Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Vật lý - Đề 1

doc 8 trang hoaithuong97 8601
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Vật lý - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_2_lop_8_mon_vat_ly_de_1.doc

Nội dung text: Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Vật lý - Đề 1

  1. Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Vật lý - Đề 1 Đề bài I. Trắc nghiệm (4 điểm). 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất: (2.5 đ) Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử? A. Chuyển động không ngừng. B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách. D. Chỉ có thế năng, không có động năng. Câu 2: Đổ 100cm3 rượu vào 100 cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước là: 1. 100cm3 2. 200cm3 3. Nhỏ hơn 200cm3 4. Lớn hơn 200cm3 Câu 3: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? 1. Khối lượng 2. Trọng lượng 3. Cả khối lượng và trọng lượng 4. Nhiệt độ của vật Câu 4: Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xảy ra nhanh hơn? 1. Nhiệt độ tăng 2. Nhiệt độ giảm 3. Khi thể tích của hai chất lỏng lớn 4. Khi trọng lượng của hai chất lỏng lớn
  2. Câu 5: Tại sao lưới cưa lại nóng lên khi cưa lâu? Nguyên nhân của hiện tượng này là: 1. Vì có sự truyền nhiệt 2. Vì có sự thực hiện công 3. Vì có ma sát 4. Một cách giải thích khác Câu 6: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong trường hợp nào dưới đây? A. Chỉ trong chất lỏng B. Chỉ trong chân không C. Chỉ trong chất lỏng và chất rắn D. Trong cả chất lỏng, chất rắn và chất khí Câu 7: Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh chủ yếu bằng cách nào dưới đây? A. Chỉ bằng cách dẫn nhiệt B. Chỉ bằng cách đối lưu C. Chỉ bằng cách bức xạ nhiệt D. Bằng cả 3 cách trên Câu 8: Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào của một vật? A. Q = mcDt, với Dt là độ giảm nhiệt độ B. Q = mcDt, với Dt là độ tăng nhiệt độ C. Q = mc(t1 - t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật D. Q = mc(t1 + t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật Câu 9: Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây? A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau. B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì. C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm.
  3. D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì. Câu 10: Trong các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật cách nào sau là thực hiện công? 1. Thả hòn than nóng vào cốc nước 2. Đặt cốc nước gần bếp lửa 3. Để cốc nước ra ngoài nắng 4. Mài dao thấy lưới dao nóng lên 2: Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :(1.5 đ) 1. Nhiệt lượng là phần mà vật nhận thêm hoặc trong quá trình truyền nhiệt. 2. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt của các dòng và 3. Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng nên phụ thuộc vào 3 yếu tố là khối lượng của vật, và II.Tự luận: (6 Điểm) Câu 1: (2 điểm)Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không? Vì sao? Câu 2: (4 điểm) Ngươi ta đổ 1 lít nước ở 60 0C vào ấm nhôm có khối lượng 0,5kg đựng nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ nước trong ấm bằng 40 0C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm 880J/kg.K của nước 4200J/kg.K. Bỏ qua sự mất nhiệt ra bên ngoài. Tính: a/ Nhiệt lượng do 1 lít nước toả ra b/ Khối lượng nước có trong ấm trước khi đổ thêm 1 lít nước c/ Sau khi có sự cân bằng nhiệt, người ta đặt ấm lên bếp. Tính nhiệt lượng cần dùng để đun sôi ấm nước đó? Lời giải chi tiết I. Trắc nghiệm: (4 điểm) 1. khoanh tròn: (2.5 điểm) Câu 1 2 3 4 5
  4. Đáp án D C D A B Câu 6 7 8 9 10 Đáp án D C B A D 2. Điền từ vào chỗ trống .(1.5 điểm) a. Nhiệt năng mất đi b. Chất lỏng . chất khí c. Độ tăng nhiệt độ .chất cấu tạo lên vật II. Tự luận (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Trong chân không và trong chất rắn không xảy ra đôi lưu vì: (0,25 điểm) + Trong chân không không có vật chất nên không thể tạo thành dòng chất lỏng và chất khí. (0,75 điểm) + Trong chất rắn thì các phân tử chất rắn liên kết với nhau rất chặt chẽ nên cũng không thể tạo thành các dòng chất rắn được. (1 điểm) Câu 2: (4 điểm) Tóm tắt: V1 =1 lít => m1 = 1kg 0 t1 = 60 C 0 t2 = 20 C t = 400C m2 = 0,5kg C2 = 880 J/kg.k C = 4200 J/kg.k a. Q1 = ? b. m3 = ? 0 c. Q = ? (t3 = 100 C)
  5. Giải: a. Nhiệt lượng do một lít nước tỏa ra là: Q1 = m1C(t1 - t) = 1.4200 (60 - 40) = 84000(J) (0.5 điểm) b. Nhiệt lượng do ấm nhôm thu vào là: Q2 = m2C2(t – t2) = 0,5.880(40 – 20) = 8800(J) (0.25 điểm) Nhiệt lượng do phần nước trong ấm thu vào là: Q3 = m3C(t – t2) = m34200( 40 – 20) = 84000.m3 (0,25 điểm) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q1 = Q2 + Q3 Hay: 84000 = 8800 + 84000.m3 (0.5 điểm) =>84000.m3 = 75200 (0,25 điểm) => m3 ≈ 0,9(kg) (0,25 điểm) c. Tổng lượng có trong ấm là: m = m1 + m3 = 1,9(kg) (0,25 điểm) - Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 1,9 kg nước là: Q1’ = mC(t3 - t) =1,9.4200(100 - 40) = 478800 (J) (0.25 điểm) - Nhiệt lượng cần cung cấp để ấm tăng từ 400C lên 1000C là: Q2’ = m2C2(t3 - t) = 0,5.880(100 - 60) = 26400 (J) (0.5 điểm) - Tổng nhiệt lượng cần cung cấp là: Q = Q1’ + Q2’ = 478800 + 26400 = 505200(J) (0,5 điểm)
  6. PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: VẬT LÝ 8 Thời gian làm bài 45phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1,5 điểm) Viết công thức tính công suất? Giải thích và nêu đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức? Câu 2: (1,5 điểm) Nêu 3 nguyên lí truyền nhiệt giữa hai vật? Câu 3: (2,5 điểm) Một ống nghiệm đựng đầy nước, đốt nóng ở miệng ống, ở giữa hay đáy ống thì tất cả nước trong ống đều nóng lên? Tại sao? Câu 4: (1 điểm) Nói nhiệt dung riêng của nước là 4.200 J/kg.K điều đó có nghĩa là gì?. Câu 5: (3,5 điểm) Một xoong nước bằng đồng có khối lượng 1kg chứa 3 lít nước ở 200C. Muốn đun sôi xoong nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? (Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 (J/kg.k) của nước là 4200(J/kg.K) Hết
  7. PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: VẬT LÝ 8 Câu Hướng dẫn chấm Điểm A Công thức P 1,0 t Trong đó : P - là công suất, đơn vị W 1 A - là công thực hiện, đơn vị J. 0,5 t - là thời gian thực hiện công đó, đơn vị s (giây). t là thời gian thực hiện công đó, đơn vị s (giây).( - Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn 0,5 2 - Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại 0,5 - Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào 0,5 Đốt ở đáy ống 1,0 3 Vì lớp nước ở dưới đi lên, còn lớp nước ở trên đi xuống 0,5 Cứ như thế tất cả nước trong ống đều nóng lên 1,0 Có nghĩa là muốn làm cho 1kg nước nóng lên 10C cần truyền nhiệt 4 1,0 lượng 4.200 J Tóm tắt đúng m1 = 1kg m2 = 3kg 0 t1 = 20 C 0 t2 = 100 C 0,5 C = 380(J/kg.k) 5 1 C2 = 4200(J/kg.k) Q = ? 0 0 + Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nước tăng từ 20 C - 100 C là: ADCT: Q 1 = m1.c2.(t2 - t1) 1,0 = 1.380.80 = 30400J
  8. + Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước tăng từ 200C - 1000C là: ADCT: Q 2 = m2.c2.(t2 - t1) 1,0 = 3.4200.80 = 1008000J + Nhiệt lượng cần để đun sôi nước là: Q = Q1 + Q2 1,0 = 30400 + 1008000 = 1038400J = 1038,4 (kJ)