Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi lần 1 - Môn: Ngữ văn 9

docx 4 trang hoaithuong97 6070
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi lần 1 - Môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_lan_1_mon_ngu_van_9.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi lần 1 - Môn: Ngữ văn 9

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ THI KSCL HSG LẦN 1 NĂM HỌC 2020- 2021 TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm). Xác định và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau: “Đồng chiêm phả nắng lên không, Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng. Gió nâng tiếng hát chói chang, Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.” (Trích “Tiếng hát mùa gặt” – Nguyễn Duy) Câu 2 (6 điểm). Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, bệnh tật và nghèo túng khiến Giôn-xi tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời Nhưng, “chiếc lá cuối cùng vẫn còn” làm cho Giôn-xi tự thấy mình “thật là một con bé hư Muốn chết là một tội”. Cô lại hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ và như lời bác sĩ nói, cô đã thoát “khỏi nguy hiểm” của bệnh tật. Qua những thay đổi của Giôn-xi, em hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ về nghị lực sống của con người. Câu 3 (12 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Cảnh vật và tâm trạng trong thơ Nguyễn Du bao giờ cũng vận động chứ không tĩnh tại”. Qua hai trích đoạn “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều - Nguyễn Du), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Họ tên học sinh: ; Số báo danh: 1
  2. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC HDC THI KSCL HSG NĂM HỌC 2020- 2021 TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Giám khảo chấm kĩ để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo. - Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu. - Chấm theo thang điểm 20 (câu 1: 2 điểm; câu 2: 6 điểm; câu 3: 12 điểm), cho điểm lẻ đến 0,25. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Xác định và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ 2,0 * HS tìm được các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: - Nhân hóa: đồng chiêm phả nắng; cánh cò dẫn gió; gió nâng tiếng hát; lưỡi hái liếm 0,25 ngang. - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng hát chói chang 0,25 - Đảo trật tự từ: long lanh lưỡi hái 0,25 - Nói quá: Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời 0,25 (Nếu HS chỉ gọi tên được các biện pháp tu từ mà không chỉ ra cụ thể, cho 0,25 điểm) * Phân tích tác dụng: HS phân tích cụ thể để hướng tới ý chính. - Các biện pháp tu từ trên kết hợp với cách sử dụng nhiều hình ảnh đẹp với màu sắc tươi 0,25 tắn rực rỡ, với cách sử dụng nhiều động từ độc đáo, nhà thơ đã khắc họa bức tranh về mùa vàng bội thu. - Trong bức tranh đó có thiên nhiên rộng lớn, khoáng đạt, có niềm vui, sự lạc quan, hăng 0,25 say của người lao động. - Thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau; tầm vóc con người lao động lớn lao ngang 0,25 tầm vũ trụ. Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông dân trước vụ mùa bội 0,25 thu. 2 Viết bài nghị luận xã hội 6,0 1. Yêu cầu về kỹ năng: 0,5 Hiểu được yêu cầu của đề ra. Tạo lập được một văn bản nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng. Trình bày đúng chính tả và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm bắt được nội dung tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, 5,5 hình tượng nhân vật Giôn-xi và hiểu biết về kiến thức xã hội, thí sinh cần đáp ứng các ý cơ bản sau: * Vài nét về nhân vật Giôn-xi: - Hoàn cảnh sống: Nghèo khổ, bệnh tật. 0,5 - Trạng thái tinh thần: Từ yếu đuối, buông xuôi và đầu hàng số phận, mất hết nghị lực sống 1,0 đến chỗ biết quý trọng sự sống của mình, khao khát sáng tạo và chiến thắng bệnh tật. Nghị lực sống, tình yêu cuộc sống đã trỗi dậy trong Giôn-xi. * Bàn luận về vấn đề: - Nghị lực sống là năng lực tinh thần mạnh mẽ, không chịu lùi bước trước khó khăn, thử 0,5 thách; luôn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống 2
  3. - Đây là một phẩm chất cao đẹp và cần thiết: tiếp sức cho ước mơ hoài bão của con người; 0,75 mở ra những hành động tích cực vượt lên những trắc trở, những cám dỗ trong cuộc sống; giúp con người gặt hái thành công. - Thiếu nghị lực, dễ chán nản, bi quan khiến con người thường gặp thất bại, bị mọi 0,75 người xung quanh coi thường, thương hại. - Nghị lực sống có được không chỉ dựa vào nội lực cá nhân mà còn được tiếp sức bởi sự sẻ 0,5 chia, tình yêu thương của cộng đồng. * Liên hệ cuộc sống và rút ra bài học: - Ý thức vai trò quan trọng của nghị lực sống, biết cách rèn luyện và duy trì ý chí, tinh thần 0,5 mạnh mẽ. - Biết yêu thương, cảm thông và tiếp thêm niềm tin yêu cuộc đời, nghị lực sống cho những 0,5 người xung quanh. - Biểu dương những tấm gương tiêu biểu cho nghị lực sống mạnh mẽ và phê phán những 0,5 kẻ hèn nhát, bạc nhược 3 Viết bài nghị luận văn học 12,0 Yêu cầu về kĩ năng: 1.0 - Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp hệ thống các ý một cách lôgic, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không mắc lỗi dùng từ cơ bản - Phải huy động những hiểu biết về văn học, đời sống, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài. - Có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể khai thác vấn đề theo nhiều hướng, nhưng cần làm rõ 11.0 các ý cơ bản sau: I. Nêu vấn đề: - Truyện Kiều là một sáng tác văn chương kiệt xuất của văn học Việt Nam. Tác phẩm 0.5 không chỉ thể hiện tầm vóc lớn lao của chủ nghĩa nhân văn cao đẹp mà còn khẳng định tài năng nghệ thuật bậc thầy của Thi hào Nguyễn Du trên nhiều phương diện, đặc biệt là bút pháp tả cảnh, tả tâm trạng nhân vật. - Cảnh vật, tâm trạng nhân vật dưới ngòi bút Nguyễn Du luôn có sự vận động trong 0.5 suốt chiều dài tác phẩm. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: (dẫn ý kiến) II. Giải quyết vấn đề 1. Giải thích ý kiến: - Vận động là sự thay đổi vị trí không ngừng của vật thể trong quan hệ với những vật thể 0,25 khác; Tĩnh tại là cố định một nơi, không hoặc rất ít chuyển dịch. -> Cảnh vật và tâm trạng nhân vật trong thơ Nguyễn Du luôn có sự chuyển biến, không tĩnh tại ở một thời điểm cụ thể, một không gian cố định, một trạng thái tâm lý bất biến. 0,5 Cảnh luôn thay đổi đặt trong quan hệ với thời gian và tâm trạng con người đồng thời tâm trạng con người cũng luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ. 2. Chứng minh a. Cảnh vật trong thơ Nguyễn Du luôn vận động chứ không tĩnh tại. - Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận 0,5 động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện. - Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích"Cảnh ngày xuân" + Bức tranh thiên nhiên trong bốn câu mở đầu đoạn thơ là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống; hình ảnh quen thuộc nhưng mới mẻ 0,75 trong cách cảm nhận của thi nhân, màu sắc hài hòa đến tuyệt diệu, từ ngữ tinh tế, nghệ thuật ẩn dụ, đảo ngữ (dẫn thơ và phân tích) + Sáu câu cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên ngày xuân nhưng khi chiều về lại có sự thay đổi theo thời gian và theo tâm trạng con người. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu 1.0 3
  4. nhưng mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng, nhuốm màu tâm trạng: cảnh mênh mang, vắng lặng dần qua việc sử dụng tinh tế, khéo léo những từ láy gợi hình, gợi cảm (dẫn thơ và phân tích). - Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích": + Sáu câu mở đầu đoạn thơ là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với vẻ đẹp hoang sơ, lạnh lẽo, vắng vẻ, mênh mông, rợn ngợp, đượm buồn: hình ảnh ước lệ (núi, trăng, cồn cát, bụi hồng), từ ngữ gợi hình gợi cảm (bốn bề bát ngát, xa - gần, nọ - kia ) (dẫn thơ và phân tích). 0,75 + Tám câu thơ cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích nhưng đã có sự vận động theo dòng tâm trạng con người. Ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du đã thể hiện khá sinh động bức tranh thiên nhiên với những cảnh vật cụ thể được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt sang đậm, âm thanh từ tĩnh đến động: hình ảnh ẩn dụ, ước lệ (cửa bể 1.0 chiều hôm, cánh buồm, con thuyền, ngọn nước, cánh hoa, nội cỏ, chân mây, sóng gió); hệ thống từ láy gợi tả, gợi cảm (thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.) b. Sự vận động của tâm trạng con người trong hai đoạn trích. - Nguyễn Du không chỉ tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên mà còn rất tài tình khi khắc họa tâm 0,5 trạng con người. Tâm trạng của nhân vật trong "Truyện Kiều" luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ. - Sự vận động của tâm trạng con người trong đoạn trích"Cảnh ngày xuân": + Tâm trạng nhân vật có sự biến đổi theo thời gian, không gian ngày xuân. Thiên nhiên 0.75 ngày xuân tươi đẹp, lễ hội mùa xuân đông vui, lòng người cũng nô nức, vui tươi, hạnh phúc, hào hứng, phấn khởi, tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. + Nhưng khi lễ hội tan, cảnh xuân nhạt dần, tâm trạng con người trở nên bâng khuâng, xao xuyến, nuối tiếc, buồn man mác: không khí lễ hội vui tươi, rộn ràng, nhộn nhịp qua hệ 1.0 thống danh từ, động từ, tính từ kép và những hình ảnh ẩn dụ, so sánh sinh động; bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện qua những từ láy như: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao (phân tích dẫn chứng). - Sự vận động của tâm trạng con người trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích": + Tâm trạng con người có sự biến đổi khá rõ rệt. Từ tâm trạng bẽ bàng, tủi hổ, nặng suy 0.75 tư khi đối diện với chính nỗi niềm của mình nơi đất khách quê người, Thúy Kiều đã day dứt, dày vò khi tưởng nhớ đến chàng Kim và lo lắng, xót xa khi nghĩ về cha mẹ. + Sự vận động trong tâm trạng càng thể hiện ró từ nỗi nhớ về người thân Kiều trở lại với cảnh ngộ của chính mình để rồi càng đau đớn, tuyệt vọng, lo sợ, hãi hùng về tương lai mịt 1.0 mờ, tăm tối của cuộc đời mình. (Phân tích dẫn chứng để làm nổi bật nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh ẩn dụ ước lệ, điển cố điển tích, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, các từ láy giàu sắc thái gợi tả gợi cảm ) 3. Đánh giá khái quát Tài năng tả cảnh, tả tình của Nguyễn Du là một trong những yếu tố quan trọng làm nên 0.75 thành công về nghệ thuật của tác phẩm và góp phần thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ trong sáng tác "Truyện Kiều". (Có thể liên hệ, mở rộng vấn đề) III. Kết thúc vấn đề 0.5 - Khẳng định lại những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. - Tầm vóc, vị thế của Nguyễn Du và những đóng góp của thi nhân trong văn đàn dân tộc. * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý và định hướng chung, giám khảo cần vận dụng linh hoạt dựa trên thực tế bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài có cảm nhận sâu sắc, có cảm xúc và sáng tạo trong cách viết. BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN HSG MÔN VĂN CẤP HUYỆN, TỈNH FILE WORD Zalo 0946095198 160 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 6=130k 190 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7=150k 180 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8=140k 230 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9=180k 4