Đề thi thử tốt nghiệp - Môn: Hóa Học - Mã đề: 001

doc 4 trang hoaithuong97 6430
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp - Môn: Hóa Học - Mã đề: 001", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_mon_hoa_hoc_ma_de_001.doc

Nội dung text: Đề thi thử tốt nghiệp - Môn: Hóa Học - Mã đề: 001

  1. TRƯỜNG THPT YÊN KHÁNH A ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2020-2021 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi thành phần: HÓA HỌC (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh: Mã đề: 001 Số báo danh: Cho biết: - Nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Br =80; Ag = 108; Ba = 137. - Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 41: Dãy Ion nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng tính oxi hóa? A. Ag+, Fe3+ B. Cu2+, Zn2+ C. Mg2+, Cu2+ D. A13+, Fe+ Câu 42: Polime nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ trong thành phần phân tử? A. PVC. B. Tơ olon. C. Nilon-6,6. D. Cao su buna-N. Câu 43: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ thiên nhiên. B. Cao su lưu hóa, nhựa bakelit có cấu trúc mạch không phân nhánh. C. Tơ nilon-6,6, tơ nilon -6, tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. D. Tơ nitron, cao su buna được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. Câu 44: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 đặc, nguội? A. Fe. B. Al. C. Cr. D. Cu. Câu 45: Khử hoàn toàn 3,32g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 bằng CO dư. Dẫn hỗn hợp khí thu được sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 4g kết tủa. Khối lượng Fe thu được là A. 6,28g B. 2,86g C. 6,82g D. 2,68g Câu 46: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. Glucozơ và fructozơ. B. Saccarozơ và glucozơ. C. Saccarozơ và xenlulozơ. D. Fructozơ và saccarozơ Câu 47: Chất nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom? A. etan. B. stiren. C. axetilen. D. etilen. Câu 48: Chất nào sau đây có tính bazơ? A. CH3COOH. B. CH3NH2. C. CH3COOC2H5. D. (C17H35COO)3C3H5 Câu 49: Saccazozo không thuộc loại A. hợp chất tạp chức. B. cacbohidrat. C. monosaccarit. D. đisaccarit. Câu 50: Chất không tác dụng được với dung dịch NaOH loãng là A. MgCl2. B. Al(OH)3. C. NaHCO3. D. Cr2O3 Câu 51: Chất hữu cơ X không tác dụng Na, tác dụng NaOH, tham gia tráng bạc và có phản ứng trùng hợp tạo polime. Công thức cấu tạo phù hợp tính chất của X là A. HCOOC2H5. B. H-COO-CH=CH2. C. CH3-COO-C2H5. D. CH2=CH-COOH. Câu 52: Cho các nhận định sau: (1) Chất béo thuộc loại hợp chất este. (2) Các este không tan trong nước do nhẹ hơn nước. (3) Khi đun chất béo lỏng với hiđro có Ni xúc tác thì thu được chất béo rắn. Trang 1/4 - Mã đề thi 001
  2. (4) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo. (5) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu. (6) Các este không tan trong nước và nổi lên trên mặt nước là do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước và nhẹ hơn nước. (7) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (8) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật. Số nhận định đúng là: A. 5. B. 6. C. 7. D. 4. Câu 53: Sắt tác dụng với lượng dư chất nào sau đây tạo thành hợp chất Fe (III)? A. S. B. HNO3. C. HCl. D. Cu(NO3)2. Câu 54: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X (bằng NaOH), thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 43,20. B. 24,47. C. 21,60. D. 46,07. Câu 55: Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là một quá trình hoá học. Quá trình này kéo dài hàng triệu năm. Phản ứng hoá học nào sau đây biểu diễn qúa trình hoá học đó? A. Mg(HCO3)2 Mg CO3 + O2 + H2O. B. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2. C. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O. D. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2. Câu 56: Chất nào sau đây có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH? A. Metylamin. B. Glyxin. C. Lysin. D. Axit glutamic. Câu 57: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. KOH B. Al. C. Fe(OH)2. D. Al(OH)3. Câu 58: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH-COOCH3. Tên gọi của X là A. metyl acrylat. B. vinyl axetat C. propyl fomat. D. metyl axetat. Câu 59: X là một loại quặng sắt. Cho X tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc nóng dư, chỉ thu được dung dịch Y và không thấy khí thoát ra. X là: A. pirit. B. manhetit. C. xiđerit. D. hematit Câu 60: Nguyên tắc điều chế kim loại kiềm là A. oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử bằng pp điện phân dung dịch B. khử nguyên tử kim loại thành ion bằng phương pháp nhiệt luyện C. khử ion kim loại kiềm thành nguyên tử bằng phương pháp điện phân nóng chảy D. oxi hóa nguyên tử kim loại thành ion bằng phương pháp thủy luyện Câu 61: Hợp kim natri và kim loại X có nhiệt độ nóng chảy là 70°C dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân. Kim loại X là A. K B. Al C. Ca D. Li Câu 62: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 thu được 0,01 mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là: A. 0,81. B. 0,27. C. 1,35. D. 0,54. Câu 63: Công thức của phèn chua là: A. Al(NO3)3.KNO3. 18 H2O B. K2SO4. Al2(SO4)3.12H2O C. K2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O D. AlCl3.KCl. 12H2O Câu 64: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là: A. Ca. B. Be. C. Mg. D. Cu. Câu 65: Phát biểu nào sau đây sai? A. Nước vôi trong là dung dịch Ca(OH)2. B. Khí SO2 là tác nhân chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính. C. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong khẩu trang y tế và mặt nạ Trang 2/4 - Mã đề thi 001
  3. phòng độc. D. Nicotin (có nhiều trong thuốc lá) có thể gây ung thư phổi. Câu 66: Thành phần chính của phâm đạm ure là A. Ca(H2PO4)2. B. (NH2)2CO. C. (NH4)2CO3 D. NH4NO3. Câu 67: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường là A. Na, Ba, K B. Na, Cr, K C. Be, Na, Ca D. Na, Mg, K Câu 68: Cho 0,15 mol Glyxin phản ứng với dung dịch NaOH dư. Khối lượng NaOH tham gia phản ứng là A. 4 gam. B. 8 gam. C. 6 gam. D. 16 gam. Câu 69: Kim loại có ưu điểm nhẹ, bền đối với không khí và nước nên được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ôtô, xe lửa. Kim loại đó là A. Crôm B. Đồng C. Sắt D. Nhôm Câu 70: Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este thủy phân ra cùng một muối? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 71: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch HCl dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2. (2) Dần khí CO2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2. (3) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. (4) Cho dung dịch NH3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. (5) Cho dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl. (6) Cho nước cứng vĩnh cửu tác dụng với dung dịch Na3PO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 72: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit. (b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen. (c) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng. (d) Xenlulozo thuộc loại polisaccarit. (e) Tất cả các polipeptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu tím. 0 (g) Tripanmitin tham gia phản ứng cộng H2 (t , Ni). Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 73: Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 2,055 mol O2, thu được 32,22 gam H2O; 35,616 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn hơn trong Z là: A. 14,42%. B. 16,05%. C. 13,04%. D. 26,76%. Câu 74: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Na, Na 2O, Ba và BaO vào nước, thu được 0,15 mol khí H2 và dung dịch X. Sục 0,32 mol khí CO 2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và kết tủa Z. Chia dung dịch Y làm 2 phần bằng nhau. + Cho từ từ phần 1 vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M thấy thoát ra 0,075 mol khí CO2. + Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 0,6M vào phần 2, thấy thoát ra 0,06 mol khí CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là. A. 20,92 gam B. 28,28 gam C. 30,68 gam D. 25,88 gam Câu 75: Hỗn hợp X chứa một số este đơn chức, một số aminoaxit và một số hidrocacbon (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 1,2 mol O2 thu được hỗn hợp gồm CO2; 0,8 Trang 3/4 - Mã đề thi 001
  4. 0 mol H2O và 0,04 mol N2. Hidro hóa hoàn toàn 0,26 mol X cần dùng a mol khí H2 (xúc tác Ni, t ). Giá trị của a là? A. 0,38 B. 0,26 C. 0,22 D. 0,30 Câu 76: Cho một luồng khí O2 qua 8,48 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Cu sau một thời gian thu được 10,08 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 (dư 20% so với lượng phản ứng). Sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa 43,101 gam chất tan và 1,792 lít hỗn hợp khí T gồm NO và NO2 (đktc) có tỷ khối so với H2 là 18. Số mol HNO3 bị khử gần nhất với: A. 0,087 B. 0,084 C. 0,092 D. 0,081 Câu 77: X, Y, Z là ba este đều no và mạch hở (không chứa nhóm chức khác và M X < MY < MZ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol T và hỗn hợp F chứa hai muối A và B có tỉ lệ mol tương ứng là 5:3 (M A < MB). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 12 gam đồng thời thu được 4,48 lít khí H 2 (đo ở đktc). Đốt cháy toàn bộ F thu được Na2CO3, CO2 và 6,3 gam H2O. Số nguyên tử hiđro có trong Y là A. 10. B. 2. C. 8. D. 6. Câu 78: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol. (b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp. (c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. (d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu mỡ bôi trơn thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự. (e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol. Số phát biểu sai là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 79: Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 (đktc) vào V ml dung dịch chứa NaOH 2,75M và K2CO3 1M. cô cạn dung dịch sau phản ứng ở nhiệt độ thường thu được 64,5 gam chất rắn khan gồm 4 muối. Giá trị của V là A. 150. B. 200. C. 140. D. 180. Câu 80: Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,87 gam só với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X trong dụng dịch NaOH (dư) đun nóng, thu được dung dịch chưa a gam muối. Giá trị của a là A. 9,74. B. 7,63. C. 8,34. D. 4,87. Hết Trang 4/4 - Mã đề thi 001