Đề thi thử Giữa học kì 1 môn Vật lí Lớp 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 4 trang Hùng Thuận 6110
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Giữa học kì 1 môn Vật lí Lớp 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_giua_hoc_ki_1_mon_vat_li_lop_10_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề thi thử Giữa học kì 1 môn Vật lí Lớp 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ GK SỐ 8 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I GV luyện thi THPT Quốc Gia MÔN: Vật Lý Lớp 10 Th.S Trần Đại Song Thời gian làm bài: 40 câu 60 phút (Phần trắc nghiệm ) 0988798549 Năm học 2021-2022 ( Mục tiêu ôn ngang 8 điểm từ bài 3 định luật Niutơn quay lại chuyển động thẳng đều) Câu 1. Chọn câu đúng: A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật. B. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của vật. C. Vật không thể chuyển động được nếu không có lực tác dụng vào vật. D. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng. Câu 2. Điều nào sau đây là đúng khi nói về phép tổng hợp lực? A.Tổng hợp lực là phép thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như toàn bộ các lực ấy. B.Phép tổng hợp lực không thể thực hiện bằng quy tắc hình bình hành. C.Phép tổng hợp lực thực chất là phép nhân các vectơ lực. D.Phép tổng hợp lực cũng làm tương tự như phân tích lực. Câu 3. Gọi F là hợp lực của hai lực F1, và F2 , có các độ lớn tương ứng là F, F1, F2 với F1>F2. Biểu thức đúng là: A. F F1 F2 . B. F = F1 + F2. C. F1 + F2 > F > F1 – F2. D. F = F1 = F2. Câu 4. Nếu F1,F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng thì: A. trong mọi trương hợp F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2. B. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2. C. trong mọi trường hợp F thỏa mãn │F1 - F2│ F F1+F2 . D. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2. Câu 5. Chọn đáp án sai về hợp lực của hai lực F1 và F2 với góc là góc hợp bởi hai vecto lực thành phần. A.Nếu =0 thì F = F1 +F2 B. = thì F =│F1 - F2│ C. Nếu = và F1> F2 thì F = F1 - F2 D. Nếu = /2 thì F = │F1 - F2│. Câu 6. Cho hai lực đồng qui có độ lớn bằng 5N và 16N, độ lớn của hợp lực là 11N thì góc hợp bởi hai lực đó là: A. 300 . B. 900. C. 600 . D.1800. Câu 7. Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 30N Để hợp lực có độ lớn bằng 30 2 (N) thì góc giữa hai lực đó bằng: A. 900 . B. 1200 . C. 600 . D. 00 . Câu 8. Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 150N và 200N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị có thể là độ lớn của hợp lực là: A.40NB. 250N C. 400N D. 500N 0 Câu 9. Cho hai lực đồng qui có độ lớn bằng F1 = 12N, góc hợp bởi F1 và mặt phẳng ngang là 30 và F2 =16N, góc hợp bởi F2 và mặt phẳng ngang như hình vẽ, độ lớn của hợp lực và góc hợp bởi hợp lực và mặt phẳng ngang là: A. 20N, 1200 . B. 4N,1300 C. 28N, 600 . D. 4N, 1500 . 30F0 1 Câu 10. Cho 3 lực đồng quy nằm trong một mặt phẳng có độ lớn bằng nhau và từng đôi một làm thành góc 1200. Hợp lực của chúng là: F2 A. F = 0N. B. F = 10N. C. 90N. D. 12N. F1 1200 F F3 2 Trang 1/đề số 8
  2. Câu 11. Một vật đang chuyển động với vận tốc 5m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì vật: A. chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều. B. dừng lại ngay. C. sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều với vận tốc 5m/s. D. chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Câu 12. Chọn câu đúng. A. Vật đang đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì vật sẽ chuyển động thẳng đều. B. Nếu lực tác dụng vào vật có độ lớn tăng dần thì vật sẽ chuyển động nhanh dần. C. Vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì vật sẽ chuyển động thẳng đều. D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó. Câu 13. Hai vật có khối lượng m 1 > m2 đang đứng yên, thì chịu tác dụng của hai lực kéo F1 F2 làm cho chúng chuyển động trên cùng một đường thẳng với gia tốc tương ứng a1, a2. Kết luận nào sau đây là đúng. A. a1 > a2 B. a1 m2 bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của hai lực cùng hướng và cùng độ lớn F1 = F2 = F. Quãng đường s1, s2 mà hai vật đi được trong cùng một khoảng thời gian sẽ là thỏa: s m s m s m s m A. 1 = 2 B. 1 = 1 C. 1 > 2 D. 1 < 2 s2 m1 s2 m2 s2 m1 s2 m1 Câu 20. Lực F1 tác dụng lên một vật trong khoảng thời 0,8s làm vận tốc của nó thay đổi từ 0,4m/s đến 0,8m/s. Lực F2 tác dụng vào vật đó trong khoảng thời gian 2s làm vận tốc của nó thay đổi từ 0,8m/s lên 1m/s. Tính tỉ số F 1/F2 là: A. 4 . B. 5 . C. 3. D. 2. Câu 21. Một vật rơi tự do trong giây cuối cùng rơi được một độ cao bằng 3/4 toàn bộ độ cao rơi. Thời gian rơi của vật là A. 0,67 s. B. 2,5 s. C. 3 s.D. 2 s. Câu 22: Một người thợ xây ném một viên gạch theo phương thẳng đứng cho một người khác ở trên tầng cao 4 m. Người này chỉ việc giơ tay ngang ra là bắt được viên gạch. Lấy g = 10m/s2. Để cho vận tốc viên gạch lúc người kia bắt được bằng không thì vận tốc ném là A. v = 6,32 m/s2. B. v = 6,32 m/s. C. v = 8,94 m/s2. D. v = 8,94 m/s. Trang 2/đề số 8
  3. Câu 23: Hai viên bi sắt được thả rơi cùng độ cao cách nhau một khoảng thời gian 0,5 s. Lấy g = 10 m/s 2. Khoảng cách giữa hai viên bi sau khi viên thứ nhất rơi được 1,5s là A. 6,25 m.B. 12,5 m. C. 5,0 m. D. 2,5 m. Câu 24: Một vật chuyển động có phương trình x t 2t2 (m). Kết luận nào sau đây là sai? A. Vật chuyển động nhanh dần đều. B. Gia tốc của vật là 2 m/s2 . C. Vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ. D. Vận tốc ban đầu của vật là 1 m/s. Câu 25: Khi đang chạy với vận tốc 36 km/h thì ô tô bắt đầu xuống dốc, lúc này đột nhiên ô tô bị mất phanh và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s 2 xuống hết đoạn dốc dài 960 m. Thời gian ô tô chạy xuống dốc là A. 60 giây. B. 30 giây. C. 120 giây. D. 90 giây. Câu 26: Ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều, sau 20 giây ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Vận tốc của ô tô sau 40 giây kể từ lúc bắt đầu tăng ga là A. 18 m/s. B. 28 m/s. C. 14 m/s. D. 24 m/s. Câu 27: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi chạy được 1,5 km thì đoàn tàu đạt vận tốc 36 km/h. Vận tốc của đoàn tàu khi chạy được 3km kể từ khi đoàn tàu bắt đầu rời ga là A. 20 m/s. B. 15 m/s. C. 14,1 m/s. D. 10 m/s. Câu 28: Một ô tô chạy đều trên con đường thẳng với vận tốc 30m/s vượt quá tốc độ cho phép và bị cảnh sát giao thông phát hiện. Chỉ 1 giây sau khi ô tô đi ngang qua một cảnh sát, anh này phóng xe đuổi theo với gia tốc không đổi bằng 3m/s2. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của ô tô, gốc tọa độ trùng với vị trí của anh cảnh sát giao thông, gốc thời gian là lúc anh ấy xuất phát. Phương trình chuyển động của ô tô và của anh cảnh sát lần lượt là: 2 2 A. x1 = 30(t + 1); x2 = 1,5t . B. x1 = 30t; x2 = 1,5(t - 1) . 2 2 C. x1 = 30(t - 1); x2 = 1,5t . D. x1 = 30(t + 1); x2 = 3t . Câu 29 : Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc đầu là 18 km/h. Trong giây thứ năm vật đi được quãng đường là 5,9 m. Gia tốc của vật là A. 1,2 m/s2. B. 2 m/s2. C. 0,2 m/s2. D. 1,8 m/s 2. Câu 30: Một ô tô có bán kính vành ngoài bánh xe là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s. Tính vận tốc góc của một điểm trên vành ngoài xe? A. 10 rad/s B. 20 rad/s C. 30 rad /s D. 40 rad/s. Câu 31: Tốc độ góc của một điểm trên Trái Đất đối với trục Trái Đất là bao nhiêu. Cho biết chu kỳ T = 24 giờ. A.  7,27.10 4 rad / s . B.  7,27.10 5 rad / s C.  6,20.10 6 rad / s D.  5,42.10 5 rad / s Câu 32: Một đĩa tròn bán kính 20cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng hết đúng 0,2 giây. Hỏi tốc độ dài v của một điểm nằm trên mép đĩa bằng bao nhiêu? A. v = 62,8m/s. B. v = 3,14m/s. C. 628m/s. D. 6,28m/s. Câu 33. Chọn đáp án đúng. Vận tốc của vật chuyển động đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Vậy vận tốc có tính A. tuyệt đối. B. tương đối. C. đẳng hướng. D. biến thiên. Câu 34. Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một chiếc ô tô có tính tương đối? A. Vì chuyển động của ôtô được quan sát ở các thời điểm khác nhau. B. Vì chuyển động của ô tô được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường. C. Vì chuyển động của ô tô không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động. D. Vì chuyển động của ô tô được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau. Câu 35: Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước với vận tốc 6,5 km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 1,5km/h. Vận tốc v của thuyền đối với bờ sông là bao nhiêu? A. v = 8,0km/h. B. v = 5,0 km/h. C. v 6,70km / h . D. 6,30km / h Câu 36:. Một chiếu thuyền buồm chạy ngược dòng sông. Sau 1 giờ đi được 10 km, một khúc gỗ trôi theo dòng sông sau 1giây trôi được 1m. Vận tốc của thuyền buồm so với nước là bao nhiêu? A. 10 km/h. B. 13,6 km/h. C. 6,4 km/h. D. 3,6 km/h. Trang 3/đề số 8
  4. Câu 37: Một quả cầu có khối lượng 0,3g được treo bằng một sợi dây nhẹ không giãn. Gióliên tục thổi và đẩy quả cầu theo phương ngang làm cho sợi dây tại với phương thẳng đứng một góc 370và đang ở trạng thái cân bằng. Lấy g = 9,8m/s2. Lực F của gió và lực căng T của dây có độ lớn bằng A. F 2,2.10 3 N;T 3,68.10 3 N . Gió B. F 1,78.10 3 N;T 3,68.10 3 N . 370 C. F 2,2.10 3 N;T 4,98.10 3 N . D. F 1,78.10 3 N;T 4,98.10 3 N . Câu 38: Một giọt nước mưa rơi được 100m trong giây cuối cùng trước khi chạm đất. Cho rằng trong suốt quá trình rơi khối lượng của nó không bị thay đổi. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s 2. Độ cao giọt mưa khi bắt đầu rơi là A. 561,4 m. B. 461,4 m. C. 165,5 m. D. 265,5 m. Câu 39: Chọn câu sai. Chuyển động tròn đều có: A. quỹ đạo là đường tròn. B. tốc độ dài không đổi. C. tốc độ góc không đổi. D. véctơ gia tốc không đổi. Câu 40: Một vệ tinh nhân tạo ở độ cao 250km bay quanh Trái đất theo một quý đạo tròn. Chu kỳ quay của vệ tinh là 88 phút. Biết bán kính Trái đất là 6400km, lấy π=3,14. Gia tốc hướng tâm của vệ tinh là: A. 9,4(m/s2). B. 8,4 (m/s2). C. 7,4 (m/s2). D. 6,4 (m/s2). Chúc các EM luôn đạt kết quả cao trong học tập. Trang 4/đề số 8