Đề thi thử tốt nghiệp THPT (lần 1) - Môn thi: Giáo dục công dân 12
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT (lần 1) - Môn thi: Giáo dục công dân 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_thi_giao_duc_cong_dan_1.doc
Nội dung text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT (lần 1) - Môn thi: Giáo dục công dân 12
- TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021, LẦN THỨ 1 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI (Đề thi có 4 trang) Môn thi thành phần: GDCD Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ tên thí sinh: . Số báo danh: THEO ĐỀ MH 3 Câu 1: Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm A. cần bảo lưu quan điểm cá nhân. B. cần hủy bỏ mọi giao dịch dân sự. C. phải chịu trách nhiệm hành chính. D. phải chuyển quyền nhân thân. Câu 2: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào ? A. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa B. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa D. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa Câu 3: Anh A bán hai con bò được 16 triệu đồng, anh dùng số tiền đó để mua 10 con dê. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện? A. Phương tiện lưu thông. B. Phương tiện cất trữ C. Thước đo giá trị. D. Phương tiện thanh toán Câu 4: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định mọi công dân đều A. bình đẳng trước Nhà nước. B. bình đẳng về quyền lợi. C. bình đẳng về nghĩa vụ. D. bình đẳng trước pháp luật Câu 5: Doanh nghiệp của ông Q ký được hợp đồng thu mua sản phẩm cho một công ty nước ngoài, dù đã bị xử phạt hành chính vì làm hàng giả nhưng do hám lợi nên ông Q vẫn tiếp tục chỉ đạo nhân viên của mình làm hàng giả với số lượng lớn để giao cho khách. Hành vi của ông Q phải chịu những trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hành chính và hình sự. B. Hình sự và kỉ luật. C. Hình sự và dân sự. D. Dân sự và hành chính. Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí? A. Giáo dục, răn đe người khác. B. Điều chỉnh dư luận xã hội. C. Chấm dứt hành vi trái pháp luật. D. Kiềm chế việc làm sai phạm. Câu 7: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây ? A. Che giấu tội phạm . B. Từ bỏ định kiến . C. Khai báo dịch tễ . D. Hiến máu nhân đạo . Câu 8: Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý vi phạm pháp luật hành chính khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây ? A. Đi sai làn đường quy định B. Đề xuất thay đổi giới tính . C. Giúp đỡ phạm nhân vượt ngục . D. Đơn phương đề nghị li hôn Câu 9: Khi công dân vi phạm với tính chất và mức độ như nhau thì sẽ phải chịu trách nhiệm A. pháp luật ngang nhau. B. pháp lý như nhau. C. hành chính như nhau. D. hình sự khác nhau. Câu 10: Ông G bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xử phạt và tịch thu toàn bộ số thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc mà cửa hàng tân dược của ông đang cung cấp ra thị trường. Ông G đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Kỉ luật B. Truy tố C. Hành chính D. Hình sự Câu 11: Đặc trưng nào của pháp luật thể hiện rõ nhất giá trị công bằng và bình đẳng của Pháp luật? A. Tính qui phạm đạo đức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính qui phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 12: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối A. thực hiện nghĩa vụ bầu cử. B. sử dụng vũ khí trái phép C. bảo vệ an ninh quốc gia. D. nộp thuế đầy đủ theo quy định.
- Câu 13: Sau khi cùng vợ nộp đơn thuận tinh li hôn ra Tòa án, anh B bàn với chị K kế hoạch tổ chức tiệc cưới. Được tin này, vốn đã nghi ngờ chị K có ý đồ chiếm đoạt tài sản của gia đình, lại được bà nội tên S đã nhiều lần xúi giục nên con trai anh B đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục bố và chị K. Những ai dưới đây đã sử dụng pháp luật? A. Bà S và con trai anh B. B. Bà S và bố con anh B. C. Anh B và chị K. D. Chị K và bố con anh B. Câu 14: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước A. nhà nước và xã hội B. tập thể và cộng đồng. C. khu dân cư và gia đình. D. gia đình và đoàn thể. Câu 15: Việc Giám đốc công ty Y nhận mức án 20 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, gây hậu qủa nghiêm trọng là thể hiện bình đẳng về A. nghĩa vụ pháp lí. B. trách nhiệm pháp lí. C. nghĩa vụ đạo đức. D. trách nhiệm đạo đức. Câu 16: Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Khả năng đảm bảo thi hành cao. B. Hiệu lực tuyệt đối. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 17: Công trình xây dựng K không tuân thủ các quy định về an toàn lao động nên đã để xảy ra vụ thanh sắt rơi, làm một người phụ nữ đang đi đường tử vong. Cơ quan Cảnh sát điều tra quận X, nơi xảy ra vụ tai nạn trên đã khởi tố hình sự đối với chủ đầu tư công trình K. Việc làm này của Cảnh sát quận X đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính giáo dục của pháp luật. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 18: Bình đẳng về việc hưởng quyền trước pháp luật là mọi công dân đều được A. công khai danh tính người tố cáo . B. ủy quyền bỏ phiếu bầu cử . C. tìm kiếm việc làm theo quy định D. miễn, giảm mọi loại thuế . Câu 19: Cung và giá cả có mối quan hệ như thếnào? A. Giá thấp thì cung tăng. B. Giá cao thì cung tăng. C. Giá biến động nhưng cung không biến động. D. Giá cao thì cung giảm. Câu 20: Nghi ngờ K lấy trộm máy tính xách tay của mình nên chị M đã tự ý xông vào nhà K để lục soát tìm kiếm. Chị M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 21: Trường hợp bạn A đủ 16 tuổi nhưng không sử dụng xe trên 50cm3 là hình thức thực hiện nào của pháp luật? A. Áp dụng pháp luật B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 22: Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Ông K, ông M và anh S. B. Ông K, bà N và anh S. C. Ông M và anh S. D. Ông K và ông M Câu 23: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hành chính khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây? A. Chiếm dụng hành lang giao thông. B. Mua bán người qua biên giới. C. Tổ chức hoạt động khủng bố D. Sản xuất vũ khí quân dụng. Câu 24: Ông M chuyển từ sản xuất bánh kẹo sang chế biến hải sản đóng hộp là mặt hàng đang được ưa chuộng trên thị trường nên thu được nhiều lợi nhuận. Ông M đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
- A. Xóa bỏ sự phân hóa giàu – nghèo B. Tích cực thu hút ngân sách quốc gia. D. C. Bảo mật quy trình phân phối sản phẩm. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa Câu 25: Hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân là gì? A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm dân sự. C. Vi phạm hình sự D. Vi phạm kỷ luật. Câu 26: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục A. Thời gian lao động cá biệt B. Giá trị sử dụng của hàng hóa C. Giá trị trao đổi D. Giá trị hàng hóa Câu 27: Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây ? A. Xây dựng nhà ở khi chưa được cấp phép . B. Từ chối nhận tài sản thừa kế C. Tàng trữ , vận chuyển và lưu hành tiền giả . D. Lấn chiếm công trình giao thông . Câu 28: Do mâu thuẫn trên Facebook nên A và M hẹn gặp C và H để hòa giải. Biết chuyện này, anh trai của A đã rủ N chặn đường gây gổ với H và C. Do bị đuổi đánh nên C đã dùng dao đâm N bị thương nặng. Những ai dưới đây không phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Anh trai A, N, M, C, H. B. Anh trai A, C, H, N. C. H, M, A D. Anh trai A, M, N, H, A. Câu 29: Bạn M (18 tuổi) rủ N (15 tuổi) cùng thực hiện hành vi cướp giật mũ của một người phụ nữ đi xe máy trên đường. Tòa án xét xử hai bạn với mức án khác nhau là thể hiện A. bình đẳng về nghĩa vụ công dân. B. bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. bất bình đẳng về nghĩa vụ. D. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí Câu 30: Tại cuộc họp tổ dân phố X, vì bà P tố cáo việc ông S nhập khẩu trái phép tôm càng đỏ nên ông S đà đánh bà P bị ngất xiu. Thấy vậy, chủ tọa là ông C đã tạm dừng cuộc họp và đề nghị anh B, là y tá đồng thời là người duy nhất có xe ô tô, đưa bà P đi cấp cứu. Nhưng do có mâu thuẫn cá nhân từ trước, anh B đã từ chối đề nghị của ông C, buộc ông phải gọi xe cứu thương đưa bà P đến bệnh viện. Những ai sau đây đã sử dụng pháp luật? A. Ông S, ông C và bà P. B. Ông S và anh B C. Anh B, bà P và ông C D. Bà P và ông C Câu 31: Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính phù hợp về mặt nôi dung. C. Tính bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 32: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì? A. Tư liệu lao động. B. Tài nguyên thiên nhiên C. Đối tượng lao động. D. Công cụ lao động. Câu 33: Việc làm chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị? A. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị. B. Điều tiết sản xuất. C . Tự phát từ quy luật giá trị. D. Điều tiết trong lưu thông. Câu 34: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật Câu 35: Những hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi hợp pháp các cá nhân, tổ chức là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Phổ biến pháp luật. B. Xây dựng pháp luật C. Thực hiện pháp luật. D. Ban hành pháp luật. Câu 36: Công dân bị phân biệt dân tộc, tôn giáo trong việc hưởng quyền là vi phạm nội dung nào dưới đây? A . Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. C. Bình đẳng về dân tộc, tôn giáo. D. Bình đẳng trước pháp luật Trang 3/4 - Mã đề thi 209 -
- Câu 37: Phát biểu nào sai khi nói về vai trò của pháp luật? A. Pháp luật được bảo đảm bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước B. Pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lý xã hội. C. Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật. D. Quản lý xã hội bằng pháp luật bảo đảm tính công bằng, dân chủ. Câu 38: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều A. bị xử lí nghiêm minh. B. được giảm nhẹ hình phạt. C. được đền bù thiệt hại. D. bị tước quyền con người. Câu 39: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng A. đối với người sản xuất kinh doanh.B. đối với người vi phạm C. trong một số lĩnh vực quan trọng. D. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Câu 40: Hàng hoá là sản phẩm của lao động để thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua A. trao đổi mua – bán. B. Phân phối, sử dụng. C. Quá trình lưu thông. D. sản xuất, tiêu dùng HẾT