Đề ôn thi học phụ đạo môn Ngữ văn 12 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn trả lời)

docx 7 trang doantrang27 07/07/2023 3490
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học phụ đạo môn Ngữ văn 12 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn trả lời)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_thi_hoc_phu_dao_mon_ngu_van_12_nam_hoc_2022_2023_co_hu.docx

Nội dung text: Đề ôn thi học phụ đạo môn Ngữ văn 12 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn trả lời)

  1. TỔ VĂN TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH ĐỀ ÔN TẬP - PHỤ ĐẠO THI TN THPT Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ Vô tư quá để bây giờ xao xuyến Bèo lục bình mênh mang màu mực tím Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông Ta lớn lên bối rối một sắc hồng Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội Ta nhận ra mình đang lớn khôn * Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng Rút những cọng rơm vàng về kết tổ Đá dạy ta với cánh diều thơ nhỏ Biết kéo về cả một sắc trời xanh Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành "Tuổi của mụ" con nằm tròn bụng mẹ Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly "Chuyền chuyền một " miệng, tay buông bắt Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa Những dấu chân trần, bùn nặng vết Ta đi học quen dẫm vào không biết Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi (Trích Lời chào, trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Dẫn theo Tư liệu Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, tr.69) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, từ ngữ nào thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình? Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh, chị hiểu gì về vẻ đẹp của tiếng Việt? Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly "Chuyền chuyền một " miệng, tay buông bắt Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga Câu 4. Nội dung bốn dòng thơ sau có ý nghĩa gì với anh, chị? Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa Những dấu chân trần, bùn nặng vết Ta đi học quen dẫm vào không biết Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
  2. Câu 1. (2,0 điểm) Từ phần đọc hiểu, anh, chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về sự cần thiết phải trân trọng những điều giản dị trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích nhận thức của nhân vật nhiếp ảnh Phùng sau khi nghe câu chuyện của nhân vật người đàn bà hàng chài thể hiện trong đoạn trích sau: - Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? - Tôi hỏi. - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu Giá mà lão uống rượu thì tôi còn đỡ khổ Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão đưa tôi lên bờ mà đánh - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên. - Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông - Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông dù hắn man rợ, tàn bạo? - Phải - Người đàn bà đáp - Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú? Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp: - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ. - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? - Đột nhiên tôi hỏi. - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no Viên chánh án huyện rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má. Đẩu đi đi lại lại trong phòng, hai tay thọc sâu vào hai bên túi chiếc quần quân phục đã cũ. Một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ. Từ đó, nhận xét ngắn về nghệ thuật xây dựng tình huống của tác giả. (Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu,Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 74) HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm. 0,75 Hướng dẫn chấm:
  3. - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không đúng/ không trả lời:0 điểm. 2 Theo đoạn trích, từ ngữ thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: vô tư, xao 0,75 xuyến, bối rối, biết ơn, quý yêu. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời 3-4 từ như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời 1-2 từ như đáp án: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không đúng/ không trả lời:0 điểm. 3 Những dòng thơ giúp hiểu về vẻ đẹp của tiếng Việt: 1,0 -Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt, gắn liền trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam từ xưa đến nay, đặc biệt gắn với thế giới tuổi thơ trong các trò chơi dân gian; -Tiếng Việt rất giàu và đẹp, tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, sống mãi với thời gian. Hướng dẫn chấm: - Trả lời được 2 ý hoặc diễn đạt ý tương đương: 1,0 điểm. - Trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm. 4 Nội dung bốn dòng thơ có ý nghĩa với bản thân: 0,5 -Hình ảnh dấu chân tượng trưng cho thế hệ người đi trước. Họ đã hi sinh xương máu để đất nước được độc lập tự do hôm nay. Thế hệ trẻ cần tiếp bước chân những người anh hùng, không nên thờ ơ, lãng quên khi đón nhận hạnh phúc hôm nay; -Bản thân thể hiện lòng biết ơn các thế hệ cha anh, biết trân quý những điều tốt đẹp, biết sống đẹp, sống có ích để không phụ lòng các bậc tiền nhân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày ý nghĩa đầy đủ, thuyết phục: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày sơ sài, thiếu thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Từ phần đọc hiểu, anh, chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ 2,0 suy nghĩ về sự cần thiết phải trân trọng những điều giản dị trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
  4. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Sự cần thiết phải trân trọng những điều giản dị trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải trân trọng những điều giản dị trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: -Những điều giản dị trong cuộc sống là những điều nhỏ bé, bình thường xuất hiện nơi thiên nhiên, cuộc sống xung quanh nhưng có nhiều ý nghĩa, tác động đến đời sống tâm hồn của con người. - Sự cần thiết phải trân trong những điều bình dị trong cuộc sống: +Những điều bình thường, giản dị nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp con người cảm nhận được niềm hạnh phúc đích thực và biết trân quý cuộc sống. +Những điều bình thường, giản dị có vai trò quan trọng, góp phần tạo nên những điều lớn lao, vĩ đại, đó là những giá trị bền vững của đời sống con người. + Những điều bình thường, giản dị đem lại cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng, làm nên sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, cuộc sống đời thường. -Bài học nhận thức và hành động: phải thấy được giá trị của những điều bình dị, giản đơn; biết nâng nui, trân quý những điều tốt đẹp để làm phong phú đời sống tâm hồn. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5-0,75 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
  5. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận vấn đề;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. 2 Phân tích nhận thức của nhân vật nhiếp ảnh Phùng sau khi nghe câu 5,0 chuyện của nhân vật người đàn bà hàng chài thể hiện trong đoạn trích Từ đó, nhận xét ngắn về nghệ thuật xây dựng tình huống của tác gi a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Nhận thức của nhân vật nhiếp ảnh Phùng sau khi nghe câu chuyện của nhân vật người đàn bà hàng chài ; nghệ thuật xây dựng tình huống của tác giả. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu(0,25 điểm), truyện ngắn 0,5 Chiếc thuyền ngoài xa và đoạn trích,nêu vấn đề cần nghị luận. (0,25 điểm). * Nhận thức của nhân vật nhiếp ảnh Phùng sau khi nghe câu chuyện của nhân 2,0 vật người đàn bà hàng chài: - Hoàn cảnh: Người đàn bà hàng chài lần thứ hai được mời đến tòa án huyện để giải quyết chuyện bạo hành do lão đàn ông gây ra. Tại đây, bà kể lại cuộc đời cho chánh án Đẩu và Phùng cùng nghe - Nhận thức của nhiếp ảnh Phùng sau khi nghe câu chuyện: + Phùng đã nhận thức về số phận của người đàn bà hàng chài: nghèo khổ, bất hạnh vì bị chồng đánh + Phùng đã nhận ra vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài: có lòng tự trọng, nhẫn nhục, chịu đựng vì không muốn con cái phải chứng kiến cảnh bạo hành nên xin chồng đưa lên bờ mà đánh;sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời với lí lẽ: các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông,
  6. bà thấy được vai trò trụ cột của người chồng trong gia đình:đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa ; có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha:Các chú đừng bắt tôi bỏ nó vì bà không muốn con không có cha.Phùng thấy được lòng thương con vô hạn của người đàn bà. Bà đã đề cao thiên chức của người phụ nữ: Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ; sống tất cả vì con: Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được; chắt chiu hạnh phúc đời thường: Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no + Phùng đã hiểu về người chồng của người đàn bà. Lão đàn ông vừa là thủ phạm khi đánh vợ, vừa là nạn nhân của đói nghèo qua lời của người đàn bà: bất kể lúc nào thấy khổ quá là lôi vợ ra đánh; + Phùng đã nhận thức về chánh án Đẩu. Anh có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí, nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều. Vì thế, sau khi nghe câu chuyện, một cái gì vừa mới vỡ ra với Đẩu. Đó là Đẩu đã hiểu ra, ngộ ra, nhận thức mới xuất hiện trong anh, tạo nên dáng vẻ suy tư, trăn trở: trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ. + Phùng cũng nhận thức về chính mình: sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ: Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được khi nghe bà kể xin đưa lên bờ mà đánh (kể cả Đẩu cũng thốt lên như thế) - Nhận thức của nhân vật Phùng trong đoạn trích được thể hiện qua nghệ thuật tạo tình huống truyện mang ý nghĩa phát hiện đời sống. Ngôi kể qua nhân vật “tôi”, ngôi thứ nhất, tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,5 điểm - 1,75 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm *Nhận xét ngắn về nghệ thuật xây dựng tình huống của tác giả. 0,5 -Nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện của tác giả là cách tạo ra tình huống nhận thức với những nghịch lí mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. -Thoạt đầu, Phùng nhìn đời bằng con mắt của một người nghệ sĩ nhiều rung động, say mê trước vẻ đẹp trời cho của con thuyền trên biển lúc sớm mai với những giây phút thăng hoa nhất của cảm xúc. -Sau đó, hiện thực tăm tối gắn với bi kịch gia đình ngư dân ập đến trước mắt anh không chỉ một lần: người đàn ông vũ phu một cách vô lí và dã man, người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng đến kì lạ và phản ứng tiêu cực đáng trách của đứa con trai. Thế nhưng, thông qua câu chuyện của người đàn bà kể, anh càng thấm thía và hiểu sâu hơn về nhiều điều. -Tình huống nhận thức với những nghịch lí được tác giả đẩy lên cao trào, càng lúc càng xoáy sâu hơn để phát hiện đến tận cùng về tính cách con người và sự thật của cuộc đời; đồng thời cũng tạo nên cho tác phẩm những ý nghĩa sâu sắc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 4 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày được 2 ý: 0,25 điểm
  7. * Đánh giá 0,5 - Nhận thức của nhiếp ảnh Phùng sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài giúp cho anh hiểu được nhiều điều: hiểu được cuộc sống của những người dân hàng chài, thông cảm với họ; hiểu được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống và hiểu chính mình. Đồng thời, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đứng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều. - Nhận thức của nhân vật Phùng góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0