Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Môn thi: Hóa (Đề thi chính thức)

doc 2 trang hoaithuong97 7290
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Môn thi: Hóa (Đề thi chính thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_thi_hoa_de_thi_chinh.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Môn thi: Hóa (Đề thi chính thức)

  1. SỞ GD&ĐT TRÀ VINH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2009 - 2010 Đề thi chính thức MÔN THI: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Thí sinh làm tất cả các câu hỏi sau đây: Câu 1. (2 điểm) Trong bài thực hành về axit sunfuric có những hóa chất sau: Cu , MgO , Na2CO3 , Fe , giấy quì tím , NaOH , H2SO4 (loãng) và H2SO4 (đặc). Hãy lập kế hoạch thực hiện những thí nghiệm để chứng minh rằng : a. Axit sunfuric loãng có những tính chất hóa học chung của axit. b. Axit sunfuric đặc có tính chất hóa học đặc trưng. Viết phương trình phản ứng minh họa các tính chất đó. Câu 2. (2 điểm) Nguyên nhân gây ra những vụ nổ trong các hầm mỏ khai thác than là do khí metan. a. Vì sao hỗn hợp khí metan và khí oxi chỉ gây nổ mạnh khi tỉ lệ thể tích của chúng là VCH4 : VO2 = 1 : 2 ? b. Trong thành phần không khí có chứa 20% oxi theo thể tích, thì hỗn hợp khí metan và không khí sẽ gây nổ mạnh khi tỉ lệ thể tích của chúng bằng bao nhiêu? c. Hãy đề xuất hai phương pháp ngăn ngừa sự cháy nổ trong hầm mỏ. Câu 3. (2 điểm) Có 5 bình, đựng riêng biệt 5 chất khí sau: N 2 , H2 , O2 , CO2 và CH4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng chất khí. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có). Câu 4. (2 điểm) Cho các chất A là oxit, B là muối, C và D là các kim loại. Hãy hoàn thành các phản ứng sau: a. A + HCl Muối + Muối + H2O b. B + NaOH Muối + Muối + H2O c. C + Muối Muối d. D + Muối Muối + Muối Câu 5. (3 điểm) Một chất béo được coi là este của glixerol C3H5(OH)3 và axit panmitic C15H31COOH. a. Viết công thức phân tử của loại chất béo này. b. Đun nóng 4,03 kg chất béo này với dung dịch NaOH dư. Tính khối lượng glixerol tạo thành. c. Có thể thu được bao nhiêu kilogam xà phòng bánh có chứa 72% muối sinh ra từ phản ứng xà phòng hóa trên?
  2. Câu 6. (3 điểm) Hòa tan 1,7 gam hỗn hợp kim loại A và Zn vào dung dịch HCl, thu được 0,672 lít khí (ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch B. Mặt khác để hòa tan 1,9 gam kim loại A thì cần hết 200 ml dung dịch HCl 0,5M. Tìm tên kim loại A, biết A thuộc phân nhóm chính nhóm II (nhóm IIA) Câu 7. (3 điểm) Ở điều kiện tiêu chuẩn 3,36 lít hỗn hợp khí gồm metan và etilen có khối lượng là 3 gam. a. Tính thành phần phần trăm (%) của các chất có trong hỗn hợp khí theo thể tích và theo khối lượng. b. Khi dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí này qua dung dịch nước brom, nhận thấy dung dịch bị nhạt màu, còn khối lượng của bình chứa dung dịch này tăng thêm m gam. Tính m, biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 8. (3 điểm) Cho 4,58 gam hỗn hợp (A) gồm các kim loại Zn, Fe, Cu vào cốc đựng 170 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch (B) và chất rắn (C). Hãy cho biết dung dịch CuSO 4 còn dư hay đã hết? Hết Cho biết: Cu = 64; Zn = 65; Fe = 56; S = 32; O = 16; C = 12; H = 1; Na = 23; Cl = 35,5; Ca = 40; Al = 27; N = 14; Br = 80. Ghi chú: Thí sinh được phép sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học trong khi làm bài thi.