Đề thi tháng môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề: 628 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên

doc 4 trang Hùng Thuận 6140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tháng môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề: 628 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thang_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_628_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề thi tháng môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề: 628 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên

  1. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ THI THÁNG LẦN I TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN Năm học 2021 - 2022 Môn thi: Hoá học 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 628 Họ, tên thí sinh: Lớp: Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; Na = 23; K =39, N = 14; O = 16; S = 32; Cl = 35,5 Mg = 24; Ca = 40; Ba =137 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng A. với dd iôt. B. với axit H2SO4. C. với kiềm. D. thuỷ phân. Câu 2: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh? A. Xenlulozơ. B. Amilopectin. C. amilozơ. D. PE. Câu 3: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ? A. [C6H8O2(OH)3]n. B. [C6H5O2(OH)3]n. C. [C6H7O2(OH)3]n. D. [C6H7O3(OH)3]n. Câu 4: Cacbonhidrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường ? A. Mantozơ. B. Glucozơ. C. Fructozơ. D. Saccarozơ. Câu 5: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là A. 1 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 6: Phản ứng thủy phân chất béo luôn thu được A. glixerol. B. axit béo. C. muối natri của axit béo. D. muối kali của axit béo. Câu 7: Etyl fomat có công thức là A. C2H5COOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH=CH2. D. CH3COOCH3. Câu 8: Khi xà phòng hoá triolein ta thu được sản phẩm là A. C17H35COOH và glixerol. B. C17H33COONa và glixerol. C. C17H33COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol. Câu 9: Cho biết chất nào sau đây thuộc monosacarit: A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Tinh bột. Câu 10: Este X có các đặc điểm sau: - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau. - Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Có các phát biểu: (1) Chất X thuộc loại este no, đơn chức. (2) Chất Y tan vô hạn trong nước. 0 (3) Đun Z với dd H2SO4 đặc ở 170 C thu được anken. (4) Trong điều kiện thường chất Z ở trạng thái lỏng. (5) X có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo ra dd màu xanh. Số phát biểu đúng là Trang 1/4 - Mã đề thi 628
  2. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 11: Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột hiệu với suất phản ứng đạt 80%. Khối lượng ancol etylic thu được là A. 350 kg. B. 295,3 kg. C. 290 kg. D. 300 kg. Câu 12: Khi thủy phân phenyl axetat trong dd NaOH dư, đun nóng thu được sản phẩm hữu cơ là A. CH3COOH và C6H5ONa. B. CH3COONa và C6H5OH. C. CH3COONa và C6H5ONa. D. C6H5COONa và CH3OH. Câu 13: Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X vừa đủ trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri, stearat, natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là: A. 17,96. B. 16,12. C. 19,56. D. 17,72. Câu 14: Phân tử khối của tristearin là A. 890. B. 884. C. 878. D. 806. Câu 15: Thủy phân este CH3CH2COOCH3 thu được ancol có công thức là A. C3H5OH. B. C3H7OH. C. CH3OH. D. C2H5OH. Câu 16: Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng A. với dd iôt. B. thuỷ phân. C. với axit H2SO4. D. với kiềm. Câu 17: Chất nào dưới đây cho phản ứng tráng bạc? A. CH3NH2. B. HCOOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOH. Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hoá sau(mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng): Tinh bột → X → Y→ Z→ metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lược là : A. CH3COOH, C2H5OH. B. CH3COOH, CH3OH. C. C2H4, CH3COOH. D. C2H5OH, CH3COOH. Câu 19: Một mol chất béo X tác dụng tối đa với 4 mol H 2 để trở thành chất béo no. Công thức tổng quát của chất béo X là A. CnH2n-12O6. B. CnH2n-10O6. C. CnH2n-8O6. D. CnH2n-6O6. Câu 20: Tiến hành thí nghiệm sau: Bước 1: Rót vào hai ống nghiệm mỗi ống 1 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dd H2SO4 20%, ống thứ hai 1 ml dd NaOH 30%. Bước 2: Lắc đều 2 ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng trở nên đồng nhất. B. Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng vẫn tách thành 2 lớp. C. Ống nghiệm thứ nhất chất lỏng trở nên đồng nhất, ống thứ 2 chất lỏng tách thành 2 lớp. D. Ống nghiệm thứ nhất vẫn phân thành 2 lớp, ống thứ 2 chất lỏng trở thành đồng nhất. Câu 21: Trong công nghiệp chế tạo ruột phích, người ta thường sử dụng phản ứng hoá học nào sau đây? A. Cho anđehit fomic tác dụng với dd AgNO3/NH3. B. Cho axit fomic tác dụng với dd AgNO3/NH3. C. Cho glucozơ tác dụng với dd AgNO3/NH3. D. Cho axetilen tác dụng với dd AgNO3/NH3. Trang 2/4 - Mã đề thi 628
  3. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 2,34 mol O 2, thu được 1,65 mol CO2 và 1,56 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là A. 28,08 g. B. 25,8 g. C. 26,64 g. D. 28,18 g. Câu 23: Chất không tan được trong nước lạnh là : A. fructozơ. B. glucozơ. C. tinh bột. D. saccarozơ. Câu 24: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Tiến hành thí nghiệm: nhỏ vài giọt nước clo vào dd chứa natri iotua, sau đó cho polime X tác dụng với dd thu được thấy tạo màu xanh tím. Polime X là : A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. glicogen. D. tinh bột. Câu 25: Este nào sau đây khi đốt cháy thu được số mol CO2 bằng số mol H2O? A. C2H3COOCH3. B. CH3COOC3H5. C. HCOOC2H3. D. CH3COOCH3. Câu 26: Cho CH3COOCH3 vào dd NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là A. CH3COONa và CH3COOH. B. CH3COOH và CH3ONa. C. CH3COONa và CH3OH. D. CH3OH và CH3COOH. Câu 27: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O 2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong nước. Giá trị của a là A. 0,04. B. 0,20. C. 0,08. D. 0,16. Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ, thu được 6,72 lít khí CO 2 (đktc) và 5,04 gam H2O. Giá trị của m là A. 13,76. B. 8,36. C. 8,64. D. 9,28. Câu 29: Thuỷ phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dd NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 1,64. B. 4,28. C. 4,10. D. 2,90. Câu 30: Phản ứng nào dùng để chứng minh trong CTCT của glucozơ có nhiều nhóm –OH ở kề nhau? A. Cho glucozơ tác dụng với dd nước Br2. 0 B. Cho glucozơ tác dụng với dd AgNO3/NH3,t . 0 C. Cho glucozơ tác dụng với H2,Ni,t . D. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dd xanh lam. Câu 31: Thủy phân hoàn toàn CH3COOC2H5 và CH2=CHCOOC2H5 trong dd NaOH đều thu được A. CH3OH. B. CH3COONa. C. C2H5OH. D. CH2=CHCOONa. Câu 32: Công thức phân tử của tripanmitin là A. C51H98O6. B. C48H92O6. C. C51H96O6. D. C54H108O6. Câu 33: Một hỗn hợp gồm 2 este đều đơn chức. Lấy hai este này phản ứng với dd NaOH đun nóng thì thu được một anđehit no mạch hở và 2 muối hữu cơ, trong đó có 1 muối có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của 2 este có thể là A. HCOOC2H5; CH3COOC2H5 B. HCOOCH=CHCH3; HCOOC6H5. C. CH3COOCH=CH2; CH3COOC6H5. D. HCOOC2H5; CH3COOC6H5. Trang 3/4 - Mã đề thi 628
  4. Câu 34: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dd H2SO4 loãng, thu được sản phẩm có HCOOH. Số công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 35: Khi xà phòng hóa hoàn toàn một chất béo X bằng dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm: CH3[CH2]14COONa và glixerol. Chất béo X có tên là A. tristearin. B. triolein. C. tripanmitin. D. trioleic glixerol. Câu 36: Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2nO (n ≥ 1). B. CnH2n+2O2 (n ≥ 1). C. CnH2n-2O2 (n ≥ 1). D. CnH2nO2 (n ≥ 2). Câu 37: Cho m gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 350 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 28,6 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của m là A. 20,1. B. 21,9. C. 30,4. D. 22,8. Câu 38: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. thuỷ phân B. tráng gương. C. hoà tan Cu(OH)2. D. trùng ngưng. Câu 39: Cho 360 g glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO 2 sinh ra hấp thụ vào dd NaOH dư được 318 g muối. Hiệu suất phản ứng lên men là A. 80%. B. 75%. C. 62,5%. D. 50%. Câu 40: Cho 0,15 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là A. 9,2. B. 14,4. C. 27,6. D. 13,8. B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau a. Đun nóng CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH. b. Lên men glucozơ. c. Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit d. Thủy phân hoàn toàn tinh bột dưới tác dụng của enzim. Câu 2: (1 điểm) Cho 20,8 gam hỗn hợp este gồm metyl fomat và etyl axetat tác dụng với 150 ml dd NaOH 2M thì vừa đủ. Thành phần % theo khối lượng của metyl fomat trong hỗn hợp ban đầu. Câu 3: (1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 6,72 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X, Y và este đơn chức Z (MX < MY < MZ) cần vừa đủ 0,29 mol O2, thu được 3,24 gam H2O. Mặt khác, 6,72 gam E tác dụng vừa đủ với 0,11 mol NaOH thu được 2,32 gam hai ancol no, cùng số nguyên tử cacbon, cô cạn dd sau phản ứng thu được hỗn hợp T gồm 2 muối. Đốt cháy hoàn toàn T thì thu được Na2CO3, H2O và 0,155 mol CO2. Tính phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 628