Đề thi thử THPT quốc gia - Môn: Ngữ Văn lớp 12

doc 5 trang hoaithuong97 6560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia - Môn: Ngữ Văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_lop_12.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT quốc gia - Môn: Ngữ Văn lớp 12

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Nếu bạn được tặng một chiếc xe Rolls Royce, một món đồ trang sức bằng đá quí hoặc một thứ gì đó rất đắt tiền, bạn sẽ chăm chút nó như thế nào?Tôi nghĩ câu trả lời thật rõ ràng, bạn sẽ nâng niu, giữ gìn nó rất cẩn thận. Còn nếu bạn được tặng một cuộc đời – cuộc đời của chính bạn, bạn sẽ chăm sóc nó thế nào? Tôi cho rằng đôi khi bạn đã không quan tâm đến cuộc đời mình bằng những của cải mà bạn sở hữu. Đời sống là một nhạc cụ diệu kì, hãy học cách sử dụng nó và gảy lên những khúc nhạc tuyệt vời bằng tất cả khả năng của bạn. Nhưng trên hết, hãy đối xử với cuộc đời bạn bằng sự trân trọng xứng đáng. Hãy nhớ, cuộc đời bạn chính là món quà huyền diệu nhất mà cuộc sống ban tặng. Bạn chính là người gieo trồng, kiến tạo nên cuộc đời mình thông qua lời nói và hành động. Vậy hãy nghĩ đến lời bạn nói, những việc bạn làm. Tương lai của thế giới này sẽ ra sao, một phần phụ thuộc vào bạn. Chúng ta không thêu dệt nên cuộc đời, chúng ta chỉ là một phần trong đó. Bất cứ điều gì chúng ta làm với cuộc đời này cũng là làm cho chính chúng ta. (Theo Quà tặng cuộc sống – Dr. Bernie S. Siegel. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.9). Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính? Câu 2: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: Hãy đối xử với cuộc đời bạn bằng sự trân trọng xứng đáng ? Câu 3: Anh/chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: Bạn chính là người gieo trồng, kiến tạo nên cuộc đời mình thông qua lời nói và hành động hay không? Vì sao? Câu 4: Nếu được chọn một hạt giống để gieo trồng nên cuộc đời mình, anh/chị sẽ chọn hạt giống nào? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 5 đến 7 dòng). PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm): Câu 1: (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo thao tác lập luận bình luận, nêu quan điểm của anh/chị về ý kiến của người viết được nêu ra trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu Tôi cho rằng đôi khi bạn đã không quan tâm đến cuộc đời mình bằng những của cải mà bạn sở hữu. Câu 2: (5,0 điểm)
  2. Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, khi đối thoại với xác hàng thịt, hồn Trương Ba đã nói: “Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn ”. Sau đó, khi đối thoại với Đế Thích, hồn lại nói: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”. (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ. Dẫn theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam). Phân tích nhận thức của Hồn Trương Ba qua những đối thoại trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. .Hết .
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐÁP ÁN THI THỬ THPTQG MÔN: NGỮ VĂN (Gồm 03 trang) Phần Nội dung Điểm I PHẦN ĐỌC HIỂU 3,0đ 1 Phương thức nghị luận 0,5đ 2 HS nêu cách hiểu của bản thân về ý kiến: hãy đối xử với cuộc đời bạn 0,75đ bằng sự trân trọng xứng đáng. Câu trả lời làm rõ được nghĩa của từ ‘trân trọng”: quí trọng, coi trọng, trân quí, nâng niu bản thân mình. 3 HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc phản đối, hoặc cả hai với quan điểm 0,75đ của tác giả: Bạn chính là người gieo trồng, kiến tạo nên cuộc đời mình thông qua lời nói và hành động. Câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục. 4 HS nêu ra một “hạt giống” để “gieo trồng” cuộc đời mình và lí giải ý 1,0đ nghĩa/vai trò/tầm quan trọng của “hạt giống” ấy trong việc góp phần xây dựng nhân cách, trí tuệ của bản thân, giúp bản thân tồn tại và phát triển, thành công và hạnh phúc. (Câu trả lời cần sáng tạo, hợp lí có sức thuyết phục). II PHẦN LÀM VĂN 7,0đ Câu 1 a. Đảm bảo yêu cầu hình thức: 0,25đ đoạn văn nghị luận theo trình tự lập luận của thao tác bình luận, không được xuống dòng khi chưa hết đoạn khoảng 200 chữ b. Đảm bảo yêu cầu về nội dung đoạn văn: Xác định đúng vấn đề 0,25đ nghị luận (ý kiến: Tôi cho rằng đôi khi bạn đã không quan tâm đến cuộc đời mình bằng những của cải mà bạn sở hữu). c. Triển khai vấn đề nghị luận: Theo thao tác lập luận bình luận để 1,0đ triển khai vấn đề nghị luận trên những ý sau: - Nêu ý kiến bình luận. - Nêu thái độ của mình về ý kiến ( đồng tình, phản đối, ) - Nêu lí lẽ và dẫn chứng để bảo vệ quan điểm bản thân - Đưa ra những lời bàn sâu rộng về ý kiến. d. Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp 0,25đ e. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, cách diễn đạt mới mẻ 0,25đ Câu 2 Phân tích nhận thức của Hồn Trương Ba qua những lời thoại “ 5,0đ
  4. Không! thẳng thắn” và “Không thể chẳng cần biết”, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học với nội dung tương ứng 0,25đ mỗi phần b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự thay đổi trong nhận thức của 0,5đ Hồn Trương Ba qua những lời thoại . c. Triển khai vấn đề nghị luận: Có hệ thống luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 0.5đ c1: Giới thiệu khái quát về tác giả Lưu Quang Vũ, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt và vấn đề nghị luận: Sự thay đổi của Hồn qua những lời thoại. c2: Phân tích nhận thức của Hồn qua những lời thoại: - Lời thoại với Xác hàng thịt: quay xung quanh vấn đề: Có hay không có sự phụ thuộc của Hồn Trương Ba cao khiết, nhân hậu vào xác 0.5đ hàng thịt phàm phu tục tử. Trong khi xác khẳng định và đưa ra những bằng chứng cho thấy hồn không tách ra khỏi xác được, thậm chí còn bị xác sai khiến, lấn át, bị dung tục hóa, phải hòa với xác làm một thì hồn vẫn cho rằng: “Không! Ta vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Nghĩa là hồn không bị tha hóa, không bị phụ thuộc vào xác, vẫn là ông Trương Ba cao khiết, nhân hậu. Lời nói của Trương Ba cho thấy sự ngộ nhận của hồn về chính 0.75đ mình, đổ hết mọi tội lỗi cho xác. - Lời thoại với Đế Thích: Sau khi nghe xác hàng thịt và những người thân trong gia đình chỉ ra sự tha hóa, phụ thuộc của hồn vào xác, hồn đã gọi Đế Thích xuống để nói về việc mình không thể mang thân xác hàng thịt được nữa. Hồn đã nói với Đế Thích: “Không thể chẳng cần biết”, Trương Ba đã: + Nhận thức được mình đang phải sống cuộc sống “bên trong một 0.75đ đằng, bên ngoài một nẻo”, thân mình phải “sống nhờ anh hàng thịt”. Nghĩa là ông đã nhận ra sự phụ thuộc, chắp vá, vay mượn, Ông không được là mình một cách toàn vẹn. Điều này làm hồn vô cùng đau đớn. +Từ chối dứt khoát cuộc sống vay mượn, chắp vá: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. +Khao khát được là chính mình: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. + Phê phán suy nghĩ giản đơn và hành động vô trách nhiệm của Đế 0.75đ Thích: Ông chỉ nghĩ là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! c3: Chỉ ra sự thay đổi của hồn Trương Ba qua những lời thoại: Từ chỗ cao giọng khẳng định mình không bị phụ thuộc vào xác, mình
  5. vẫn là mình, Trương Ba đã ý thức sâu sắc được bi kịch mà mình đang phải trải qua – sống vay mượn, chắp vá, phụ thuộc vào người khác, không được sống là chính mình. c4: Đánh giá: 0.5đ -Tác giả đã chỉ ra thay đổi trong nhận thức của hồn qua những lời thoại. Sự thay đổi đó cho thấy Trương Ba đã ý thức được bi kịch bị tha hóa của mình và trăn trở về lẽ sống, sống thế nào. - Những lời thoại góp phần đẩy xung đột kịch lên cao. - Mượn lời của nhân vật để làm nổi bật bi kịch của con người phải sống vay mượn, chắp vá, trái với tự nhiên; đồng thời cổ vũ cho việc con người cần phải được sống là chính mình, có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác. d. Thể hiện khả năng cảm thụ tốt, suy nghĩ sâu sắc, cách diễn đạt mới 0,25đ mẻ, sáng tạo trong diễn đạt. e. Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25đ