Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thị xã - Môn: Hóa học lớp 9

docx 1 trang hoaithuong97 3910
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thị xã - Môn: Hóa học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_mon_hoa_hoc_lop_9.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thị xã - Môn: Hóa học lớp 9

  1. UBND THỊ XÃ AN NHƠN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ PHÒNG GD&ĐT NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: Hóa học lớp 9 Thời gian: 150 (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3 điểm) 1. Hãy viết các phương trình phản ứng của sơ đồ phản ứng sau: KMnO4 Ca(ClO2) MnO2 Cl2 Br2 K2Cr2O7 KCl 2. Chỉ dùng HCl và H 2O, hãy nhận biết các chất sau đây đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: Ag 2O, BaO, MgO, MnO2, Al2O3, FeO, Fe2O3 và CaCO3. Câu 2: (2 điểm) 1. Cho kim loại Ba lần lượt vào các dung dịch NaCl, NH 4Cl, FeCl3, AlCl3, (NH4)2CO3. Giải thích các hiện tượng xảy ra và viết các phương trình phản ứng. 2. Một hỗn hợp gồm 3 kim loại: Fe, Al, Cu. Hãy nêu các phương pháp và viết các phương trình phản ứng để tách riêng mỗi kim loại ra khỏi hỗn hợp. Câu 3: (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn 13,2g hỗn hợp Fe2O3 và CuO trong 2 lít dung dịch HCl 0,245 (mol/l) vừa đủ thu được dung dịch X. 1. Tính phần trăm theo khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu. 2. Cho một miếng kim loại Mg vào dung dịch X. Sau một thời gian lấy miếng kim loại ra khỏi dung dịch thì thu được dung dịch Y (thể tích vẫn là 2 lít) và thấy khối lượng miếng kim loại tăng 1,16 gam. Tính nồng độ mol các chất tan trong dung dịch Y. Câu 4: (3 điểm) Cho 3,16g hỗn hợp B ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 250ml dung dịch CuCl 2. Khuấy đều hỗn hợp, lọc, rửa kết tủa thu được dung dịch B1 và 3,84g chất rắn B2. Thêm vào B1 một lượng dư dung dịch NaOH loãng rồi lọc, rửa kết tủa mới được tạo thành. Nung kết tủa đó trong không khí ở nhiệt độ cao được 1,4 gam chất rắn B3 gồm hai oxit kim loại. Tất cả các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. a. Viết các phương trình phản ứng và giải thích. b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong B và tính nồng độ mol của dung dịch CuCl2. Câu 5: (3 điểm) Có một hỗn hợp Al và sắt oxit FexOy. Sau phản ứng nhiệt nhôm thu được 92,35g chất rắn. Hòa tan chất rắn trong dung dịch NaOH dư thấy có 8,4 lít khí bay ra và còn lại phần không tan D. Hòa tan ¼ lượng chất bằng H2SO4 đặc, nóng phải dùng 60g dung dịch H2SO4 98%. Giả sử chỉ tạo thành muối III. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành và công thức FexOy. Câu 6: (3 điểm) Cho 14,8g hỗn hợp gồm kim loại hóa trị II, oxit và sunfat kim loại đó tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì được dung dịch A và thoát ra 4,48 lít khí (đo ở đktc) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A được kết tủa B, nung B ở nhiệt độ cao thì còn lại 14g chất rắn. Mặt khác, cho 14,8g hỗn hợp vào 0,2 lít dung dịch CuSO4 2M thì sau phản ứng kết thúc, ta tách bỏ chất rắn rồi đem chưng khô dung dịch thì còn lại 62g. a. Xác định tên kim loại. b. Tính thành phần % theo khối lượng hỗn hợp ban đầu. Câu 7: (2 điểm) Hòa tan hoàn toàn 46,4 gam một kim loại oxit bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ) thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và 120g muối. Xác định công thức của oxit kim loại. Hết - Ghi chú: Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.