Đề thi thử tốt nghiệp THPT (lần 2) - Môn: Hoá học - Mã đề 181
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT (lần 2) - Môn: Hoá học - Mã đề 181", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_2_mon_hoa_hoc_ma_de_181.docx
Nội dung text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT (lần 2) - Môn: Hoá học - Mã đề 181
- SỞ GDĐT LONG AN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 2 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2020-2021 (Đề thi có 04 trang) Môn: HOÁ HỌC (40 câu trắc nghiệm) Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 181 Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137. Câu 41: Kim loại nào dưới đây bị thụ động với dung dịch HNO3 đặc, nguội? A. Mg.B. Cu.C. Ag.D. Al. Câu 42: Một chiếc nhiệt kế bị vỡ, để thu hồi thuỷ ngân rơi vãi tránh độc, người ta có thể dùng A. Cát.B. Bột sắt.C. Bột lưu huỳnh.D. Bột than. Câu 43: Khi cho dung dịch anbumin tác dụng với Cu(OH)2 thì thu được dung dịch có màu A. tím.B. đỏ.C. trắng.D. vàng. Câu 44: Số nguyên tử hidro trong phân tử axit glutamic là A. 6.B. 7.C. 8.D. 9. Câu 45: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo? A. C15H31COOCH3.B. (C 17H33COO)2C2H4. C. (C16H33COO)3C3H5.D. (C 17H35COO)3C3H5. Câu 46: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt nước clo vào dung dịch natri iotua, sau đó cho polime X tác dụng với dung dịch thu được thấy tạo màu xanh tím. Polime X là A. glicogen.B. saccarozơ.C. tinh bột.D. xenlulozơ. Câu 47: Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành sản phẩm có tên gọi là gì A. axetyl etylat.B. metyl axetat.C. axyl etylat.D. etyl axetat. Câu 48: Phương pháp điều chế kim loại kiềm là A. nhiệt luyện.B. thủy luyện. C. điện phân nóng chảy.D. điện phân dung dịch. Câu 49: Ở điều kiện thường, đơn chất phi kim nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí? A. Photpho.B. Cacbon.C. Clo.D. Lưu huỳnh. 2- Câu 50: Gốc C6H5CH (vòng benzen liên kết với nhóm CH2) có tên gọi là A. benzyl.B. phenyl.C. vinyl.D. anlyl. Câu 51: Dãy kim loại nào sau đây được xếp theo chiều dộ dẫn điện tăng? A. Fe, Al, Au, Cu, Ag.B. Cu, Ag, Au, Al, Fe. C. Fe, Cu, Au, Al, Ag.D. Ag, Cu, Au, Al, Fe. Câu 52: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa? A. Đốt là sắt trong khi Cl2. B. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4. C. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3. D. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch HNSO4 loãng. Câu 53: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng A. nilon-6; amilopectin; polistiren.B. nilon-6,6; tơ axetat; amilozơ. C. xenlulozơ; poli(vinyl clorua); nilon-7.D. tơ visco; nilon-6; polietilen. Câu 54: Kim loại crom tan được trong dung dịch A. HNO3 (đặc, nguội).B. H 2SO4 (đặc, nguội). C. HCl (nóng).D. NaOH (loãng).
- Câu 55: Cho dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu A. trắng xanh.B. xanh thẫm.C. trắng.D. nâu đỏ. Câu 56: Hiện nay tình trạng ô nhiễm không khí nhất là tại các thành phố lớn đang ở mức báo động. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân khi đi ra ngoài mọi người cần phải đeo khẩu trang. Theo em loại khẩu trang có thể lọc sạch bụi, loại bỏ đáng kể các virus, vi khuẩn và khí ô nhiễm thường có chất nổi trong số các chất sau: A. Axit sunfuric.B. hidropeoxit.C. ozon.D. than hoạt tính. Câu 57: Phát biểu nào sau đây sai? A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian. C. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên. D. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp. Câu 58: Trong công nghiệp, để điều chế NaOH người ta điện phân dung dịch chất X (có màng ngăn). Chất X là A. Na2SO4.B. NaNO 3.C. Na 2CO3.D. NaCl. Câu 59: Đốt cháy hoàn toàn este nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O? A. HCOOCH3. B. CH3COOCH2CH3.C. CH 2=CHCOOCH3. D. CH3COOCH3. Câu 60: Phát biểu nào sau đây sai? A. Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohidrat. B. Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan được Cu(OH)2. C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì có cùng công thức (C6H10O5)n. D. Glucozơ và fructozơ là đều có phản ứng tráng bạc. Câu 61: Kim loại nhôm được sản xuất từ quặng nào sau đây? A. boxit.B. dolomit.C. hematit.D. xiderit. Câu 62: Phát biểu nào sau đây sai? A. Các ống dẫn nước cứng lâu ngày bị đóng cặn, làm giảm lưu lượng của nước. B. Nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ được gọi là nước cứng. C. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng. D. Tính cứng toàn phần của nước là tính cứng gây nên bởi các muối sunfat, clorua của canxi và magie. Câu 63: Cho phương trình hóa học của phản ứng sau: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Fe.B. Kim loại Cu khử được ion Fe 2+. C. Ion Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+.D. Ion Cu 2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe2+. Câu 64: Thuỷ phân m gam xenlulozo trong môi trường axit, trung hoà lượng axit dư sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag kết tủa. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân xenlulozơ là? A. 50%.B. 66,67%.C. 75%.D. 80%. Câu 65: Cho các polime sau: polistiren; tơ lapsan; nilon -6,6; tơ tằm; thủy tinh hữu cơ, tơ nitron. Có bao nhiêu polime được tạo thành từ phản ứng trung ngưng? A. 4.B. 3.C. 2.D. 5. Câu 66: Dẫn khí CO dư qua ống sứ nung nóng đụng hỗn hợp X gồm MgO, Al 2O3, Fe3O4 và CuO thu được chất rắn Y (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Thành phần của chất rắn Y là A. MgO, Al2O3, Fe3O4, Cu.B. MgO, Al 2O3, Fe, Cu. C. Mg, Al2O3, Fe, Cu.D. Mg, Al, Fe, Cu. Câu 67: Cho dung dịch các hóa chất sau: HCl; NaOH; K3PO4; Na2CO3. Có bao nhiêu hóa chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời? A. 2.B. 1.C. 3.D. 4.
- Câu 68: Hòa tan hết 10,4 gam hỗn hợp Fe, Mg vào 500ml dung dịch hỗn hợp H 2SO4 0,4M và HCl 0,8M thu được dung dịch Y và 6,72 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 36,7.B. 39,2.C. 34,2 ≤ m ≤ 36,7.D. 34,2. Câu 69: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 48,4.B. 46,2.C. 50,2.D. 61,0. Câu 70: Tính khối lượng vôi sống thu được khi nhiệt phần 1 tấn CaCO3 với hiệu suất 75%. A. 840 kg.B. 440 kg.C. 420 kg.D. 720 kg. Câu 71: Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO 2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K 2CO3, thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là A. 0,10.B. 0,20.C. 0,05.D. 0,30. Câu 72: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4. (b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO)2. (c) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Al(NO3)3. (d) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3. (e) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 4.B. 3.C. 5.D. 2. Câu 73: Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp Y chứa các muối có công thức chung C17HyCOONa. Đốt cháy 0,07 mol E thu được 1,845 mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với 0,1 mol Br 2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 57,74.B. 59,07.C. 55,76.D. 31,77. Câu 74: Cho các phát biểu sau: (a) Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể tái chế thành nhiên liệu. (b) Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm bột ngọt (mì chính). (c) Khi ngâm trong nước xà phòng có tính kiềm, vải lụa làm bằng tơ tằm sẽ nhanh hỏng. (d) Giấm ăn có thể dùng để khử mùi tanh của cá. (e) Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì thấy có kết tủa xuất hiện. (g) Aminoaxit là tinh thể không màu, khó tan trong nước. Số phát biểu đúng là A. 4.B. 5.C. 6.D. 3. Câu 75: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na 2O, K, K2O, Ba và BaO (oxi chiếm 8,75% về khối lượng) vào H2O thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H 2SO4 0,15M, thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 15.B. 14.C. 13.D. 12. Câu 76: Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat và este Y đơn chức, có hai liên kết pi trong phân tử, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X cần dùng 1,25 mol O 2 thu được 1,3 mol CO2 và 1,1 mol H2O. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Z (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho toàn bộ Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tối đa thu được là A. 43,2 gam.B. 64,8 gam.C. 108,0 gam.D. 81,0 gam.
- Câu 77: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe 3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 371/1340 khối lượng hỗn hợp X) trong dung dịch HCl dư thấy có 4,61 mol HCl phản ứng. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 238,775 gam muối clorua và 14,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO, H2. Hỗn hợp Z có tỉ khối so với H 2 là 69/13. Thêm dung dịch NaOH dư vào Y, sau phản ứng thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 114,2 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 13%.B. 32%.C. 24%.D. 27%. Câu 78: Hỗn hợp A ở thể lỏng chứa hexan và một amin đơn chức. Làm bay hơi 11,6 gam A thi thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 4,8 gam oxi trong cùng điều kiện. Trộn 4,64 gam A với m gam O 2 (lấy dư) rồi đốt cháy. Sau phản ứng thu được 6,48 gam H 2O và 7,616 lít hỗn hợp khí gồm CO2, N2 và O2 còn dư. Dẫn hỗn hợp khi này qua dung dịch NaOH (có dư) thì thể tích còn lại là 1,344 lít (các thể tích đo ở đktc). Thành phần % khối lượng amin trong hỗn hợp A là A. 26,93%.B. 62,93%.C. 32,29%.D. 23.96%. Câu 79: Hỗn hợp A gồm axit cacboxylic đơn chức X và hai este Y, Z, đều mạch hở (trong đó, X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam A cần vừa đủ 49,6 gam khí oxi, thu được H 2O và 35,84 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 23,9 gam A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch hỗn hợp muối và ancol đơn chức. Phần trăm khối lượng của Z trong A là A. 24,68%.B. 75,31%.C. 14,28%.D. 85,71%. Câu 80: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tỉnh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp. Bước 3: Thêm vào hỗn hợp 15-20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên. (b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp. (c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thi phản ứng thủy phân không xảy ra. (d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự. (e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol. Số phát biểu đúng là A. 3.B. 4.C. 5.D. 2.
- ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT 41D 42C 43A 44D 45D 46C 47D 48C 49C 50A 51A 52B 53B 54C 55D 56D 57D 58D 59C 60C 61A 62D 63D 64C 65C 66B 67C 68A 69C 70C 71A 72B 73A 74B 75C 76B 77B 78B 79A 80B Câu 64: Tự chọn m = 162 (C6H10O5)n —> C6H12O6 —> 2Ag 162 108.2 —> H = 162/(108.2) = 75% Câu 65: Có 2 tơ điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là tơ lapsan; nilon-6,6. Câu 66: MgO, Al2O3 không bị CO khử nên Y gồm MgO, Al2O3, Fe, Cu. Câu 67: Có 3 dung dịch làm mềm nước cứng tạm thời là NaOH; K3PO4; Na2CO3 M(HCO3)2 + NaOH —> MCO3 + Na2CO3 + H2O M(HCO3)2 + K3PO4 —> M3(PO4)2 + KHCO3 M(HCO3)2 + Na2CO3 —> MCO3 + NaHCO3 (M là Mg, Ca) Câu 68: nH2SO4 = 0,2; nHCl = 0,4 —> nH+ = 0,8 nH2 = 0,3 —> nH+ phản ứng = 0,6 —> Có 0,8 – 0,6 = 0,2 mol HCl bay hơi khi cô cạn. m muối = 10,4 + 0,2.96 + 35,5(0,4 – 0,2) = 36,7 gam Câu 69: nHCl = 0,3; nNaOH = 0,7 Chất rắn gồm NH2-C3H5(COO-)2 (0,15), Cl- (0,3), Na+ (0,7), bảo toàn điện tích —> nOH- = 0,1 —> m rắn = 50,2 gam Câu 70: CaCO3 —> CaO + CO2 100 .56 1000 .m H = 75% —> mCaO = 75%.1000.56/100 = 420 kg
- Câu 71: Nếu X có OH- dư —> X gồm K+, OH-, CO32-. Khi cho từ từ X vào H+ thì: nH+ = nOH- phản ứng + 2nCO2 —> nH+ > 0,24, trái với giả thiết là chỉ dùng 0,15 mol H+. Vậy X không có OH- dư. Trong 100 ml dung dịch X chứa CO32- (a mol); HCO3- (b mol) và K+. nBaCO3 = a + b = 0,2 (1) Với HCl, đặt u, v là số mol CO32- và HCO3- phản ứng, với u/v = a/b nHCl = 2u + v = 0,15 nCO2 = u + v = 0,12 —> u = 0,03 và v = 0,09 Vậy a/b = u/v = 1/3 —> 3a – b = 0 (2) (1)(2) —> a = 0,05 và b = 0,15 —> Trong 200 ml X chứa CO32- (0,1); HCO3- (0,3) —> K+ (0,5) Bảo toàn K —> x + 2y = 0,5 (3) Bảo toàn C —> y + 0,2 = 0,1 + 0,3 (4) (3)(4) —> x = 0,1 và y = 0,2 Câu 72: (1) BaCl2 + KHSO4 —> KCl + HCl + BaSO4 (2) NaOH + Ca(HCO3)2 —> CaCO3 + Na2CO3 + H2O (3) NH3 + H2O + Al(NO3)3 —> Al(OH)3 + NH4NO3 (4) NaOH dư + AlCl3 —> NaAlO2 + NaCl + H2O (5) CO2 dư + Ca(OH)2 —> Ca(HCO3)2 Câu 73: Các axit béo gọi chung là A. Các muối đều 18C nên X có 57C và A có 18C. Số C = nCO2/nE = 369/14 —> nX : nA = 3 : 11 Trong phản ứng xà phòng hóa: nX = 3e và nA = 11e —> nNaOH = 3.3e + 11e = 0,2 —> e = 0,01 Quy đổi E thành (C17H35COO)3C3H5 (3e), C17H35COOH (11e) và H2 (-0,1) —> mE = 57,74 Câu 74: (a) Đúng (b) Đúng (c) Đúng, tơ tằm chứa nhóm -CONH- dễ bị thủy phân trong cả axit và kiềm (d) Đúng, giấm ăn chứa CH3COOH dễ kết hợp với amin (tạo ra mùi tanh) thành muối tan, bị rửa trôi (e) Đúng, sữa đầu nành hay sữa bò chứa protein tan, bị đông tụ khi có axit
- (g) Sai, các amino axit đều tan tốt Câu 75: nHCl = 0,04 và nH2SO4 = 0,03 —> nH+ = 0,1 pH = 13 —> [OH-] dư = 0,1 —> nOH- dư = 0,04 —> nOH- ban đầu = 0,1 + 0,04 = 0,14 —> nOH- trong Y = 0,28 nOH- = 2nH2 + 2nO —> nO = 0,07 —> mX = mO/8,75% = 12,8 gam Câu 76: X gồm: C2H4O2: a mol C4H6O4: b mol CnH2n-2O2: c mol nX = a + b + c = 0,5 nCO2 = 2a + 4b + nc = 1,3 nH2O = 2a + 3b + nc – c = 1,1 nO = 2a + 4b + 2c = 1,2 —> a = 0,3; b = 0,1; c = 0,1; n = 3 —> Y là HCOOCH=CH2 Thủy phân 0,5 mol X —> HCOONa (a + c = 0,4), CH3CHO (0,1) —> nAg = 1 Tỉ lệ: Từ 0,5 mol X thu được 1 mol Ag —> Từ 0,3 mol X thu được 0,3.1/0,5 = 0,6 mol Ag —> mAg = 64,8 Câu 77: Khí Z gồm NO (0,2) và H2 (0,45) Ban đầu đặt mX = m —> nO = 371m/21440 Do chỉ thu được muối clorua nên bảo toàn O: nH2O = 371m/21440 – 0,2 Bảo toàn khối lượng: m + 4,61.36,5 = 238,775 + 0,65.2.69/13 + 18(371m/21440 – 0,2) —> m = 107,2 Vậy nO = 1,855 và nH2O = 1,655 Bảo toàn H —> nNH4+ = 0,1 Bảo toàn N —> nFe(NO3)2 = 0,15 Đặt a, b, c là số mol Mg, MgO, Fe3O4 trong X
- —> nO = b + 4c + 0,15.6 = 1,855 mX = 24a + 40b + 232c + 180.0,15 = 107,2 mT = 40(a + b) + 160(3c + 0,15)/2 = 114,2 —> a = 1,3; b = 0,355; c = 0,15 —> %Fe3O4 = 32,46% Câu 78: nA = nO2 = 0,15 —> MA = 232/3 Trong phản ứng cháy: nA = 0,06; nH2O = 0,36; nCO2 = 0,28 C6H14 = CH4 + 5CH2 Amin = CH4 + ?CH2 + NH + ?H2 Quy đổi A thành CH4 (0,06), CH2 (a), NH (b), H2 (c) MA = 0,06.16 + 14a + 15b + 2c = 4,64 nCO2 = 0,06 + a = 0,28 nH2O = 0,06.2 + a + 0,5b + c = 0,36 —> a = 0,22; b = 0,04; c = 0 —> nAmin = 0,04 —> nC6H14 = 0,02 %Amin = 100% – %C6H14 = 62,93% Câu 79: nO2 = 1,55; nCO2 = 1,6 Đặt nO(A) = u và nH2O = v Bảo toàn O —> u + 1,55.2 = 1,6.2 + v mO/mA = 16u/(16u + 2v + 1,6.12) = 0,4.32/23,9 —> u = 1,6; v = 1,5 Dễ thấy A có nC = nO nên: X là CH3COOH Y là HCOOCH3 Z là (COOCH3)2 nZ = nCO2 – nH2O = 0,1 —> %Z = 0,1.118/(16u + 2v + 1,6.12) = 24,69% Câu 80: (a) Đúng. (b) Đúng, muối của axit béo khó tan trong dung dịch chứa NaCl nên tách ra, nhẹ hơn và nổi lên. (c) Đúng, phản ứng thủy phân cần có mặt H2O. (d) Sai, dầu nhớt là hiđrocacbon, không thể tạo ra xà phòng. (e) Đúng.