Đề thi học sinh giỏi TNTH và giải toán trên máy tính casio - Môn thi: Hóa học 8

doc 2 trang hoaithuong97 4510
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi TNTH và giải toán trên máy tính casio - Môn thi: Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_tnth_va_giai_toan_tren_may_tinh_casio_m.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi TNTH và giải toán trên máy tính casio - Môn thi: Hóa học 8

  1. UBND HUYỆN QUẾ SƠN KỲ THI HỌC SINH GIỎI TNTH PHÒNG GD & ĐT VÀ GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CASIO ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC: 2010 - 2011 Môn thi: HÓA HỌC - Lớp 8 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I/ Lý thuyết: (10 điểm) Trả lời trên giấy làm bài. Thời gian 45 phút. A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái a, b, c hoặc d mà em cho là đúng: 1/ Để pha loãng dung dịch axit H2SO4 đậm đặc trong phòng thí nghiệm có thể tiến hành theo cách nào sau đây? a. Cho nhanh axit vào nước. b. Cho nhanh nước vào axit. c. Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều. d. Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều. 2/ Dung dịch Amoniac làm cho quỳ tím đổi sang màu: a. Đỏ. b. Xanh. c. Tím. d. Vàng. 3/ Trong quá trình điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp đẩy nước, lúc dừng thí nghiệm người ta cần chú ý điều gì? a. Đưa ống dẫn khí ra khỏi nước rồi tắt đèn cồn. b. Chỉ cần tắt đèn cồn. c. Tắt đèn cồn rồi đưa ống dẫn khí ra khỏi nước. d. Ngâm ống dẫn khí trong dầu hoả. 4/ Trong thí nghiệm nào sau đây xảy ra hiện tượng hóa học: a. Đun sôi nước. b. Hòa tan đường. c. Thổi khí CO2 vào nước vôi trong. d. Hòa tan muối. 5/ Thu khí CH4 bằng cáh đẩy không khí thì ống nghiệm đặt như thế nào là đúng? a. Miệng ống nghiệm hướng lên trên. b. Miệng ống nghiệm đặt nằm ngang. c. Miệng ống nghiệm hướng xuống dưới. d. Miệng ống nghiệm đặt tùy ý. 6/ Đốt cháy 9 gam Fe trong 2,24 lít khí O 2 (đktc), khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng oxit sắt từ sinh ra sẽ là: a. 12,2 g. b.11,6 g. c. 10,6 g. d. 10,2 g. B. Phần tự luận: (7 điểm) Câu 1: (2đ) Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng đầy một trong những chất khí sau: khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic, khí mêtan. Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận ra khí trong mỗi lọ. Biết hiện tượng cháy của khí Hiđro và khí mêtan là giống nhau. Câu 2: (3đ) Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 5 % để khi trộn lẫn vào nhau thì thu được 400 gam dung dịch CuSO4 10 %. Câu 3: (2đ) Hãy trình bày cách pha 2 lít dung dịch H 2SO4 có nồng độ 0,2M từ dung dịch H2SO4 95% khối lượng riêng 1,84 g/ml. II/ Thực hành: (10 điểm) Thời gian 75 phút. Câu 1: (4đ) Tách lấy đường ra khỏi hỗn hợp đường và cát. Cho sản phẩm thu được vào túi nilon và bấm vào phần bài làm. Yêu cầu: - Sản phẩm thu được phải sạch. - Hao hụt ít nhất. - Thao tác đúng kĩ thuật , hợp lí , nhanh gọn. Câu 2: (6đ) Cho hóa chất: -Thuốc tím KMnO4. -Bột lưu huỳnh, giấy quỳ tím Em hãy biểu diễn thí nghiệm: a/ Điều chế oxi -Thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước. b/ Đốt cháy S trong oxi và thử sản phẩm sinh ra bằng giấy quỳ tím. Yêu cầu: -Thao tác đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn. -Hiện tượng quan sát được rõ ràng. -Tiết kiệm hóa chất. (Khi chuẩn bị xong phải báo cáo với giáo viên phụ trách đến xem và đánh giá kết quả ngay tại chỗ).
  2. UBND HUYỆN QUẾ SƠN KỲ THI HỌC SINH GIỎI TNTH PHÒNG GD & ĐT VÀ GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CASIO NĂM HỌC: 2010 – 2011 . Môn thi: HÓA HỌC - Lớp 8 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I/ Lý thuyết: (10 điểm) A. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án c b a c c b B. Phần tự luận: Câu 1. (2đ) Cho que đóm đang cháy vào cả 4 lọ, lọ nào làm que đóm tắt là lọ đựng CO 2. Lọ nào làm tàn đóm cháy sáng mạnh hơn là lọ đựng O2. Hai lọ còn lại cháy với ngọn lửa màu xanh là H2 và CH4. cho khoảng 2ml nước vôi trong vào sản phẩm cháy của 2lọ, lọ nào làm đục nước vôi trong là lọ đựng CH4 (vì sản phẩm có CO2), lọ còn lại là H2. -phương trình hoá học: t 0 C+ O2  CO2 t 0 2H2 + O2  H2O t 0 CH4 +O2  CO2 + H2 CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 +H2O (Nhận biết được mỗi chất cho 0,5 đ - thiếu PTHH trừ 0,25 đ) Câu 2. (3đ) 10 Khối lượng CuSO4 trong 400 gam dung dịch CuSO4 10%: m = 400. = 40 (g) 100 (0,5đ) Gọi x là khối lượng CuSO4.5H2O cần lấy Khối lượng dung dịch CuSO4 5% cần lấy là 400- x gam (0,5đ) 160x Khối lượng CuSO4 trong CuSO4.5H2O là: m1= (g) (0,5đ) 250 5(400 x) Khối lượng CuSO4 trong dung dịch CuSO4 5%: m2 = (g) (0,5đ) 100 Từ đó ta có m1 + m2 = m 160x 5(400 x) + = 40 x 33,9 gam. (0,5đ) 250 100 mddCuSO45% = 400-33,9 = 366,1 gam. (0,5đ) Câu 3. (2đ) - Khối lượng H2SO4 = 2.0,2.98 = 39,2 (g). (0,5đ) 100 39,2 - Thể tích dung dịch H SO 95% cần lấy : = 22,43 (ml) (0,5đ) 2 4 1,84 95 Cách pha: (1,0đ) – Không đổ nước vào axit. – Lấy một thể tích nước đủ lớn sao cho khi thêm 22,43 ml dung dịch H 2SO4 95% thể tích không vượt quá 2 lit. Đổ dung dịch H 2SO4 95% từ từ theo thành ống đong đựng H2O vừa lấy và khuấy đều, rồi thêm nước cho đủ 2 lit. II/ Thực hành: (10 điểm) Câu 1: (4 điểm) - HS biết và thực hiện đúng thao tác tách (2đ). - Thu được sản phẩm theo yêu cầu (1đ). - Trình bày bằng lời (1đ). Câu 2: (6 điểm) - Đúng thao tác, đúng kỹ thuật, nhanh gọn (2đ). - Hiện tượng rõ ràng, chính xác, nhanh (2đ). - Viết đầy đủ tường trình theo mẫu đã qui định (2đ).