Đề thi thử THPT quốc gia - Môn: Hóa học 12

docx 3 trang hoaithuong97 6520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia - Môn: Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_12.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT quốc gia - Môn: Hóa học 12

  1. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT) Câu 1: Sắt (II) clorua là chất keo tụ được sử dụng để trợ lắng làm trong nước thải các ngành dệt nhuộm, sơn, xi mạ, chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, bệnh viện, Công thức của sắt (II) clorua là: A. FeCl2. B. Fe(NO 3)3. C. Fe 2(SO4)3. D. FeCl 3. Câu 2: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây ? A. Cu. B. Na. C. Al. D. Mg. Câu 3: Số oxi hóa của crom trong hợp chất K2CrO4 là: A. +3. B. +2. C. +5. D. +6. Câu 4: Cho dãy các kim loại: Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại trong dãy có tính khử mạnh nhất là: A. Cu. B. Al. C. Ag. D. Mg. Câu 5: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là: A. CO2 rắn. B. SO 2 rắn. C. CO rắn. D. H2O rắn. Câu 6: Thành phần chính của quặng photphorit là: A. Ca3(PO4)2. B. CaHPO 4. C. Ca(H2PO4)2. D. NH 4H2PO4. Câu 7: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch? A. Cu. B. Al. C. Na. D. Mg. Câu 8: Chất có thể trùng hợp tạo ra polime là A. HCOOCH3. B. CH 2=CH-COOH. C. CH3OH. D. CH3COOH. Câu 9: Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại? A. nhiệt độ nóng chảy. B. tính dẫn điện. C. tính cứng. D. khối lượng riêng. Câu 10: Kim loại cứng nhất, có thể rạch được thủy tinh là: A. Cr. B. Pb. C. Os. D. W. Câu 11: Đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, thủy tỉnh Thành phần chính của đá vôi là: A. CaCO3. B. MgCO 3. C. FeCO3. D. CaSO4. Câu 12: Kim loại nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch kiềm ? A. Na. B. Fe. C. Al. D. Mg. Câu 13: Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4 ? A. Ag. B. Al. C. Fe. D. Zn. Câu 14: Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và A. phenol. B. glixerol. C. Etilen glicol. D. etanol. Câu 15: Chất nào sau đây thuộc loại este? A. H2NCH2COOH. B. CH 3COONa. C. CH3COOCH3. D. C2H5OH. Câu 16: Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử lysin là: A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 17: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. H2NCH2COOH. B. C 2H5NH2.
  2. C. C2H5OH. D. CH 3COOH. Câu 18: Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét. Tơ nitron được tổng hợp từ monome nào sau đây ? A. Vinyl clorua. B. Acrilonitrin. C. Axit ε-aminocaproic. D. Caprolactam. Câu 19: Chất nào sau đây không dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời? A. Ca(OH)2. B. Na 2CO3. C. HCl. D. Na 3PO4. Câu 20: Ankin là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là: A. CnH2n-2 (n ≥ 2). B. C nH2n (n ≥ 2). C. CnH2n+2 (n ≥ 1). D. CnH2n-6 (n ≥ 6). Câu 21: Chất nào sau đây là polisaccarit ? A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Fructozơ. D. Xenlulozơ. Câu 22: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là: A. glucozơ và saccarozơ. B. saccarozơ và glucozơ. C. saccarozơ và sobitol. D. glucozơ và fructozơ. Câu 23: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội. Phát biểu nào sau đây sai ? A. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng. B. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam. C. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất. D. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa. Câu 24: Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), polistiren, poli(etylen terephtalat), nilon- 6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ở nhiệt độ cao, các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại B. Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O C. Để bảo quản kim loại kiềm, người ta thường ngâm chúng trong dầu hỏa. D. Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. Câu 26: Cho hỗn hợp gồm kim loại Zn và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa hai muối và một kim loại. Muối trong dung dịch X là: A. FeSO4, Fe2(SO4)3. B. ZnSO 4, FeSO4. C. ZnSO4. D. ZnSO4, Fe2(SO4)3.)
  3. TẢI TOÀN BỘ ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN TẠI ĐÂY thptqg-m%C3%B4n-h%C3%B3a-s%E1%BB%9F-gd-%C4%91t-ki%C3%AAn-giang- n%C4%83m-2021