Đề thi giữa học kì II - Môn thi: Ngữ văn 9

docx 9 trang hoaithuong97 11261
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì II - Môn thi: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_giua_hoc_ki_ii_mon_thi_ngu_van_9.docx

Nội dung text: Đề thi giữa học kì II - Môn thi: Ngữ văn 9

  1. Phßng GD&§T TIÊN LỮ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II Tr­êng TH &THCS HẢI TRIỀU Môn thi: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) §Ò chÝnh thøc . 1. Ma TrËn Bài Mức độ nhận biết Tổng NB TH VDT VDC điểm Đọc hiểu Liên Kết câu và liên kết đoạn , 1đ thành phần biệt lập Nghĩa Tường Minh và hàm ý. 1đ Biện pháp tu từ 1đ Làm Văn Viết đoạn văn nghị luận xã hội. 2đ Viết bài văn nghị luận về tác phẩm thơ. 5đ Viếng lăng Bác. 2. ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế Trong mơ Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười mắt đỏ hoe, đứa bịn rịn lặng thinh Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những kỉ niệm thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ. ( Trích “Có những giấc mơ về lại tuổi học trò”- Đặng Tâm) Câu 1: (0,5 đ )Tìm và chỉ ra phép liên kết đoạn văn được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2: (0,5 đ )Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên? Câu 3: (1,0 đ ) Câu văn: “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả.” mang hàm ý gì? Tác dụng ? Câu 4: (1,0 đ ) Hãy tìm và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn?
  2. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2,0 đ) Viết đoạn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về đức tính tự tin . Câu 2: (5,0 đ) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, SGK Ngữ văn 9 ,Tập 2) 3. HƯỚNG DẪN CHẤM THI Môn thi: NGỮ VĂN 9 ĐIỂM PHẦN CÂU NỘI DUNG * phép liên kết đoạn văn được tác giả sử dụng : 0,5 1 - Phép thế: Tất cả, Bản nhạc đó - Phép lặp: Bản nhạc Thành phần biệt lập : phụ chú - bản nhạc nhẹ nhàng mà 2 da diết khôn nguôi 0,5 Thành phần biệt lập : tình thái - Có lẽ Hàm ý của câu: “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng I. ĐỌC cả.” : Mỗi thành viên của lớp trong buổi chia tay đều 1,0 HIỂU 3 mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô * Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ 0,25 - Liệt kê: Đứa khóc thút thít, đứa cười mắt đỏ hoe, đứa 4 bịn rịn lặng thinh 0,25 - So sánh: Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad
  3. * Tác dụng: Làm nổi bật cảm nhận của tác giả về những 0,5 kỉ niệm của tuổi thơ và khơi gợi trái tim bạn đọc tình yêu mái trường, bạn bè, thầy cô * Về kĩ năng: - Học sinh biết làm đúng theo yêu cầu của đoạn văn 0,5 nghị luận xã hội có độ dài (khoảng 200 chữ). - Luận điểm rõ ràng, Luận cứ chính xác, chọn lọc, tiêu biểu; - Lập luận chặt chẽ; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu 1 * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: *Giới thiệu được vấn đề nghị luận: đức tính tự tin 0,25 * Giải thích: - Tự tin là niềm tin vào bản thân chính mình có thể làm 0,25 được việc gi đó - Tự tin là thấy rõ năng lực của mình có thể thực tốt một công việc * Bàn luận: + Biểu hiện + Ý nghĩa 0,5 + Mặt trái *Bài học nhận thức: - Tự tin là một đức tính tốt của con người - Phải biết tự tin trong cuộc sống nhưng không nên tự 0,5 II TẬP tin thái quá LÀM * Về kĩ năng: VĂN Học sinh biết làm đúng theo yêu cầu của bài văn nghị luận văn học: có bố cục ba phần ;Luận điểm rõ ràng, 0,5 Luận cứ chính xác, chọn lọc, tiêu biểu; Lập luận chặt chẽ; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu
  4. * Về nội dung: Học sinh cần đảm bảo được các ý sau: 4,0 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vị 2 0,5 trí đoạn trích. a. Cảm nhận: Lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác : * Khổ 1: 1,5 - Tác giả đã xưng “con”. + “Con” và “Bác” là cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ. Nó thể hiện sự gần gũi, kính yêu đối với Bác. + Nhà thơ đã cố tình thay từ viếng bằng từ “thăm “để giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫn không che giấu được nỗi xúc động của cảnh sinh li tử biệt. + Đây còn là nỗi xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác. - Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là một dấu ấn đậm nét là hàng tre quanh lăng Bác: “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”.( gần gũi thân thuộc, biểu tượng của dân tộc) + “Bão táp mưa sa” là một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đây là một ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc. * Khổ 2: - Hai câu thơ : 1,5 “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
  5. + Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ. + Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên. + Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.->thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác. - Ở hai câu thơ tiếp: “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” + Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như “tràng hoa” dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác. + “Tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác b. Đánh giá: Nội dung và nghệ thuật. 0,5 3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và suy nghĩa của bản 0,5 thân. ĐỀ 6 I. PHẦN I. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa
  6. Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Ngữ văn 9, Tập một) Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của tác giả nào? Nêu thể loại và thể thơ của tác phẩm đó. Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những từ láy nào? Câu 3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn thơ trên. Câu 4. Nêu nội dung của đoạn trích? Câu 5. Từ nội dung của đoạn trích và hiểu biết về tác phẩm, em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến ? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong cuộc sống, ai cũng cần có tình bạn. Nếu không có tình bạn cuộc sống thật buồn chán biết bao. Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. Câu 2. (5,0 điểm) sau: Cảm nhận về hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặt tới Đầu súng trăng treo. (Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một) GỢI Ý LAM BAI: Câu 1: - Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du.
  7. - Thể loại: Truyện thơ Nôm - Thể thơ: Lục bát Câu 2: - Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên là: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm Câu 3: Điệp ngữ “buồn trông" được lặp lại 4 lần trong đoạn thơ trên. Buồn trông có nghĩa là buồn nhìn ra xa, trông ngóng điều gì đó vô vọng. + Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, con thuyền, cánh buồm, ngọn nước hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng vừa gợi thân phận cô đơn, lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng chất ghê gớm, mãnh liệt hơn. + Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng. => Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc. Phần II. Làm văn Câu 1: 1. Giới thiệu vấn đề: Tình bạn đẹp 2. Giải thích vấn đề: - Tình bạn là thứ tình cảm được gây dựng trên cơ sở những đặc điểm chung giữa người này và người khác. Đó có thể là sở thích, năng khiếu, công việc, nhưng thường là sự tương đồng về độ tuổi, tâm lí, tính cách, - Một tình bạn đẹp trước hết phải là một tình bạn được xây dựng trên cơ sở sự đồng cảm, vô tư, không vụ lợi, tính toán. Điều đó có nghĩa là những người bạn đến với nhau vì những yếu tố khách quan: cùng giống nhau về tính cách, sở thích, tâm lí, nên tìm đến nhau để sẻ chia, tâm sự. 3. Bàn luận, mở rộng: - Tại sao chúng ta cần có những tình bạn đẹp? + Không ai có thể tồn tại độc lập và tách biệt, không có một mối liên hệ nào với những người xung quanh. Vì vậy để cân bằng cuộc sống của mình, con người cần có những mối quan hệ vững chắc ngoài gia đình để sẻ chia, để quan tâm. Tình bạn đẹp chính là một trong những mối quan hệ đó. + Cuộc sống có vô vàn những khó khăn, thử thách mà con người không thể lường trước. Chính vì vậy ta cần có những người bạn tốt để những lúc như vậy sẽ giúp đỡ lẫn nhau mà không lo sợ sự toan tính, + Tình bạn đẹp cũng sẽ giúp cho nhiều mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, chân thành và có ý nghĩa hơn.
  8. - Có thể nêu những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp: Lưu Bình – Dương Lễ, Nguyễn Khuyến – Dương Khuê - Phê phán những mối quan hệ bè phái, cầu lợi ích cá nhân, giả dối. - Liên hệ bản thân: Em đã có tình bạn đẹp chưa? Tình bạn ấy giúp cho cuộc sống của em như thế nào? SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỈ II, LỚP 9, NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề. I/ ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu : Mùa tháng mười gặt hái xong, đồng ruộng trãi mênh mông. Ba môt mình giữ luôn cả ba con trâu nhạy họng có tiếng của Năm. Còn Năm thì lom khom mót từng bông lúa rơi rơi rụng đem đổ bún nhà bà Hai khòm cuối làng. Trưa đến, trời nắng như đổ lửa , diều hâu lượn cao tít giữa nền trời trong xanh, hỉ buồn bã. Hai đứa bé gom trâu lại, dắt nhau vào ngôi mộ cổ, nằm lăn ra, ăn bún nóng với khế chua, mắm sống. Trong những bữa tiệc như thế, bao giờ Ba luôn mồm quát: “ Cái con nhỏ này, có bao nhiêu khế chua mày cứ giành mà ngốn hết!”. Và Năm cũng phụng phịu cự lại: “ Anh ăn mặn như quỷ, không chừa em một con sống nào cả ”. [ ] Qua rồi những ngày đầu cạo trọc cho dễ đánh nhau, tóc để chỏm cho mát đầu. Qua rồi những ngày cởi áo phanh ngực cho bạn bắt đỉa. Qua rồi những ngày rủ nhau lặn xuống nước, trừng mắt nhìn sát vào nhau xem ai chớp mắt trước Vắng nhau vài buổi, anh chàng Ba thường đứng mãi sau chuôi cày, nhìn ra trước đầu đôi trâu bất trị, lòng buâng khuâng vô hạn khi nghe một cô hàng xóm đi lấy chồng, khi thấy một nhành cau tươi, một vài thiếp trầu nhà ai tặng mẹ, giữa đạt bàn. (Trích Những ngày thơ ấu – Hoàng Văn Bổn, dẫn theo tài liệu dạy học Ngữ văn địa phương Đồng Nai, Trần Thanh Bình (Chủ biên), Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2018) Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra một phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu trong hai câu văn sau: Ba môt mình giữ luôn nhạy họng có tiếng của Năm. Còn Năm thì lom khom mót từng bông lúa rơi rụng đem đổi bún cho nhà bà Hai khòm cuối làng. Câu 2. (0,5 điểm) Nhân vật Ba có tâm trạng như thế nào khi nghe một cô hàng xóm đi lấy chồng, khi thấy một nhành cau tươi, một vài thiếp trầu nhà ai tặng mẹ, giữa đạt bàn? Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: Qua rồi những ngày đầu cạo trọc cho dễ đánh nhau, tóc để chỏm cho mát đầu. Qua rồi những ngày cởi áo phanh ngực cho bạn bắt đỉa. Qua rồi những ngày rủ nhau lặn xuống nước, trừng mắt nhìn sát vào nhau xem ai chớp mắt trước Câu 4. (1,0 điểm) Em nhận xét gì về cuộc sống của những đứa trẻ và tình cảm của nhà văn được thể hiện trong đoạn trích? II/ LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày ý nghĩa của những kí ức tuổi thơ đối với mỗi người. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! (Trích Viếng lăng Bác –Viễn Phương–Ngữ văn 9, Tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2020)