Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 THCS môn Hóa học

doc 3 trang mainguyen 7620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 THCS môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_8_thcs_mon_hoa_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 THCS môn Hóa học

  1. PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2016 - 2017 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề Ðề thi có 03 trang Phần I: Trắc nghiệm khách quan (10,0 điểm) Chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Phải lấy bao nhiêu gam Fe để có số nguyên tử nhiều gấp hai lần số nguyên tử có trong 9 gam nước? A. 84 gam B. 2,8 gam C. 168 gam D. 56 gam Câu 2: Dãy các chất đều là đơn chất: A. CuO, N2, H2, Cu C. H2, Cu, N2, Mg B. Cu, Mg, O3, K D. SO2, H2, Cu, Mg Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng sau: KMnO4 + HCl KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O Tổng hệ số các chất sau khi cân bằng phương trình hóa học là. A. 35 B. 38 C. 32 D. 40 Câu 4: Oxit của một nguyên tố có hóa trị (II) chứa 20% oxi (về khối lượng). Công thức hóa học của oxit đó là? A: FeO B: CuO C: CaO D: ZnO Câu 5: Để thu được dung dịch HCl 25% cần lấy m1 gam dung dịch HCl 45% pha với m1 m2 gam dung dịch HCl 15%. Tỷ lệ là. m2 A: 2 B: 3 C: 1 D: Kết quả khác 3 4 2 Câu 6: Cho hình vẽ thu khí như sau: Các khí gồm: H2, N2, NH3, O2, Cl2, CO2, HCl, SO2, H2S. Dãy gồm các chất khí có thể thu được theo cách trên là: A. SO2, NH3, N2, HCl, CO2 B. H2, N2, NH3, CO2 , H2S C. O2, Cl2, H2S, SO2, CO2, HCl D. CO2, HCl, H2, N2, NH3, H2S Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam kim loại X chưa rõ hóa trị bằng dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí ở (đktc). X là kim loại nào? A: Fe B: Cu C: Mg D: Al Câu 8: Dãy chất nào sau đây toàn là oxit axit? A: CO, SO2, P2O5, Al2O3 B: SiO2, SO3, CO2, P2O5 C: Mn2O7, SO2, SO3, P2O5 D: CaO, SO2, Mn2O7, CuO Câu 9: Chỉ được dùng thêm thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết 3 ống nghiệm mất nhãn chứa 3 dung dịch K2SO4, Ba(OH)2, HCl. A: Nước B: Kim loại Fe C: Quỳ tím D: Kim loại Cu Câu 10: Để tách riêng đồng ra khỏi hỗn hợp vụn đồng, vụn sắt và vụn nhôm chỉ cần dùng thêm hóa chất nào sau đây? A: Dung dịch HCl B: O2 C: H2O D: Dung dịch H2SO4 loãng Trang 1/3
  2. Câu 11: Người ta dùng vừa đủ 44,8 lít oxi (đktc) để đốt cháy hết 34 gam hỗn hợp (H2 và CO). Khối lượng H2 và CO có trong hỗn hợp đem đốt là: A. 12 g và 22 g B. 8 g và 16 g C. 6 g và 28 g D. 10 g và 24 g Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng: A: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. B. Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan. C. Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho biết số gam chất tan chứa trong 100 gam nước. D. Nồng độ mol của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Câu 13: Dãy các chất tác dụng được với nước là: A. K, Na, CuO, SO3, MgO, P2O5. B. K, Na, SO3, P2O5, CaO, BaO. C. SO3, MgO, P2O5, CaO, BaO. D. Ba, Na, SO3, P2O5, BaO, N2O5. Câu 14: Cho phản ứng của Fe với Oxi như hình vẽ sau: sắt Vai trò của lớp nước ở đáy bình là: Lớp nước A. Giúp cho phản ứng của Fe với Oxi xảy ra dễ dàng hơn. B. Hòa tan Oxi để phản ứng với Fe trong nước. O2 C. Tránh vỡ bình vì phản ứng tỏa nhiệt mạnh. than D. Cả 3 vai trò trên. Câu 15: Làm bay hơi 100 gam nước từ 700 gam dung dịch 30% sẽ thu được dung dịch có nồng độ % là bao nhiêu? A: 35% B: 45% C: 30% D: 40% Câu 16: Cho 3,6 gam Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được 53,3 gam dung dịch muối MgCl 2 và một chất khí. Nồng độ phần trăm của dung dịch axit đã dùng là: A. 21,6% B. 21,3% C. 21,9% D. 26,7% 0 0 Câu 17: Độ tan của CuSO4 ở 85 C là 87,7 gam, ở 12 C là 35,5 gam. Khi làm lạnh 0 0 1877 gam dung dịch bão hòa CuSO 4 từ 85 C xuống 12 C thì có bao nhiêu gam tinh thể CuSO4. 5H2O tách ra khỏi dung dịch? A: 1020 gam B: 1200 gam C: 2100 gam D: 2010 gam Câu 18: Một hỗn hợp gồm khí oxi (O 2) và ozon (O3) ở (đktc) có tỷ khối đối với H2 bằng 18. Thành phần phần trăm về thể tích của ozon (O3) trong hỗn hợp là? A: 52% B: 25% C: 15% D: 51% Câu 19: Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H 2 qua ống đựng 16,8 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe 3O4, Al2O3 nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí và hơi nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Giá trị của V và m là: A. 0,224 lít và 14,48 gam. B. 0,448 lít và 18,46 gam C. 0,112 lít và 12,28 gam D. 0,448 lít và 16,48 gam Câu 20: Cho các bazơ sau Fe(OH) 3, Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2. Khi nung các bazơ trên tạo ra dãy oxit bazơ tương ứng là? A: FeO, Al2O3, CuO, ZnO B: Fe2O3, Al2O3, CuO, ZnO C: Fe3O4, Al2O3, CuO, ZnO D: Fe2O3, Al2O3, Cu2O, ZnO Trang 2/3
  3. Phần II: Tự luận (10,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) 1. Cho các chất KMnO4, Zn, FexOy, KClO3, Fe2O3, SO2, BaO, MgCO3. Hỏi trong số các chất trên, có những chất nào: a) Nhiệt phân thu được O2 ? b) Tác dụng với H2O? c) Tác dụng với H2? Viết các phương trình phản ứng xảy ra (ghi rõ điều kiện nếu có)? 2. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các gói chất bột sau bị mất nhãn gồm: Al2O3 , P2O5 , Al, Na2O? Câu 2: (3,0 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm C 2H2, C2H4, C2H6 sản phẩm thu được chỉ có CO2 và nước. a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính khối lượng mỗi sản phẩm thu được. Biết tỉ khối của X với H2 là 14. 2. Cho 8,3 gam hỗn hợp kim loại sắt và nhôm tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng kết thúc, người ta thu được 5,6 lít khí ở (đktc). a) Viết phương trình hóa học xảy ra? b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp? Câu 3: (1,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn một lượng P2O5 vào 200 gam dung dịch H3PO4 10%. Sau phản ứng thu được dung dịch H3PO4 18%. Tính khối lượng P2O5 đã dùng? Câu 4: (1,5 điểm) Dùng khí H2 để khử hoàn toàn 2,4 gam hỗn hợp CuO và Fe xOy có số mol như nhau, thu được hỗn hợp 2 kim loại. Hòa tan hỗn hợp 2 kim loại này bằng 3 dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 448 cm khí H2 ở (đktc). Tìm công thức của oxit sắt? Câu 5: (2,0 điểm) Trộn 300 gam dd H2SO4 7,35% với 200 gam dd HCl 7,3% thu được dd X. a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X. b) Cho 8,7 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe hòa tan vừa đủ trong 250 gam dung dịch X trên tạo ra dung dịch Y và V lít khí hiđro. Tính V (ở đktc), tính khối lượng hỗn hợp muối có trong dung dịch Y và khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Biết: Cu = 64; N =14; O = 16; Fe= 56; Al= 27; Mg = 24; Ca = 40; S = 32; K = 39; H= 1; C = 12; Cl = 35,5; Zn = 65; Ba = 137; Ag = 108; Na =23; P =31 HẾT Họ và tên thí sinh: .SBD: . . Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 3/3