Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2018-2019 môn Hóa học

docx 11 trang mainguyen 9831
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2018-2019 môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_nam_hoc_2018_2019_mon_hoa_ho.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2018-2019 môn Hóa học

  1. UBND HUYỆN . KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: HÓA HỌC (Thời gian làm bài 150 phút, không tính thời giao đề) Câu 1: (4 điểm) a/ Cho sơ đồ sau: B D F A A C E G Biết A là kim loại, B, C, D, E, F, G là hợp chất của A. Xác định công thức hóa học của A, B, C, D, E, F, G. Viết các phương trình hóa học xảy ra. b/ Có 4 dung dịch không màu bị mất nhãn: K2SO4, K2CO3, HCl, BaCl2. Chỉ dùng thêm một kim loại nhận biết từng dung dịch, viết các phương trình hóa học? Câu 2: (4 điểm) Hỗn hợp A gồm hai kim loại Al và Mg, cho 1,29 g A vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,47 g chất rắn B và dung dịch C. Lọc lấy dung dịch C rồi thêm BaCl2 dư vào thu được 11,65 g kết tủa. a/ Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4. b/ Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp A. c/ Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được kết tủa D, lấy kết tủa D đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được m g chất rắn. Tính khoảng cách xác định của m. Câu 3: (4 điểm) a/ Hỗn hợp A gồm CuO và một oxit của kim loại hóa trị II (không đổi) có tỉ lệ mol 1:2. Cho khí H2 dư đi qua 2,4 gam hỗn hợp A nung nóng thì thu được hỗn hợp chất rắn B. Để hòa tan hết chất rắn B cần dùng đúng 80 ml dung dịch HNO3 1,25M và thu được khí NO duy nhất. Xác định công thức hóa học của oxit kim loại. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. b/ Vôi sống tiếp xúc lâu ngày trong không khí sẽ bị giảm chất lượng. Hãy giải thích hiện tượng này và minh họa bằng phương trình phản ứng hóa học. Câu 4: (4 điểm) Dẫn 2,24 lít khí CO (đktc) qua một ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp bột oxit kim loại gồm Al2O3, CuO và Fe3O4 cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chia sản phẩm thu được thành hai phần bằng nhau. - Phần thứ nhất được hòa tan vào trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2 (ở đktc). - Phần thứ hai được ngâm kỹ trong 400 ml dung dịch NaOH 0,2M. Để trung hòa hết NaOH dư phải dùng hết 20 ml dung dịch axít HCl 1M. a/ Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b/ Tính thể tích dung dịch axit H2SO4 1M để hòa tan hết hỗn hợp bột oxit kim loại trên. Câu 5: (4,5 điểm) Có hỗn hợp X gồm Cu và kim loại M ( M có hóa trị thường gặp <4). Cho 12 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc nóng dư thu được khí sunfurơ duy nhất, lượng khí này được hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 51,5 gam chất rắn khan. Nếu cho 12 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc), trong thí nghiệm này thu được muối clorua mà kim loại M có hóa trị 2. Xác định tên kim loại M và tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong X.
  2. UBND HUYỆN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ THI IJSO MÔN: HÓA HỌC (Thời gian làm bài 60 phút, không tính thời giao đề) Phần I: Trắc nghiệm khách quan (8 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng Câu 1: Thành phần của không khí (về thể tích) gồm: A. 21%N2, 78%O2, 1% các khí khác C. 21% O2, 78% các khí khác, 1% N2 B. 21% các khí khác, 78% N2, 1% O2 D. 21% O2, 78% N2, 1% các khí khác Câu 2: Một kim loại R tạo ra muối nitrat R(NO3)3 . Muối sunfat của kim loại R là: A. R2(SO4)3 B. R(SO4)3 C. R(SO4)2 D. R3(SO4)2 Câu 3: Để phân biệt phân tử của đơn chất khác với phân tử của hợp chất, ta dựa vào: A. Số lượng nguyên tử trong phân tử C. Khối lượng mol B. Nguyên tử khác loại liên kết với nhau D. Phân tử khối Câu 4: Mùi khác nhau của thực phẩm là do: A. Bếp rất nóng nên nhận biết mùi B. Mùi của thực phẩm đang nấu là do muối hoặc đường thêm vào C. Các khí được tạo thành từ những biến đổi trong thực phẩm khi đun nấu D. Không có khí nào thoát ra từ thực phẩm sống hoặc đã nấu nhưng để nguội Câu 5: Để hòa tan hoàn toàn 13,5 g Al cần dùng bao nhiêu ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm HCl 1M và H2SO4 1M A. 250ml B. 300ml C. 200ml D. 500ml Câu 6: Nhóm nào dưới đây đều là các chất rắn ở nhiệt độ thường A. Magie oxit, đồng oxit, nhôm oxit C. Silic oxit, lưu huỳnh đi oxit, nhôm oxit. B. Sắt oxit, chì oxit, cacbon oxit D. Đi photphopenta oxit, Magie oxit, nito đi oxit Câu 7: Độ tan của muối KCl ở 1000C là 40g. Ở nhiệt độ này dung dịch bão hòa KCl có nồng độ % là: A. 30% B 28,57% C. 35% D. 25,06% Câu 8: Cần bao nhiêu gam CuSO4 cho vào 210g nước để có dung dịch CuSO4 16% A. 50g B. 38,5g C. 40g D. 60g Câu 9: Để có 4,16g BaCl2 cần phải lấy một thể tích dung dịch BaCl2 nồng độ 2M là: A. 15ml B. 20,5ml C. 30ml D. 10ml Câu 10: Nung hoàn toàn 1 mol KClO3 thu được một thể tích O2 ở đktc là: A. 33,6 lít B. 6,72 lít C. 3,36 lít D. 0,672 lít Câu 11: Nguyên liệu thường được dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm: A. KClO3 B. KMnO4 , KClO3 C. KMnO4 , P2O5 D. không khí và nước Câu 12: Nhóm kim loại nào sau đây đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường: A. Mg, Ca, Na, Fe C. K, Ca, Ba, Na B. Na, Ba, Cu, K D. Li, Fe, Ag, Ca Câu 13: Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch H2SO4 sẽ thấy: A. Xuất hiện kết tủa trắng C. Không có hiện tượng gì B. Na2CO3 tan, dung dịch có mầu xanh D. Có bọt khí thoát ra Câu 14: Cho 6,5 g một kim loại, tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 loãng sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 đktc và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 16,1 B. 16 C. 10 D. 16,2
  3. Câu 15: Dung dịch FeSO 4 có lẫn CuSO4 , người ta dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeSO4: A. Al B. Fe C. Cu D. Mg Câu 16: Cho dung dịch có chứa a gam H 2SO4 phản ứng với dung dịch có chứa b gam NaOH (a 7 D. 14 Phần II: Bài trả lời ngắn (4điểm) Điền kết quả vào ô vuông sau mỗi câu. Câu 1: (2điểm) Cho 44,8 gam FeO, Fe2O3, Fe2O4 tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch H2SO4 2M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được a gam hỗn hợp muối sunfat. Tính a a = Câu 2: (2điểm) Hỗn hợp gồm CaCO 3 lẫn Al2O3 trong đó có Al2O3 chiếm 10,2% còn Fe2O3 chiếm 9,8%. Nung hỗn hợp này ở nhiệt độ cao thu được chất rắn coa khối lượng bằng 67% khối lượng hỗn hợp ban đầu. Tính % khối lượng chất rắn được tạo ra sau khi nung. % chất rắn tạo ra = Phần III: Tự luận (8 điểm) Bài 1: (2điểm) Cho BaO tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng thu được kết tủa A và dung dịch B. Thêm một lượng dư bột Al vào dung dịch B thu được dung dịch C và khí H2 . Thêm Na2CO3 vào dung dịch C, thấy xuất hiện kết tủa D. Xác định các chất A, B, C, D và viết các phương trình hóa học xảy ra. Bài 2: (2điểm) Hòa tan 11,2 gam CaO vào nước thu được dung dịch A. Sục từ từ V lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn vào dung dịch A. Sau phản ứng thu được 2,5 gam kết tủa. Tính V. Bài 3: (4điểm) a/ Natri hidroxit là hóa chất quan trọng của nhiều ngành công nghiệp. Vậy trong thực tế người ta điều chế natri hidroxit bằng phương pháp nào. Hãy viết phương trình điều chế và nêu ứng dụng của natri hidroxit trong đời sống và trong công nghiệp. b/ Hòa tan hoàn toàn 72 gam một oxit của kim loại trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 (đktc) duy nhất vad dung dịch chứa 160 gam một muối sufat. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí SO2 nói trên trong 1200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 71 gam chất rắn khan. Tìm giá trị của V và xác định công thức của oxit kim loại ban đầu.
  4. UBND HUYỆN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ THI IJSO MÔN: HÓA HỌC (Thời gian làm bài 60 phút, không tính thời giao đề) Phần I: Trắc nghiệm khách quan (8 điểm) Câu 1: Dung dịch A làm phenolphtalein chuyển thành đỏ, khi dung dịch A phản ứng với Natri sunfat tạo ra kết tủa trắng. Dung dịch A là: A. BaCl2 B. Ba(NO3)2 C. KOH D. Ba(OH)2 Câu 2: Hỗn hợp khí Oxi là hỗn hợp gây nổ mạnh nhaatskhi tỉ lệ về thể tích của khí oxi với khí hiđro là: A. 1: 1 B. 1: 2 C. 2: 1 D. 2: 2 Câu 3: Lưu huỳnh đioxit được điều chế từ phản ứng của cặp chất: A. Na2SO4 + CuCl2 B. K2SO3 + HCl C. Na2SO3 + NaCl D. K2SO4 + HCl Câu 4: Cho các chất CaCO3 , HCl, NaOH, BaCl2, CuSO4 có bao nhiêu cặp chất có thể phản ứng với nhau? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 5: Trường hợp nào tạo ra chất kết tủa khi trộn 2 dung dịch sau? A. NaCl và AgNO3 B. KNO3 và BaCl2 C. NaCl và Ba(NO3)2 D. CaCl2 và NaNO3 Câu 6: Cho sơ đồ sau: X Z → Y Thứ tự X, Y, Z phù hợp với dãy chất: A. CuO, Cu(OH)2, CuCl2 B. Cu(OH)2, CuO, CuCl2 C. Cu(OH3)2, CuCl2, Cu(OH)2 D. Cu(OH)2, CuCO3, CuCl2 Câu 7: Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng: A. Dung dịch AgNO3 C. Dung dịch BaCl2 C. Dung dịch HCl D. Dung dịch Pb(NO3)2 Câu 8: Hòa tan 7,18 gam muối NaCl vào 20 gam nước ở 200C thì được dung dịch bão hòa. Độ tan của NaCl ở 200C là: A. 35g B. 35,9g C. 53,85g D. 71,8g Câu 9: Dãy phân bón hóa học chỉ chứa toàn phân bón hóa học đơn là: A. (NH4)2SO4 , KCl , Ca(H2PO4)2 B. KNO3, NH4NO3 , (NH2)2CO C. KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2 D. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl Câu 10: Trên bàn có ba hộp đựng hóa chất, trên nhãn mỗi hộp có ghi lần lượt: 200 gam bột sắt (hộp 1); 200 gam bột đồng (hộp 2); 500 gam bột nhôm (hộp 3). Hộp kim loại nhẹ trong ba hộp trên là: A. Hộp 3 B. Hộp 2 C. Hộp 1 D. Hộp 1 và hộp 2 Câu 11: Nhúng một lá sắt vào dung dịch đồng sunfat, sau một thời gian lấy lá sắt ra khỏi dung dịch cân lại thấy nặng hơn ban đầu 0,2g. Khối lượng đồng bám vào lá sắt là: A. 0,2g B. 1,6g C. 3,2g D. 6,4g Câu 12: Người ta rót vào bình cầu 200 ml dung dịch CuSO4 0,1M. Nếu từ bình cầu rót ra 40 ml dung dịch trên thì nồng độ mol của dung dịch còn lại là: A. 0,02M B. 0,08M C. 0,1M D. 0,5M
  5. Câu 13: Bốn dung dịch P, Q, R, S có giá trị pH lần lượt là: 2,5 ; 7 ; 4 ; 11. Các dung dịch P, Q, R, S lần lượt là: A. Giấm ăn, dung dịch CO2 bão hòa, nước cất, dung dịch NaOH 1M. B. Nước cất, axit clohiđric, giấm ăn, nước muối. C. Nước chanh ép, nước cất, dung dịch HCl 1M, nước muối. D. Nước chanh ép, nước muối, dung dịch CO2 bão hòa, dung dịch Amoniac. Câu 14: Dãy oxit tác dụng với dung dịch NaOH: A. CuO, Al2O3, SO2, CO2 B. CO2, SO2, Al2O3, SO3 C. CaO, CuO, CO, N2O5 D. SO2, CO2, CO, N2O5 Câu 15: Để thu được 5,6 tấn vôi sống với hiệu suất phản ứng đạt 80% thì lượng CaCO3 cần dùng là: A. 13,6 tấn B. 12,5 tấn C. 10 tấn D. 8 tấn Câu 16: Cho m gam hỗn hợp ba kim loại Fe, Cu và Al vào một bình kín có chứa một mol oxi. Nung nóng bình một thời gian cho đến khi ngừng phản ứng thể tích khí oxi giảm 3,5% và thu được 3,12 gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 1,5 gam B. 1,8 gam C. 2,0 gam D. 2,2 gam Phần II: Bài trả lời ngắn (4 điểm) Điền kết quả tìm được vào ô vuông sau mỗi câu. Câu 1: (2 điểm) Cho 2 gam hỗn hợp A gồm Mg, Fe, Zn, Al tác dụng với dung dịch HCl dư giải phóng 1 gam khí. Cũng cho 2 gam A tác dụng với khí Clo dư thu được 5,763g hỗn hợp muối. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của sắt có trong hỗn hợp A. %Fe trong A Câu 2: (2 điểm) Trên hai đĩa cân ở vị trí cân bằng có hai cốc thủy tinh. Mỗi cốc đựng 100g dung dịch HCl 22%. Thêm vào cốc thứ nhất 20g bột CaCO 3. Em cần phải thêm vào cốc thứ hai m gam bột MgCO3 để khi các phản ứng hóa học kết thúc thì hai đĩa cân ở vị trí cân bằng. Tính m. m = Phần III: Tự luận (8 điểm) Bài 1: (3,5 điểm) Chỉ dùng thêm một thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau đây: (NH4)2SO4; NH4NO3; KNO3; MgCl2; FeCl3; AlCl3. Bài 2: (2điểm) Hãy lấy một ví dụ minh họa cho mỗi phản ứng sau: A. Oxit + oxit → axit B. Oxit + oxit → muối C. Oxit + oxit → bazơ D. Oxit + oxit → không tạo ra các chất như trên Bài 3: (2,5 điểm) Cho 16 gam đồng (II) oxit tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20%, 0 đun nóng. Sau đó làm nguội dung dịch xuống 10 C. Tính khối lượng tinh thể CuSO 4. 0 5H2O đã tách ra khỏi dung dịch, biết rằng độ tan của CuSO4 ở 10 C là 17,4 gam.
  6. UBND HUYỆN . KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2015-2016 ĐỀ THI IJSO MÔN: HÓA HỌC (Thời gian làm bài 60 phút, không tính thời giao đề) Phần I: Trắc nghiệm khách quan (10 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng A, B, C hoặc D Câu 1: Nguyên tố nào có mặt nhiều nhất trong vỏ trái đất: A. Oxi B. Silic C. Nhôm D. Sắt Câu 2: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nào? A. Nhiệt phân KClO3 C. Điện phân nước B. Nhiệt phân KMnO4 D. Cả A và B đúng Câu 3: Cho 11,2g Fe tác dụng với 500g dung dịch axit HCl 3,65% , dung dịch thu được sau phản ứng làm quỳ tím chuyển thành màu gì? A. Tím B. Đỏ C. Xanh D. Mất màu Câu 4: Cho đá vôi vào dung dịch HCl dư, hiện tượng thu được là: A. Đá vôi tan B. Có khí thoát ra C. Cả A và B đúng D. Có kết tủa Câu 5: Nhiệt phân hợp chất nào sau đây tạo ra một oxit kim loại và hơi nước: A. Cu(OH)2 B. CuO C. CuSO4 D. Cu(NO3)2 Câu 6: Dung dịch của chất X làm dung dịch phenolphtalein chuyển màu đỏ, X là: A. KCl B. NaOH C. K2SO4 D. H2SO4 Câu 7: Kim loại tác dụng với dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng là: A. Cu, Mg, Al C. Cu, Ag, Al C. Ca, Mg, Al D. Cả B và C đúng Câu 8: Cho kim loại Al vào axit H2SO4 đặc nóng, khí thu được là: A. Hiđrô B. Cacbonic C. Amoniac D. Sunfurơ Câu 9: Cho hỗn hợp các kim loại ở dạng bột gồm: Cu, Al, Mg vào dung dịch HCl dư, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn thu được sau phản ứng là: A. Fe, Al B. Cu, Mg C. Cu, Al D. Một kết quả khác Câu 10: Canxi oxit dùng để làm khô những khí nào: A. CO2 , SO2 B. O2 , SO2 C. H2 , O2 D. H2 , CO2 Câu 11: Cho 10g hỗn hợp 2 kim loại Cu, Fe tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 đktc, dung dịch muối A và x g chất rắn, giá trị của x là: A. 5,6 B. 4,4 C. 5,4 D. 6,4 Câu 12: Cho 6,5g một kim loại, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl loãng, sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 đktc và dung dịch chứa m g muối. Giá trị của m là: A. 13,6 B. 16 C. 10 D. 16,2 Câu 13: Để nhận biết 3 dung dịch NaOH, H2SO4, HCl người ta dùng thuốc thủ nào: A. Quý tím, dd BaCl2 B. Quý tím, dd Ba(OH)2 B. Quý tím, dd Ba(NO3)2 D. A, B, C đều đúng Câu 14: Dung dịch FeSO 4 có lẫn CuSO4, người ta dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeSO4: A. Al B. Cu C. Fe D. Mg Câu 15: Cho 100 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M, dung dịch thu được có độ pH như thế nào? A. = 7 B. 7 D. 14 Câu 16: Một số trận mưa axit trên thế giới, nước mưa tích tụ ở sông hồ đã giết chết cá và nhiều sinh vật khác trong nước, theo em nước mưa axit có độ pH như thế nào? A.≤ 3 B. = 7 C. ≥ 7 D. = 14
  7. Câu 17: Theo em nếu dùng quá nhiều phân đạm, phân lân so với nhu cầu của cây trồng thì sẽ như thế nào? A. Ô nhiễm nặng nề nguồn nước sông hồ B. Cải tạo đất tơi xốp C. Ô nhiễm nguồn nước ngầm D. Cả A và B đều đúng Câu 18: Cho đồng (II) oxit tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, dung dịch sau phản ứng có màu gì? A. Đen B. Tím C. Xanh D. Đỏ nâu Câu 19: Từ 320 tấn quặng sắt pirit có chứa 45% S đã sản xuất được 506,25 tấn dung dịch H2SO4 80%. Hiệu suất phản ứng là: A. 91,83% B. 90% C. 81,83% D. 50% Câu 20: Từ một tấn quặng pirit sắt chứa 20% tạp chất, điều chế axit H2SO4 theo phương pháp tiếp xúc, qua các giai đoạn (có ghi hiệu suất mỗi giai đoạn) như sau: FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 Khối lượng của dung dịch H2SO4 72% điều chế được là: A. 8,3 tấn B. 0,836 tấn C. 9,8 tấn D. 0,98 tấn Phần II: Tự luận (10 điểm) Bài 1: (4 điểm) Cho 6,44 g hỗn hợp gồm Fe, Mg, Zn phản ứng với axit H2SO4 9,8% vừa đủ sau phản ứng thu được 2,688 lít H2 đktc và dung dịch A. a/ Viết phương trình hóa học. Tính khối lượng muối có trong dung dịch A. b/ Tính khối lượng dung dịch axit cần dùng. c/ Cho dung dịch A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 8% vừa đủ thu được kết tủa lớn nhất. Viết PTHH. Tính số gam kết tủa, tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng. Bài 2: (3 điểm) Hòa tan một oxit kim loại hóa trị (II) bằng dung dịch H2SO4 vừa đủ 10% sau phản ứng thu được dung dịch muối 11,8%. Hãy xác định công thức của oxit trên. Bài 3: (3 điểm) Hỗn hợp X gồm Al và kim loại M trong đó số mol của M lớn hơn của Al. Hòa tan hoàn toàn 1,08 g hỗn hợp X bằng 100ml dung dịch HCl thu được 1,176 lít khí H2 ở đktc và dung dịch Y. khi cho dung dịch Y tác dụng với AgNO 3 dư, sau phản ứng thu được 17, 9375 g kết tủa. a/ Tính CM của dung dịch HCl, biết M có giá trị (II) b/ Tìm kim loại M, tính thành phần % về khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp trên.
  8. PHÒNG GD&ĐT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ THI IJSO MÔN: HÓA HỌC (Thời gian làm bài 45 phút, không tính thời giao đề) Phần I: Trắc nghiệm khách quan (10 điểm) Khoanh tròn vào một lựa chọn đúng A, B, C hoặc D trong mỗi câu sau: Câu 1. Natri hiđrocacbonat hay natri bicacbonat là tên gọi phổ biến trong hóa học, Do được sử dụng rất rộng rãi trong thực phẩm nên nó có nhiều tên gọi như bread soda, cooking soda, bicarbonate of soda, trong tiếng Việt được biết đến nhiều hơn với tên "thuốc muối", "muối nở", bột nở, bột nổi, thuốc sủi. Trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường, tên của nó được rút ngắn xuống còn natri bicarb, bicarb soda, hoặc chỉ đơn giản là bicarb. Trong ngành thực phẩm còn được biết đến với tên baking soda. Nó có công thức hóa học NaHCO3. Khi chế biến bánh bao người ta cho baking soda vào nhằm mục đích tạo cho bánh bao A. Đẹp mắt B. Xốp C. Có mùi thơm đặc trưng D. Dai Câu 2. Quá trình tạo thành thạch nhũ trong các hang động là quá trình biến đổi của cặp chất A. CaO và Ca(OH)2 B. CaO và CaCO3 C. CaCO3 và Ca(OH)2 D. CaCO3 và Ca(HCO3)2 Câu 3. Người ta thường dùng nước đá khô để bảo quản thực phẩm đông lạnh. Nước đá khô là A. CO rắn B. H2O rắn C. CO2 rắn D. SO2 rắn Câu 4. Thủy ngân là kim loại duy nhất tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ thường, nó rất dễ bay hơi và rất độc. Nếu nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, có thể dùng chất nào sau đây để thu lấy thủy ngân rơi vãi A. Vôi bột B. Bột lưu huỳnh C. Bột sắt D. Nước Câu 5. Lưu huỳnh chiếm 12,6% khối lượng thiamin. Biết rằng một phân tử thiamin chỉ chứa một nguyên tử lưu huỳnh. Phân tử khối của thiamin là A. 64 B. 127 C. 254 D. 506 Câu 6. Trong cùng điều kiện bình thường như nhau nhưng khi ta cầm tay vào thanh kim loại thấy lạnh hơn cầm tay vào thanh gỗ là do A. Kim loại hấp thu nhiệt và dẫn nhiệt tốt hơn rất nhiều so với gỗ B. Bản chất của kim loại là mát lạnh C. Bản chất của gỗ là nóng, ẩm D. Gỗ hấp thụ nhiệt từ môi trường nhanh hơn kim loại Câu 7. Khi mở chai nước ngọt có ga thấy có nhiều bọt khí thoát ra vì Trong quá trình sản xuất nước ngọt, các khí trong không khí đã hòa tan vào nước ngọt. A. Vì vậy khi mở chai nước ngọt ra thì các khí này thóa ra ngoài không khí do có sự chênh lệch cáp suất giữa không khí và trong bình nước ngọt CO tan trong nước, khi sản xuất nước ngọt thì khí CO trong không khí tan vào nước B. 2 2 ngọt. Khi mở chai nước ngọt ra thì lập tức khí CO2 bay trở lại không khí Các chất trong nước ngọt phản ứng với nhau sinh ra khí CO . Khi mở chai nước ngọt C. 2 ra thì khí CO2 bay vào không khí Khi sản xuất nước ngọt có ga, người a dùng áp lực lớn để ép khí CO2 hòa tan vào nước, D. sau đó nạp vào chai và đóng kín lại. Khi mở chai nước ngọt, áp suất trong không khí thấp hơn áp suất trong bình nước ngọt nên khí CO2 bay vào không khí
  9. Câu 8. Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Fe, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO 3 dư thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là A. 0,12 B. 0,14 C. 0,16 D. 0,18 Câu 9. Hỗn hợp khí A gồm 0,3 mol khí hidro và 0,5 mol khí X có tỷ khối so với khí hidro là 9,125. Khí X khó tham gia phản ứng hóa học ở điều kiện thường và thường được dùng để tạo môi trường trơ trong các ứng dụng kĩ thuật. Tên gọi của khí X là A. Cacbonoxit B. Nito C. Etilen D. Neon Câu 10. Nhiều bức tượng bằng đồng hoặc bằng gỗ được dát một lớp vàng rất mỏng tạo nên vẻ đẹp kì ảo của bức tượng, đó là những lá vàng mỏng tới 1/20 μm. Người ta đã ứng dụng tính chất vật lý nào của vàng trong việc tạo thành những lá vàng mỏng đó? A. Vàng dễ dát mỏng, có ánh kim B. Vàng có tính dẻo, dẫn điện tốt C. Vàng có khả năng khúc xạ ánh sáng D. Vàng là kim loại mềm, có tỷ khối lớn Câu 11. Để đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít khí X (đktc) gồm CO và một hidrocacbon A cần 16,8 gam khí oxi. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình 1 đựng P2O5 sau đó dẫn tiếp qua bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 7,2 gam và bình 2 xuất hiện 68,95 gam kết tủa. Công thức phân tử và % theo thể tích của A trong hỗn hợp khí X là A. CH4, 80% B. C3H8, 60% C. C4H10, 75% D. C3H8, 66,67% Câu 12. Hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO, Fe2O3, CuO. Lấy 46,7 gam X khử hoàn toàn bằng khí H2 thu được 9 gam nước. Mặt khác, cũng lấy 46,7 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng sẽ thu được số gam muối khan là A. 74,2 B. 82,2 C. 64,95 D. 96,8 Câu 13. Trong chăn nuôi gia súc, các chủ trang trại thường đầu tư hệ thống chuồng trại gắn liền với hệ thống bioga nhằm mục đích Hạn chế ô nhiễm môi trường do phân A. B. Để gia súc mau lớn và nước tiểu của vật nuôi thải ra Hạn chế ô nhiễm môi trường và tận Sinh ra khí có lợi giúp cho gia súc thực C. D. dụng khí thải làm nhiên liệu hiện quá trình hô hấp tốt hơn Câu 14. Khi cần pha loãng axit sunfuric, người ta tiến hành A. Đổ từ từ nước vào axit đặc B. Đổ từ từ axit đặc và nước vào cốc C. Đổ từ từ axit đặc vào nước D. Đun nóng axit đặc Câu 15. Thành phần chủ yếu của bình gas dùng để đun nấu trong gia đình là A. Khí hidro B. Khí metan C. Hỗn hợp một số hidrocacbon D. Hỗn hợp một số hidrocacbon và phụ gia Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn a gam một hợp chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 4,05 gam hơi nước. Giá trị của a là: A. 2,0 B. 4,6 C. 1,5 D. 1,0 Câu 17. Thành phần chính của muối iot là A. NaI B. NaCl C. KI D. NaIO3 Câu 18. Than hoạt tính được biết đến là một dạng vật chất (than) được đốt ở nhiệt độ cao trong môi trường yếm khí. Than hoạt tính có cấu tạo đặc biệt và đa dạng, kết cấu nhiều lỗ xốp, bề mặt lớn. Dưới kính hiển vi điện tử, một hạt than hoạt tính trông giống như tổ kiến; tổng diện tích bề mặt của 0,5 kg than hoạt tính (đơn vị khối lượng từ 1.000
  10. – 2.500 m2/g). Mục đích chính của than hoạt tính trong quá trình lọc nước là khử các chất bẩn được tính bằng gram chất bẩn hoặc gram COD được giữ lại trong 1kg than hoạt tính; làm sạch vết của các kim loại nặng hòa tan trong nước; làm sạch triệt để chất hữu cơ hòa tan, khử mùi và vị, đặc biệt nước thải công nghiệp chứa các phân tử hữu cơ độc hại hoặc các phân tử có độ bền vững bề mặt cao ngăn cản các quá trình xử lý sinh học. Thành phần chính của than hoạt tính là A. Thạch anh B. Cacbon C. Cát D. Gỗ Câu 19. Trong phản ứng hóa học (ở nhiệt độ thích hợp): CuO + → Cu + Chất tham gia phản ứng có thể là mấy chất khác nhau? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 20. Ngọc lục bảo là một loại đá quý có chứa tinh thể beri nhôm silicat có công thức Be3Al2(SiO3)6. Trong phân tử ngọc lục bảo có số nguyên tử kim loại là A. 4 B. 5 C. 24 D. 29 Phần II: Tự luận (10 điểm) Câu 1. (3 điểm) a) Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro? b) Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn ? c) Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra ? Câu 2. (3 điểm) Thêm dần dần dung dịch xút ăn da đến dư vào 100ml dung dịch A gồm muối nhôm clorua và muối sắt (III) clorua, lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 2 gam chất rắn. Mặt khác, cứ 100ml dung dịch A phản ứng vừa hết với 60ml dung dịch AgNO3 2M. Tính nồng độ mol/l của dung dịch A. Câu 3. (4 điểm) Hỗn hợp khí X gồm metan, etilen và axetilen. Đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam X rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm phản ứng bằng cách lần lượt cho qua bình 1 đựng 76,4 gam dung dịch H2SO4 98% và bình 2 đựng 114,73 gam dung dịch NaOH 21% thấy nồng độ axit ở bình 1 thu được là 93,59%. a. Tính thành phần % theo thể tích của các chất khí trong hỗn hợp X, biết rằng 1,12 lít khí X (đktc) tác dụng vừa hết với dung dịch có chứa 10 gam brom. b. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được ở bình 2 sau thí nghiệm?
  11. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GD&ĐT . NĂM HỌC 2017 - 2018 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có: 01 trang Câu I: (5 điểm) Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau: 1. Sục từ từ khí cacbonđioxit vào dung dịch nước vôi trong. 2. Đốt bột sắt trong không khí. 3. Khử sắt (III) oxit bằng khí Cacbon oxit. 4. Cho từ từ dung dịch axit nitric vào lọ đựng bột sắt. 5. Cho từ từ bột sắt vào lọ đựng dung dịch axit nitric. 6. Cho bột sắt phản ứng với dung dịch bạc nitrat. 7. Đốt quặng pirit sắt. 8. Nung sắt (II) hiđroxit trong không khí. 9. Hòa tan oleum vào nước. 10. Cho hỗn hợp K, Al, Zn vào nước. Câu II: (3 điểm) Hòa tan 12,45 gam một oleum vào nước được dung dịch A. Để trung hòa hết dung dịch A cần 300ml dung dịch potat ăn da nồng độ 1M. - Xác định công thức của oleum. - Cần bao nhiêu gam oleum nói trên hòa tan vào 500 gam nước để tạo thành dung dịch H2SO4 10%. Câu III: (3 điểm) Chỉ dùng một dung dịch làm thuốc thử, hãy phân biệt 6 chất rắn đựng trong các lọ riêng biệt sau: MgCO3, BaCO3, BaSO4, CuSO4, Na2CO3, Na2SO4. Câu IV: (3 điểm) Cho 20,8 gam hỗn hợp các kim loại Na, Al, Fe vào nước, khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,72 lít khí (đktc), dung dịch A và chất rắn B. Tách chất rắn B rồi sục từ từ khí cacbonic đến dư vào dung dịch A thấy xuất hiện 7,8 gam chất rắn D. Tách chất rắn D còn lại dung dịch E. - Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp kim loại ban đầu. - Tính nồng độ % của dung dịch E biết lượng nước dùng để phản ứng với hỗn hợp kim loại ban đầu là 800g. Câu V: (3 điểm) Trong hỗn hợp K2SO4 và Al2(SO4)3 người ta thấy cứ trong tổng số 55 nguyên tử thì có 36 nguyên tử là Oxi. - Tính thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp đã cho. - Đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp nói trên vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch bari clorua dư sẽ thu được khối lượng kết tủa gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp chất rắn ban đầu? Câu VI: (3 điểm) Nung m gam hỗn hợp bột nhôm và oxit sắt từ thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào V ml dung dịch NaOH 2M (dư) đun nhẹ thu được 336ml khí (đktc) và 2,52 gam chất rắn không tan. Tính m và V biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.