Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn Sử

docx 4 trang hoaithuong97 4810
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_su.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn Sử

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm) Từ việc triều đình nhà Nguyễn kí kết các hiệp ước 1862, 1874, 1883 và 1884 với thực dân Pháp, hãy chỉ ra âm mưu của thực dân Pháp và thái độ của triều đình nhà Nguyễn. Câu 2 (2,0 điểm) Phân tích nguyên nhân thất bại của phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913). Câu 3 (2,0 điểm) Trình bày kết cục của các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Câu 4 (2,0 điểm) Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh như thế nào? Câu 5 (2,0 điểm) Nêu những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Theo em nhân tố nào là nhân tố quyết định? Câu 6 (2,0 điểm) Khái quát chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đến năm 2000. Câu 7 (2,0 điểm) Các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh đã tạo ra thời cơ và thách thức gì đối với các nước? Câu 8 (2,0 điểm) Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đến nay, tổ chức quốc tế nào có vai trò duy trì hòa bình và an ninh thế giới? Hãy nêu nhiệm vụ chính của tổ chức đó. Câu 9 (2,0 điểm) Trình bày hoạt động yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức từ năm 1919 đến năm 1925. Hãy nhận xét về mục tiêu, tính chất, điểm tích cực và hạn chế của các hoạt động đó. Câu 10 (2,0 điểm) Sự kiện nào là mốc đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác? Vì sao? Hết Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
  2. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2017 - 2018 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ (HDC gồm 03 trang) I. LƯU Ý CHUNG: Dưới đây là những nội dung cơ bản nhất mà thí sinh phải đề cập tới, bài thi chỉ được cho điểm tối đa khi đủ ý, trình bày khoa học, lôgíc. II. HƯỚNG DẪN CHẤM: Câu Nội dung Điểm Thông qua việc triều đình nhà Nguyễn kí kết các hiệp ước 1862, 1874, 1883 và 1 1884 với thực dân Pháp, hãy chỉ ra âm mưu của thực dân Pháp và thái độ của 2,0 triều đình nhà Nguyễn. 1. Âm mưu của Pháp: Pháp thực hiện chính sách lấn dần, dùng ngoại giao để từng bước hoàn thành xâm lược bằng quân sự và Pháp đã thực hiện được dã tâm của 0,5 chúng. 2. Thái độ triều đình nhà Nguyễn: - Lúc đầu triều đình có chống Pháp nhưng càng về sau càng xa rời nhân dân, xa rời 0,5 truyền thống đấu tranh vũ trang của dân tộc, theo đuổi con đường ngoại giao, thỏa hiệp từng bước. - Triều đình nhà Nguyễn có thái độ hèn nhát, nhu nhược. 0,5 - Việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp, trách nhiệm thuộc về bộ phận lớn quan lại 0,5 triều đình nhà Nguyễn. 2 Phân tích nguyên nhân thất bại của phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913) 2,0 - Pháp mạnh hơn ta về lực lượng, vũ khí. Pháp sử dụng nhiều thủ đoạn để đàn áp 0,5 phong trào. - Phong trào nông dân Yên Thế thiếu sự lãnh đạo của một lực lượng xã hội tiên tiến 0,5 và hệ tư tưởng tiến bộ dẫn đường. - Phong trào còn hạn chế về mục tiêu và chiến thuật. 0,5 - Phong trào mang tính địa phương nhỏ hẹp. 0,5 3 Trình bày kết cục của các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX 2,0 - Các đề nghị cải cách đều nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của đất nước song vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải 0,5 quyết được những mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam - Triều Nguyễn bảo thủ, bất lực nên đã từ chối mọi sự cải cách, điều này cản trở sự 0,5 phát triển xã hội. - Dù không thành hiện thực nhưng những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận 0,5 thức mới của những người Việt hiểu biết, thức thời. - Tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. 0,5 Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Liên Xô tiến hành công cuộc 4 2,0 khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh như thế nào? 1. Thuận lợi: - Sau chiến thắng chống phát xít, tinh thần nhân dân Liên Xô phấn khởi. Dưới sự 0,5 lãnh đạo của Đảng và nhà nước Xô Viết, nhân dân Liên Xô đã lao động không mệt mỏi để khôi phục và xây dựng đất nước.
  3. - Phong trào cách mạng thế giới lớn mạnh, CNXH dần trở thành hệ thống thế giới có 0,5 tác dụng cổ vũ mạnh mẽ và tăng cường sức mạnh cho Liên Xô. 2. Khó khăn: - Chiến tranh thế giới hai đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho đất nước Liên Xô, đời 0,5 sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. - Sau chiến tranh, Mĩ và các nước phương Tây bao vây, cấm vận kinh tế và cô lập chính trị với Liên Xô; chuẩn bị phát động một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm tiêu 0,5 diệt Liên Xô và các nước XHCN. Nêu những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở 5 châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Theo em nhân tố nào là 2,0 nhân tố quyết định? 1. Nhân tố: a. Khách quan: - Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải 0,5 phóng dân tộc của nhân dân châu Phi. - Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc Sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải 0,5 phóng ở châu Phi. b. Chủ quan: - Sau chiến tranh, lực lượng cách mạng ở châu Phi đã có sự trưởng thành vượt bậc và 0,25 tinh thần đấu tranh bền bỉ của nhân dân châu Phi - Sau chiến tranh, Anh - Pháp tăng cường bóc lột nhân dân châu Phi, mâu thuẫn dân 0,25 tộc trở nên sâu sắc làm bùng nổ và phát triển các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 2. Nhân tố chủ quan là nhân tố quyết định. 0,5 Khái quát chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 6 2,0 - 1945) đến năm 2000. - Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi 0,5 phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. - Mĩ “viện trợ”để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, 0,5 gây chiến tranh xâm lược - Trong quá trình thực hiện mưu đồ, Mĩ vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là 0,5 thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. - Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực”do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Tuy nhiên Mĩ không dễ gì thực hiện 0,5 mưu đồ này. Các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh đã tạo ra thời cơ và 7 2,0 thách thức gì đối với các dân tộc? 1. Thời cơ: - Các quốc gia, dân tộc có điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở rộng các mối 0,5 quan hệ giao lưu, hợp tác. - Khẳng định vai trò, vị trí của mình trên trường quốc tế, giải quyết các tranh chấp 0,5 bằng phương pháp hòa bình.
  4. 2. Thách thức: - Sự cạnh tranh về kinh tế ngày càng lớn giữa các quốc gia, sự lệ thuộc về chính trị 0,5 giữa các nước nhỏ và nước lớn. - Sự xuất hiện chủ nghĩa li khai, khủng bố, mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo 0,5 Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đến nay, tổ chức quốc tế nào 8 có vai trò duy trì hòa bình và an ninh thế giới? Hãy nêu nhiệm vụ chính của tổ 2,0 chức đó. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, tổ chức quốc tế có vai trò duy trì hòa 0,5 bình và an ninh thế giới là Liên hợp quốc. Nhiệm vụ: - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân 1,0 tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc. - Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo 0,5 Trình bày hoạt động yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức từ năm 1919 9 đến năm 1925. Hãy nhận xét về mục tiêu, tính chất, điểm tích cực và hạn chế 2,0 của các hoạt động đó? 1. Hoạt động yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức từ năm 1919 đến năm 1925. 0,5 - Họ được tập hợp trong những tổ chức chính trị yêu nước mới như Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên - Họ xuất bản những tờ báo tiến bộ: Chuông rè, Người nhà quê, An Nam trẻ. Lập ra những nhà xuất bản tiến bộ: Cường học thư xã (Sài Gòn), Nam Đồng thư xã (Hà 0,5 Nội) - Tháng 6 năm 1924, tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu - Trung Quốc); năm 1925, phong trào đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu; 0,5 năm 1926, đám tang Phan Châu Trinh. 2. Nhận xét: Mục tiêu: đòi tự do dân chủ; Tính chất: yêu nước dân chủ; Tích cực: thức tỉnh lòng 0,5 yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ trong nhân dân, tư tưởng cách mạng mới; Hạn chế: Chưa có đường lối chính trị đúng đắn, đấu tranh mang tính tự phát. Sự kiện nào là mốc đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ 10 đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác? Vì sao? Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở cảng Sài Gòn (8 – 0,5 1925). Giải thích: 0,5 - Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân có tổ chức, có lãnh đạo. - Đấu tranh không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn vì mục đích chính trị. 0,5 - Tỏ rõ sức mạnh giai cấp và tinh thần đoàn kết với công nhân quốc tế. 0,5 Hết