dung dịch CuSO4. (3) Khử CuO bằng CO ở nhiệt độ cao.
  2. A. Chỉ dùng (1). B. Dùng (3). C. Dùng (1) và (2). D. Dùng (2) và (3). Câu 11: Thực hiện hai thí nghiệm sau: Thí nghiệm (1): Cho 6,4 g Cu tác dụng với 120 ml dung dịch HNO3 1M (loãng). Thí nghiệm (2): Cho 6,4 g Cu tác dụng với 120 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M (loãng). Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện. Tỉ lệ số mol khí NO sinh ra trong hai thí nghiệm là A. 1 : 2. B. 1 : 3. C. 2 : 1. D. 1 : 1. Câu 12: Câu nào sau đây đúng? A. Đồng bạch là hợp kim Cu – Sn. B. Đồng thanh là hợp kim của Cu – Ni. C. Đồng thau là hợp kim Cu – Au. D. Đồng thau là hợp kim Cu – Zn. Câu 13: Đồng (II) oxit có thể điều chế bằng cách A. nhiệt phân Cu(OH)2. B. nhiệt phân Cu(NO3)2. C. nhiệt phân Cu(OH)2.CuCO3. D. cả A, B, C đều đúng. Câu 14: Điều nào sau đây không đúng khi nói về đồng (II) hiđroxit? A. Có tính lưỡng tính. B. Là chất rắn mầu xanh. C. Tan trong dung dịch NH3. D. Tan trong dung dịch NH3 cho dung dịch nước Svayde có công thức là [Cu(NH3)6](OH)2. Câu 15: Để tạo kết tủa Cu(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3 và Al(OH)3 từ các muối tương ứng có thể dùng A. dung dịch NH3 dư. B. dung dịch NaOH dư. C. dung dịch NaOH vừa đủ. D. dung dịch hỗn hợp NH3 và NaOH. Câu 16: Khối lượng tinh thể đồng (II) sunfat ngậm nước (CuSO 4.5H2O) cần lấy để pha được 250 ml dung dịch CuSO4 0,15M là A. 6,000 g. B. 9,375 g. C. 9,755 g. D. 8,775 g. Câu 17: Cần thêm bao nhiêu gam CuSO4.5H2O vào 200 g dung dịch CuSO4 5% để thu được dung dịch 10%? A. 17,35 g. B. 19,63 g. C. 16,50 g. D. 18,52 g. Câu 18: Cho dung dịch CuSO4 tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 33,1 g kết tủ A. Số mol CuSO4 và khối lượng chất rắn thu được sau khi nung kết tủa trên đến khối lượng không đổi là: A. 0,1 mol; 33,1 g. B. 0,1 mol; 31,3 g. C. 0,12 mol; 23,3 g. D. 0,08 mol; 28,2 g. Câu 19: Hỗn hợp G gồm Fe3O4 và CuO. Cho hiđro dư đi qua 6,32 g hỗn hợp G nung nóng cho đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn G1 và 1,62 g H2O. Khối lượng của Fe3O4 và CuO trong hỗn hợp G là A. 4 g; 2,32 g. B. 2,32 g; 4 g. C. 4,64 g; 1,68 g. D. 1,32 g; 5 g. Câu 20: Cho biết độ tan của CuSO4 ở 10oC là 15 g còn ở 80oC là 50 g. Làm lạnh 600 g dung dịch CuSO4 bão hòa ở 80oC xuống 10oC. Khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O thu được là. A. 215,5 g. B. 220,8 g. C. 228,1 g. D. 238,9 g. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA B C C C D C C D B C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA A D D D C B D B B D