Đề thi Olympic Hóa học lớp 10 (ban cơ bản)

doc 1 trang hoaithuong97 8100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic Hóa học lớp 10 (ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_olympic_hoa_hoc_lop_10_ban_co_ban.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic Hóa học lớp 10 (ban cơ bản)

  1. SỞ GD-ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI OLYMPIC HÓA HỌC TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC LỚP 10 – BAN CƠ BẢN Nam 2009-2010 Thời gian: 120 phút Câu I (5 điểm) X và Y là các nguyên tố nhóm A, đều tạo hợp chất với hiđro có dạng RH (R là kí hiệu của nguyên tố X hoặc Y). Gọi A và B lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X và Y. Trong B, Y chiếm 35,323% khối lượng. Trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch A 16,8% cần 150 ml dung dịch B 1M. 1. Xác định các nguyên tố X và Y. 2. B’ là anion tương ứng của phân tử B. a) Hãy cho biết (có công thức minh họa) dạng hình học của B và B’. b) So sánh (có giải thích) độ dài liên kết Y-O trong phân tử B và B’. 3. Biết X có cấu trúc tinh thể lập phương tâm khối và mật độ sắp xếp tương đối được định nghĩa bằng tỉ lệ giữa thể tích chiếm bởi các hình cầu trong tế bào cơ sở và thể tích tế bào cơ sở. Hãy tính mật độ sắp xếp tương đối trong tinh thể của X. Câu II (5 điểm) 1. Cho biết số oxi hóa của mỗi nguyên tử lưu huỳnh (S) trong phân tử axit thiosunfuric (H 2S2O3) và của mỗi nguyên tử cacbon trong phân tử axit axetic (CH3COOH) 2. Thêm lượng dư dung dịch KI (có pha hồ tinh bột) vào 5,00 ml dung dịch K 2Cr2O7 có nồng độ a M trong H2SO4, thì dung dịch thu được có màu xanh. Thêm tiếp dung dịch Na2S2O3 0,10 M vào cho đến khi màu xanh biến mất thì đã dùng 15,00 ml dung dịch này. Viết các phương trình phản 2- 2- ứng và tính a. Biết sản phẩm oxi hóa S2O3 là S4O6 . 3. Hòa tan hoàn toàn 9,06 gam một mẫu hợp kim Al-Mg (giả thiết không có tạp chất nào khác) o bằng dung dịch H2SO4 đặc, thu được 12,22 l khí SO2 (đo ở 136,5 C; 1,1 atm) và 0,64 gam chất rắn màu vàng. Xác định phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong mẫu hợp kim trên. Câu III (5 điểm) 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt các loại là 60, số hạt mang điện trong hạt nhân bằng số hạt không mang điện. Nguyên tử của nguyên tố Y có 11 electron p. Nguyên tử nguyên tố Z có 4 lớp electron và 6 electron độc thân. a) Dựa trên cấu hình electron, cho biết vị trí của các nguyên tố trên trong bảng hệ thống tuần hoàn. b) So sánh (có giải thích) bán kính của các nguyên tử và ion X, X2+ và Y-. 2.Vẽ hình mô tả cách tiến hành thí nghiệm điều chế HCl bằng những hóa chất và dụng cụ đơn giản có sẵn trong phòng thí nghiệm sao cho an toàn. Ghi rõ các chú thích cần thiết. 3. A là một oxit của sắt. Lấy một lượng A chia làm 2 phần bằng nhau. Phần I tác dụng vừa đủ với a mol H2SO4 trong dung dịch H 2SO4 loãng. Phần II tác dụng vừa đủ với b mol H 2SO4 trong dung dịch H 2SO4 đặc nóng tạo SO 2 (sản phẩm khử duy nhất). Biết b = 1,25a, xác định công thức oxit sắt ban đầu. Câu IV (5 điểm) -1 1. Từ dung dịch H2SO4 98% (D= 1,84 g.ml ) và dung dịch HCl 5M, trình bày phương pháp pha chế để được 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 1M và HCl 1M . 2. Đốt cháy hoàn toàn a gam S rồi cho sản phẩm sục qua 200 ml dung dịch NaOH b M thu được dung dịch X. Chia X làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư thấy xuất hiện c gam kết tủa. Phần 2 tác dụng với dung dịch nước vôi dư thấy xuất hiện d gam kết tủa. Biết d >c. Tìm biểu thức quan hệ giữa a và b. 3. Cho các dung dịch riêng biệt mất nhãn sau: Na 2SO4, AlCl3, FeSO4, NaHSO4, FeCl3. Một học sinh cho rằng nếu dùng dung dịch Na 2S thì có thể phân biệt các dung dịch trên ngay ở lần thử đầu tiên. Kết luận của học sinh đó có đúng không ? Vì sao? (Cho: H=1; S=32; O=16; K=39; Cl=35.5; Na= 23; Al= 27; Fe=56; Cr= 52) Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm, HS không được sử dụng HTTH) 1