Đề thi thử THPT quốc gia - Môn: Hóa 12 - Mã đề thi 201

docx 5 trang hoaithuong97 5660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia - Môn: Hóa 12 - Mã đề thi 201", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_12_ma_de_thi_201.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT quốc gia - Môn: Hóa 12 - Mã đề thi 201

  1. Trường Đại học Sư Phạm TPHCMKỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 Trường Trung học Thực hành Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Mã đề: 201 Môn: HÓA HỌC Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Học sinh không sử dụng tài liệu- kể cả bảng tuần hoàn. Cho: H:1; Li:7; Na:23; K:39; Be: 9; Mg:24; Ca:40; Ba:137; Al:27; C:12; Si:28; Sn:119; Pb: 207; N:14; P:31; O:16; S:32; F:19; Cl:35,5; Br:80; I:127; Fe: 56; Mn:55; Ni:59; Ag:108; Cu:64; Zn:65. Câu 41: Cho hỗn hợp bột Al, Al2O3, Fe2O3 vào dd NaOH lấy dư, chất bị hòa tan và tạo khí là A. Al, Al2O3. B. Fe 2O3. C. Al.D. Al 2O3. Câu 42: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2? A. Etan. B. Etanol. C. Etilenglicol. D. Axetilen. Câu 43: Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Muối trong X là: A. FeCl2.B. FeCl 2 và CuCl2.C. CuCl 2.D. FeCl 2, FeCl3 và CuCl2. Câu 44: Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử axit glutamic là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 45: Dung dịch nào sau đây có pH < 7? A. CH3COOH. B. NaOH. C. Na2SO4. D. NaCl. Câu 46: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí H2? A. Cu. B. CaCO3. C. Fe. D. Fe3O4. Câu 47: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe không tác dụng với dung dịch nào sau đây? A. NaOH. B. CuSO4. C. HNO3. D. HCl. Câu 48: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện? A. Na. B. Mg. C. Al. D. Cu. Câu 49: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Polistiren. B. Poli(metyl metacrylat). C. Poliisopren. D. poli(etylen terephtalat). Câu 50: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Mg. B. Zn. C. Al. D. Cu. Câu 51: Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào dưới đây? A. FeS2. B. FeO. C. Fe(OH)3. D. Fe(NO3)2. Câu 52: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Na. B. Ca. C. Cu. D. Fe. Câu 53: Thuỷ phân tristearin có công thức (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH thu được glixerol và muối X. Công thức của X là A. C17H31COONa. B. C17H35COONa. C. HCOONa. D. CH3COONa. Câu 54: Cacbonđioxit là chất khí độc, khi thải ra môi trường thì gây ô nhiễm không khí. Công thức của cacbonđioxit là A. CO2. B. CO. C. NO. D. NO2. Câu 55: Cho vài mẫu đất đèn bằng hạt ngô vào ống nghiệm X đã đựng sẵn 2ml nước. Đậy nhanh X bằng nút có ống dẫn khí gấp khúc sục vào ống nghiệm Y chứa 2 ml dung dịch AgNO3 trong NH3. Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm Y là A. có kết tủa trắng. B. có kết tủa màu vàng nhạt. C. có kết tủa màu đen. D. có một lớp kim loại màu sáng. Câu 56: Quặng pirit sắt có thành phần chính là A. FeS2.B. Fe 3O4.C. Fe 2O3.D. FeCO 3. Câu 57: Canxi cacbonat được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Công thức của canxi cacbonat là A. Ca(OH)2. B. CaO. C. CaSO4. D. CaCO3. Câu 58: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh giấy quỳ tím? A. Axit glutamic. B. Etylamin. C. Anilin. D. Phenol. Câu 59: Tên gọi của este CH3COOCH3 là A. Etyl fomat. B. Etyl axetat. C. Metyl axetat. D. Metyl fomat. Câu 60: Chất nào sau đây không được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
  2. A. Na2CO3. B. HCl. C. Na3PO4. D. dd Ca(OH)2 vừa đủ. Câu 61: Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím. B. Dung dịch glyxin làm xanh quỳ tím. C. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng. D. Dung dịch alanin không làm đổi màu quỳ tím. Câu 62: Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: tằm, capron, visco, nitron, nilon-6 và nilon-6,6? A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 63: Cho 15,0 gam hỗn hợp các amin gồm anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng (gam) sản phẩm thu được có giá trị là A. 16,825.B. 20,180.C. 21,123.D. 17,350. Câu 64: Este X chứa vòng benzen có công thức phân từ là C8H8O2. X có khả năng tráng bạc. Có bao nhiêu chất có thể là X? A. 2.B. 4.C. 3.D. 6. Câu 65: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm dựng 2 ml dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Chất X là A. Etilen. B. Axit axetic. C. Etanol. D. Anilin. Câu 66: Để loại bỏ Al, Fe ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al và Fe, có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây? A. FeCl2. B. NaOH. C. HNO 3.D. HCl. Câu 67: Cho 16,8 gam Fe vào dung dịch HNO3 dư đến khi phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí NO duy nhất ở đktc. Giá trị V là A. 4,48.B. 6,72.C. 2,24.D. 1,12. Câu 68: Cho 0,1 mol Fe3O4 tan hết trong dung dịch HNO3 loãng tạo m gam muối. Giá trị của m là A. 24,2. B. 54. C. 18.D. 72,6. Câu 69: Thực hiện các thí nghiệm sau: (I) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng. (II) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng. (III) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng. (IV) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng. Số thí nghiệm không có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 70: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo X cần dùng vừa đủ 450 ml dung dịch NaOH 1M, thu được glixerol và hỗn hợp Y gồm ba muối của axit oleic, axit panmitic và axit stearic. Giá trị m là A. 132,6. B. 124,8. C. 132,9. D. 129,0. Câu 71: Người ta thường dập tắt các đám cháy bằng khí CO 2 bởi các bình chữa cháy thông thường, nhưng phương pháp này không thể áp dụng để chữa các đám cháy hóa chất có kim loại mạnh như Al, Mg,v.v do sẽ xảy ra phản ứng (toả nhiệt) tạo sản phẩm oxit kim loại và A. C (cacbon). B. CO. C. CO hoặc C (cacbon). D. CO và C (cacbon). Câu 72: Có các phát biểu sau đây: 1) Anilin không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm. 2) Anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút electron của gốc C6H5- đến nhóm - NH2. 3) Ảnh hưởng của nhóm -NH2 đến gốc C6H5- làm cho phân tử anilin tác dụng với dd Br2 tạo kết tủa trắng. 4) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. 5) Phản ứng chứng minh ảnh hưởng của nhóm -NH2 đến vòng thơm là phản ứng của anilin với dd HCl. Số phát biểu sai là: Câu 73: Hình vẽ dưới đây mô tả phương pháp điều chế khí CO 2 (tương đối tinh khiết) trong phòng thí nghiệm từ đá vôi CaCO3: Có bao nhiêu nhận xét đúng trong số các nhận xét sau:
  3. a) Bình (1) chứa H2SO4 đặc, bình (2) chứa HCl. b) Bình (1) chứa NaHCO3, bình (2) chứa H2SO4 đặc. c) Bình (1) chứa K2CO3, bình (2) chứa H2SO4 đặc. d) Bình (1) chứa dd NaCl bão hoà, bình (2) chứa H2SO4 đặc. e) Không nên dùng dd H2SO4 thay cho dd HCl đặc. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 74: Chất có trong khói thuốc lá gây hại cho sức khỏe con người là A. cocain. B. nicotin. C. cafein. D. heroin. Câu 75: Natri hiđrocacbonat có công thức là A. Na2SO4. B. Na2CO3. C. CaCO3. D. NaHCO3. Câu 76: Thủy phân este nào sau đây thu được ancol etylic (CH3CH2OH)? A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3. C. HCOOCH2CH3. D. CH3CH2COOCH3. Câu 77: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. glucozơ. B. tinh bột. C. xenlulozơ. D. saccarozơ. Câu 78: Hiđroxit nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính? A. Al(OH)3. B. Mg(OH)2. C. Fe(OH)2. D. Ba(OH)2. Câu 79: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+ ? A. [Ar]3d4. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d3. D. [Ar]3d6. Câu 80: Ở điều kiện thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. NaCl. B. ZnCl2. C. FeCl3. D. MgCl2. Câu 81: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. Axit glutamic. B. Anilin. C. Etylamin. D. Axit axetic. Câu 82: Theo Are – ni – ut, chất nào dưới đây là bazơ? A. KOH. B. HCl. C. H2SO4. D. NaCl. Câu 83: Chất X có công thức CH3-NH2. Tên gọi của X là A. anilin. B. etylamin. C. metylamin. D. propylamin. Câu 84: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây không tác dụng với nước? A. Ba. B. Na. C. Be. D. Ca. Câu 85: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân? A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Glucozơ. Câu 86: Chất hữu cơ nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng anken? A. C3H8. B. C2H2. C. CH4. D. C4H8. Câu 87: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên? A. Tinh bột. B. Polietilen. C. Tơ nilon-6. D. Tơ visco. Câu 88: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng toàn phần? A. MgCO3. B. Na3PO4. C. Na2SO4. D. Ca(OH)2. Câu 89: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Al. B. Li. C. Ba. D. K. Câu 90: Công thức của tripanmitin là A. C15H31COOH. B. (C15H31COO)3C3H5. C. (C17H31COO)3C3H5. D. (C17H35COO)3C3H5. Câu 91: Đá vôi chứa thành phần chính là A. CaCl2. B. CaCO3. C. CaSO4. D. Ca(NO3)2. Câu 92: Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch H2SO4 loãng? A. Fe. B. Na. C. Al. D. Cu. Câu 93: Dung dịch nào sau đây hòa tan hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4 có thoát ra khí? A. HNO3 loãng. B. H2SO4 loãng. C. CH3COOH. D. HCl loãng. Câu 94: Kết tủa Fe(OH)2 sinh ra khi cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch A. HCl. B. KNO3. C. KOH. D. NaCl. Câu 95: Hoà tan hoàn toàn 4,8 gam Mg trong dung dịch CuSO4 dư. Khối lượng kim loại Cu tạo ra là: A. 9,6 gam. B. 25,6 gam. C. 6,4 gam. D. 12,8 gam. Câu 96: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm mì chính. B. Dung dịch protein có phản ứng màu biure. C. Etylamin là amin chứa vòng benzen. D. Phân tử Gly-Val (mạch hở) có ba nguyên tử oxi. Câu 97: Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), polistiren, poli(etylen-terephtalat), nilon-6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
  4. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 98: Thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng? A. Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl dư. B. Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. C. Cho Fe vào dung dịch Fe(NO3)3 dư. D. Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư. Câu 99: Thủy phân hoàn toàn 21,9g Gly-Ala trong dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là: A. 30,075. B. 35,55. C. 32,85. D. 32,775. Câu 100: Cho 0,1 mol Al và 0,1 mol Na và nước dư, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 3,36. B. 2,24. C. 4,48. D. 5,60.