Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Hóa 9 THCS
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Hóa 9 THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_hoa_9_thcs.pdf
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Hóa 9 THCS
- ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY 01/03/2016 Đề thi môn: Hóa học 9 Thời gian làm bài: 150 phút Câu I (4,5 điểm) 1. Xác định các chất A, B, C, D, E, G, H, K, L, M và hoàn thành các phương trình phản ứng sau: A + B C + D + E H + K + B L G + C H↓ + A L to M + B Biết rằng G là một loại muối Clorua của sắt; nếu cho 12,7 gam G tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết thúc phản ứng thu được 9 gam chất rắn. 2. Hãy phân biệt 4 lọ chất rắn mất nhãn gồm: KNO3, NaNO3, KCl, NaCl. Câu II (3,5 điểm) 1. Từ mẫu quặng Boxit có lẫn Fe2O3 và SiO2, làm thế nào để có thể điều chế được Al tinh khiết? Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện phản ứng - nếu có). 2. Vẽ sơ đồ mô tả thí nghiệm Benzen tác dụng với Brom, có chú thích. Câu III (4,0 điểm) 1. Trên 2 đĩa cân A và B của một cân người ta đặt 2 cốc thủy tinh: Cốc ở đĩa cân A chứa dung dịch H2SO4 và cốc đĩa cân B chứa dung dịch HCl, cân ở vị trí thăng bằng. Cho 6,48 gam kim loại Mg vào cốc A và 6,6825 gam kim loại hóa trị III vào cốc B. Sau khi phản ứng xảy ra, cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Hãy xác định tên kim loại hóa trị III, biết lượng axit trong 2 cốc đủ để tác dụng hết với các kim loại. 2. Cho 2,464 lít CO2 (đktc) lội qua dung dịch NaOH, phản ứng sinh ra 11,44 gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3. Xác định % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp thu được. Câu IV (4,0 điểm) Người ta đốt cháy 1 Hidrocacbon no (CnH 2n+2) bằng khí oxi dư rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt đi qua H2SO4 đặc rồi đến 350 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A. Khi thêm dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch A thấy tách ra 39,4 gam kết tủa BaCO3 còn lượng H2SO4 tăng thêm 10,8 gam. Tìm công thức phân tử của Hidrocacbon trên. Câu V (4,0 điểm) Chia 8,64 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3 thành 2 phần bằng nhau. - Phần thứ nhất cho vào cốc đựng dung dịch đồng (II) sunfat dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy trong cốc còn 4,4 gam chất rắn. - Hòa tan hết phần thứ hai bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch B và 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Cô cạn từ từ dung dịch B thu được 24,24 gam một muối sắt duy nhất C. 1. Tính thành phần % mỗi chất trong hỗn hợp A. 2. Xác định công thức phân tử muối C. Hết Ghi chú: Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
- PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: HÓA HỌC 9 Câu I (4,5 điểm) 1. *Tìm được CTHH Muối là FeCl2 0,5điểm * Viết đúng, xác định được các chất trong mỗi PTHH 0,5điểm/PT đp dd 2NaCl (A) + 2H2O (B) 2 NaOH (C) + Cl2 (D) + H2 (E) FeCl2 (G) + 2NaOH Fe(OH)2↓(H) + 2NaCl 4Fe(OH)2 + O2 (K) + 2H2O 4Fe(OH)3 (L) 2Fe(OH)3 Fe2O3 (M) + 3H2O 2. * Đốt mỗi loại chất rắn, phân biệt 2 nhóm muối: + Cháy ngọn lửa màu vàng: Muối Na 0,5điểm + Cháy ngọn lửa màu Tím: Muối K 0,5điểm * Cho dd AgNO3 vào 2 nhóm muối trên ta phân biệt được muối Clorua NaCl + AgNO3 AgCl ↓ + NaNO3 0, 5điểm KCl + AgNO3 AgCl ↓ + KNO3 0, 5điểm Câu II (3,5điểm) 1. (2,5 điểm): Nghiền nhỏ quặng hòa tan vào dd HCl dư, lọc bỏ SiO2 rắn. 0,25 điểm Al2O3 + 6HCl 2 AlCl3 + 3H2O 0,25 điểm Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O 0,25 điểm Lấy nước lọc cho tác dụng với dd NaOH dư lọc bỏ kết tủa 0,25 điểm NaOH + HCl NaCl + H2O 0,25 điểm 4NaOH + AlCl3 NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O 0,25 điểm 3NaOH + FeCl3 Fe(OH)3 + 3NaCl 0,25 điểm Sục CO2 dư vào nước lọc thu kết tủa đem nung nóng được Al2O3, đem điện phân nóng chảy thu được Al NaAlO2 + CO2 +2 H2O Al(OH)3 + NaHCO3 0,25điểm to 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O 0,25 điểm dpnc 2Al2O3 criolit 4Al + 3 O2 0,25 điểm 2. (1,0 điểm) *Vẽ hình được ( Hình 4.15 SGK Hóa học 9) 0,5 điểm * Chú thích đúng 0,5 điểm Câu III Lập luận, tính kết quả đúng được 4 điểm
- 1. Đĩa A: Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 0,75 điểm 0,27 0,27 Khối lượng đĩa A sau PƯ = mMg - mH2 = 6,48 - 0,27 x 2 = 5,94 (1) Đĩa B: 2X + 6HCl 2XCl3 + 3H2 0,75 điểm 6,6825/MX 6,6825 x 3/2MX Khối lượng đĩa B sau PƯ = mX - mH2 = 6,682548 - 6,6825 x 3/2MX (2) (1) = (2) => MX = 27 (Nhôm) 0,5 điểm 2. nCO2 = 0,11 mol Phản ứng tạo 2 muối nên xảy ra 2 phản ứng: 0,75 điểm PT1: CO2 + NaOH NaHCO3 0,11 0,11 0,11 PT2: NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O ( 0,11 - x ) ( 0,11 - x ) ( x là số mol NaHCO3 tan ra) Ta có: ( 0,11 - x ).84 + 106. ( 0,11 - x ) = 11,44 g 0,75 điểm => x = 0,05 % mNaHCO3 = 44% 0,5 điểm % mNa2CO3 = 56% Câu IV (4,0điểm) *Tính số mol, viết PT Tổng Quát 0,5 điểm n n H2O = 0,6 mol, NaOH = 0,7 mol nBaCO3 = 0,2 mol PTTQ: CnH 2n+2 + (3n+1) O2 nCO2 + (n+1)H2O 2 Do nNaOH = 0,7 > 2nNa2CO3 = 2nBaCO3 = 2 . 0,2 = 0,4 mol , nên có thể tạo muối NaHCO3 hoặc không. 0,25 điểm Biện luận: + TH1: Không tạo muối NaHCO3 1,0 điểm 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O 0,7 0,35 Na2CO3 + BaCl2 BaCO3 + 2NaCl 0,35 0,35 => nBaCO3 = 0,35 > 0,2 ( Loại) + TH1: Tạo muối NaHCO3 1,0 điểm NaOH + CO2 NaHCO3 a a a NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O b b b Na2CO3 + BaCl2 BaCO3 + 2NaCl 0,2 0,2 0,2 Ta có : a + b = 0,7 b = 0,2 => a = 0,5 0,25 điểm => nCO2/nH2O = n/n + 1 = 0,5/0,6 0,5 điểm => n = 5 => CTPT : C5H12 0,5 điểm Câu V : (4 điểm)
- 1. PTHH: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu 0,25 điểm FeO và Fe2O3 không phản ứng với CuSO4 Fe + 4 HNO3 Fe(NO3)3 + NO + 2H2O 0,25 điểm 3FeO +10HNO3 3Fe(NO3)3 + NO +5H2O 0,25 điểm Fe2O3 + 6HNO3 2Fe(NO3)3 + 3H2O 0,25 điểm Gọi x, y, z là số mol của Fe, FeO, Fe2O3 trong ½ hỗn hợp A ta có hệ phương trình: 56x + 72y + 160z = 4,32 64x + 72y + 160z = 4,4 y 0, 448 x + 0, 02 3 22, 4 suy ra x = 0,01 mol, y = 0,03 mol, z = 0,01 mol 0,5 điểm % Fe = 12,96% , % FeO = 50%, % Fe2O3 = 37,04% 1,0 điểm n 2. Fe(NO3)3 = 0,06 mol m Fe(NO3)3 =0,06 x 242 = 14,52gam < 24,24 gam (theo đề ra) 0,5 điểm Do đó muối sắt là tinh thể ngậm nước : Fe(NO3)3.nH2O 0,5 điểm 24, 24 MC = 404 g suy ra n = 9 0, 06 CTPT muối C : Fe(NO3)3.9H2O 0,5 điểm Lưu ý: HS có cách giải khác đảm bảo lập luận chặt chẽ, kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa.