Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Bài tập điều chế kim loại

doc 2 trang Hùng Thuận 6260
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Bài tập điều chế kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_bai_tap_dieu_che_kim_loai.doc

Nội dung text: Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Bài tập điều chế kim loại

  1. DCKC 05 - BÀI TẬP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI Dạng 1. Phương pháp nhiệt luyện (Thường điều chế các kim loại có tính khử tb (sau Al)) 1. Khử oxit kim loại bằng CO, H2 Câu 1(QG-15): Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là A. 3,36 gam.B. 2,52 gam.C. 1,68 gam.D. 1,44 gam. Câu 2(A –09): Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al 2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. D. 4,0 gam. Câu 3(B-08): Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí A gồm CO và H 2 đi qua hỗn hợp bột CuO, Fe3O4, Al2O3 trong ống sứ đun nóng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp B chỉ gồm CO2 và hơi nước nặng hơn hỗn hợp A ban đầu là 0,32 gam. Giá trị của V là bao nhiêu? A. 0,224. B. 0,336. C. 0,112 D. 0,448. Câu 4(A-08): Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H 2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe 3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560. Câu 5: Cho 32g oxit sắt tác dụng hoàn toàn vơi khí cacbon monooxit thì thu dược 22,4g chất rắn. Công thức oxít là A.FeO B. Fe2O3 C.Fe3O4 D. FeO hoặc Fe3O4 Câu 6: Khử hoàn toàn 5,8g oxít sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sản phẩm khí dẫn vào bình nước vôi trong dư tạo ra 10 g kết tủa. Công thức của oxit sắt là A.FeO B. Fe2O3 C.Fe 3O4 D. FeO hoặc Fe3O4 Câu 7(CĐ –09): Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là A. Fe3O4 và 0,224. B. FeO và 0,224. C. Fe2O3 và 0,448. D. Fe3O4 và 0,448. Câu 8(CĐ – 08): Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe 2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dd Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 0,224. B. 0,448 C. 0,896. D. 1,120. Câu 9(QG-16): Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe 2O3 (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 3,88.B. 3,75.C. 2,48.D. 3,92. Câu 10(CĐ–07): Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là A. FeO; 75%. B. Fe3O4; 75%. C. Fe2O3; 65%. D. Fe2O3; 75%. 2. Phương pháp nhiệt nhôm. Câu 1(CĐ –09): Để điều chế được 78 gam Cr từ Cr 2O3(dư) bằng phương pháp nhiệt nhôm với hiệu suất của phản ứng là 90% thì khối lượng bột nhôm cần dùng tối thiểu là A. 54,0 gam. B. 81,0 gam. C. 40,5 gam. D. 45,0 gam. Câu 2(B-14): Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được 0,15 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m là A. 34,10. B. 32,58. C. 31,97. D. 33,39. Câu 3: Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe 3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dd H 2SO4 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H 2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là A. 60% B. 70% C. 80% D. 90% Câu 4: Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe 2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dd NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H 2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 300. B. 100. C. 200. D. 150. Câu 5: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe 2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau: - Phần 1 tác dụng với dd H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc); - Phần 2 tác dụng với dd NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 22,75 B. 21,40. C. 29,40. D. 29,43. Dạng 2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN PHÂN 1. Điện phân nóng chảy, dung dịch chứa 1 muối. Câu 1. Khi cho dòng điện một chiều I=2A qua dd CuCl2 trong 10 phút. Khối lượng Cu thoát ra ở catot là
  2. A. 40 gam. B. 0,4 gam. C. 0,2 gam. D. 4 gam. Câu 2: Điện phân dd Cu(NO3)2 với cường độ dòng điện 9,65A cho đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại, thời gian điện phân là 40 phút. Khối lượng Cu sinh ra ở catot là: A. 7,68g B. 8,67g C. 6,40 D. 3,20 . Câu 3. Điện phân đến hết 0,1 mol Cu(NO 3)2 trong dd với điện cực trơ, thì sau điện phân khối lượng dd đã giảm bao nhiêu gam? A. 1,6 gam. B. 6,4 gam. C. 8,0 gam. D. 18,8 gam. Câu 4: Điện phân hoàn toàn 200ml dd CuSO4 nồng độ aM với điện cực graphit, khối lượng dd giảm 16 g. Nồng độ a M của dd ban đầu là A. 0,75M.B. 1,5M.C. 0,5M.D. 1M. Câu 5. Điện phân dùng điện cực trơ dd muối sunfat kim loại hoá trị 2 với cường độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam. Muối sunfat đã điện phân là A. CuSO4. B. NiSO4. C. MgSO4. D. ZnSO4. Câu 6: Điện phân với điện cực trơ dd muối clorua của một kim loại M hoá trị II với cương độ dòng điện 1,5A, sau 1giờ 4 phút 20 giây thấy khối lượng catot tăng 1,92g. Kim loại M là: A. Zn B. Fe C. Cu D. Ni + -2 Câu 7. Điện phân hoàn toàn 1 lít dd AgNO3 với 2 điên cực trơ thu được một dd có pH= 2 (tức là [H ] = 10 ). Xem thể tích dd thay đổi không đáng kể thì lượng Ag bám ở catot là: A. 0,54 gam. B. 0,108 gam. C. 1,08 gam. D. 0,216 gam. Câu 8. Khi điện phân muối clorua kim loại nóng chảy, người ta thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức muối clorua đã điện phân là A. NaCl. B. CaCl2. C. KCl. D. MgCl2. Câu 9: Điện phân dd CuSO4 một thời gian thu được tổng thể tích khí là 11,2 lít. Trong đó một nửa lượng khí được sinh ra từ cực dương và một nửa được sinh ra từ cực âm. Khối lượng CuSO4 có trong dd là A. 40 g.B. 20 g. C. 10 g. D. 80 g. Câu 10: Điện phân hòa toàn 2,22 gam muối clorua kim loại ở trạng thái nóng chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot. Kim loại trong muối là: A. Na B. Ca C. K D. Mg Câu 11: Điện phân dd muối nitrat của kim loại chưa biết hóa trị, thấy ở catot tách ra 5,4 g kim loại, ở anot thoát ra 0,28 lít khí (đktc). Kim loại R là A. Fe.B. Cu.C. Ag. D. Pb. Câu 12: Điện phân NaCl nóng chảy với cường độ I = 1,93A trong thời gian 6 phút 40 giây thì thu được 0,1472 g Na. Hiệu suất điện phân là A. 100%. B. 90%. C. 80%. D. 75%. Câu 13(CĐ-09): Điện phân 500 ml dd CuSO 4 0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 3,2 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là: A. 3,36 lít B. 1,12 lít C. 0,56 lít D. 2,24 lít Câu 14: Điện phân dd muối CuSO4 dư trong thời gian 1930 giây, thu được 1,92g Cu ở catot. Cường độ dòng điện trong quá trình điện phân có giá trị là: A. 3,0A B. 4,5A C. 1,5 A D. 6,0A Câu 15: Tiến hành điện phân (với điện cực trơ) V lít dd CuCl 2 0,5M. Khi dừng điện phân thu được dd X và 1,68 lít khí Cl2 (đktc) duy nhất ở anot. Toàn bộ dd X tác dụng vừa đủ với 12,6 gam Fe. Giá trị của V là A. 0,60. B. 0,15. C. 0,45. D. 0,80. 2. Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp muối Câu 1(B-09): Điện phân dd hỗn hợp gồm 0,2 mol CuSO 4 và 0,12 mol NaCl với điện cực trơ trong thời gian 3860 giây và cường độ dòng điện 5 ampe. Khối lượng kim loại thu được ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot (đktc) lần lượt là A. 6,4 gam và 1,792 lit B. 3,2 gam và 1,792 lit C. 12,4 gam và 1,344 lit D. 6,4 gam và 1,344 lit Câu 2: Điện phân 200 ml dd hỗn hợp AgNO 3 0,1 M và Cu(NO3)2 0,2 M với điện cực trơ và I = 5A. Sau 19 phút 18 giây dừng điện phân, lấy catot sấy khô thấy tăng m gam. Giá trị của m là: A. 5,16 gam B. 1,72 gam C. 2,58 gam D. 3,44 gam Câu 3: Điện phân 100ml dd CuSO4 0,2M và AgNO3 0,1M với cường độ dòng điện I = 3,86 A. Tính thời gian điện phân để được một khối lượng kim loại bám bên catot là 1,72g. A. 250 giây.B. 500 giây.C. 750 giây.D. 1000 giây. Câu 4: Điện phân dd hỗn hợp gồm 0,2 mol CuSO 4 và 0,12 mol NaCl với điện cực trơ trong thời gian 9650 giây và I= 2A. Thể tích khí thoát ra ở anot (đktc) là A. 2,912 lit B. 1,792 lit C. 2,240 lit D. 1,344 lit Câu 5: Tiến hành điện phân hoàn toàn 1 lít dd X chứa Cu(NO3)2 a(M) và AgNO3 b(M) thấy khối lượng catot tăng 16,8 gam và giải phóng 1,344 lít khí (đktc) bên anot. Giá trị a và b lần lượt là: A. 0,04 và 0,08B. 0,05 và 0,1 C. 0,06 và 0,12 D. 0,08 và 0,12