Đề minh họa kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lý Tự Trọng - Đề 2

pdf 4 trang Đào Yến 13/05/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Đề minh họa kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lý Tự Trọng - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_minh_hoa_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_vat_li_10_ket_noi_tri.pdf

Nội dung text: Đề minh họa kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lý Tự Trọng - Đề 2

  1. BÀI TẬP VẬT LÝ 10 NGUYỄN BẠCH HẢI Trường THPT Lý Tự Trọng ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA GIỮA KÌ - HỌC KÌ 1 Tổ Vật Lí - KTCN Môn: Vật Lí 10 (Đề 2) A – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 7điểm) Câu 1. Galilei sử dụng phương pháp nào để nghiên cứu Vật lí? A. Phương pháp thống kê. B. Phương pháp thực nghiệm. C. Phương pháp quan sát và suy luận. D. Phương pháp mô hình. Câu 2. Sắp xếp các bước của phương pháp mô hình theo thứ tự đúng? Kết luận (1), kiểm tra sự phù hợp (2), xác định đối tượng (3), xây dựng mô hình (4). A. (1), (2), (3), (4). B. (3), (4), (2), (1). C. (4), (3), (2), (1). D. (2), (3), (4), (1). Câu 3. Nếu thấy có người bị điện giật chúng ta không được A. chạy đi gọi người tới cứu chữa. B. dùng tay để kéo người bị giật ra khỏi nguồn điện. C. ngắt nguồn điện. D. tách người bị giật ra khỏi nguồn điện bằng dụng cụ cách điện. Câu 4. Phép so sánh trực tiếp nhờ dụng cụ đo gọi là A. phép đo gián tiếp. B. dụng cụ đo trực tiếp. C. phép đo trực tiếp. D. giá trị trung bình. Câu 5. Khi đo n lần cùng một đại lượng A, ta nhận được giá trị trung bình của A là A. Sai số tuyệt đối của phép đo là A. Cách viết kết quả đúng khi đo đại lượng A là AA A. AAA . B. AAA . C. AAA . A . D. 2 Câu 6. Để xác định thời gian đi của bạn A trong quãng đường 100m, người ta sử dụng đồng hồ bấm giây, ta có bảng số liệu dưới đây: Lần đo 1 2 3 Thời gian (s) 35,20 36,15 35,75 Coi tốc độ đi không đổi trong suốt quá trình chuyển động, sai số trong phép đo này là bao nhiêu? A. 0,30s. B. 0,31s. C. 0,32s. D. 0,32s. Câu 7. Đối với vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây của quãng đường đi được? A. Là đại lượng vectơ. B. Có đơn vị đo là mét. C. Cho biết hướng chuyển động. D. Có thể có độ lớn bằng 0. Câu 8. Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển so với quãng đường đi được là A. bằng nhau. B.lớn hơn. C. nhỏ hơn D. lớn hơn hoặc bằng. Câu 9. Đối với vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây không phải của độ dịch chuyển? A. Là đại lượng vecto. B. Cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật. C. Cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động. D. Có thể có độ lớn bằng 0. Câu 10. Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6km về phía đông. Người đó tiếp tục lên xe bus đi tiếp 6km về phía bắc. Độ dịch chuyển tổng hợp của người này là A. 12 (km). B. 6 (km). C. 6√2 (km). D. 36 (km). Câu 11. Tính chất nào sau đây là của vận tốc? A. Không thể có độ lớn bằng 0. B. Là đại lượng vô hướng. C. Có phương xác định D. Cho biết quãng đường đi được. Câu 12. Khi vật chuyển động thẳng, đổi chiều thì độ lớn của vận tốc so với tốc độ là A. bằng nhau. B.lớn hơn. C. nhỏ hơn. D. lớn hơn hoặc bằng. Câu 13. Có bao nhiêu bước để đo tốc độ trung bình của viên bi thép chuyển động trên máng nghiêng? A. 7. B. 8. C. 9. D. 10. Câu 14. Chuyển động của quả bóng lăn xuống dốc là A. chuyển động chậm dần. B. chuyển động chậm dần đều. C. chuyển động nhanh dần . D. chuyển động thẳng đều. Câu 15. Đơn vị của gia tốc A. N. B. m/s. C. m/s2. D. km/h. Câu 16. Một vật đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc. Sau 20 s, vận tốc của vật đạt 25 m/s. Gia tốc của vật có giá trị A. 0,75 m/s2. B. – 0,75 m/s2. C. 0,5 m/s2. D. 0,4 m/s2. Câu 17. Công thức nào sau đây không liên quan đến chuyển động thẳng biến đổi đều?
  2. BÀI TẬP VẬT LÝ 10 NGUYỄN BẠCH HẢI 2 2 2 A. v = v0 + at. B. s = vt. C. d = v0t + at /2. D. v – v0 = 2ad. Câu 18. Chuyển động thẳng biến đổi đều là A. chuyển động thẳng mà vận tốc có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian. B. chuyển động thẳng mà vận tốc có độ lớn tăng đều theo thời gian. C. chuyển động thẳng mà vận tốc có độ lớn giảm đều theo thời gian. D. chuyển động thẳng mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian. Câu 19. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 40 m/s thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều với gia tốc a = - 0,5 m/s2. Sau 15 s thì ô tô đạt vận tốc A. 47,5 m/s. B. 43,75 m/s. C. 36,25 m/s. D. 32,5 m/s. Câu 20. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g =9,8 m/s2. Vận tốc của vật trước khi chạm đất bằng A. 4,9 m/s. B. 9,8 m/s. C. 98 m/s. D. 6,9 m/s. Câu 21: Thả một vật rơi tự do, sau 6 s thì quãng đường của vật là (cho g = 10 m/s2 ) A. 360 m B. 60 m C. 180 m D. 30 m Câu 22: Một vật khối lượng 200 g chuyển động với gia tốc 1,5 m/s2. Độ lớn của hợp lực tác dụng vào vật là A. 0,3 N. B. 300 N. C. 7,5 N. D. 400/3 N. Câu 23: Một chất điểm chuyển động trên trục Ox có phương trình độ dịch chuyển - thời gian là d = 5t (d: m, t: s). Độ dịch chuyển của vật sau 2 s là A. 5 m B. 10 m C. 25 m D. -10 m Câu 24: Phương trình đường đi của chuyển động thẳng nhanh dần đều là 2 2 A. x= x0 + v0t + ½ at . (a và v0 cùng dấu). B. s = v0t + ½ at . (a và v0 trái dấu). 2 2 C. x = x0 +v0t + ½at . (a và v0 trái dấu). D. s = v0t + ½ at . (a và v0 cùng dấu). Câu 25: Một xe máy đang chạy với tốc độ 10 m/s thì tăng tốc và sau 3 s xe đạt tốc độ 13 m/s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Gia tốc của xe là A. 3 m/s² B. 1 m/s² C. 2 m/s² D. 4 m/s² Câu 26. Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động thẳng ở hình dưới. Quãng đường vật đã đi được sau 30s là: A.200 m. B.250 m. C.300 m. D.350 m. Câu 27: Chọn câu đúng khi nói về sự rơi tự do A. Chịu tác dụng của lực cản không khí. B. Gia tốc rơi tự do như nhau khi rơi ở mọi nơi trên trái đất. C. Là chuyển động thẳng nhanh dần đều. D. Vật nặng luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ. Câu 28: Trong các phương trình mô tả tọa độ x (m) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng chậm dần đều? A. x 2 t2 3 t 10 .B. x 2 t2 3 t 10 . C. xt 3 10. D. xt 3 10. II. TỰ LUẬN: ( 3 ĐIỂM ). Bài 1(1đ). Một ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc bằng 80 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường và xe ô tô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 3 km. Chọn bến xe làm vật mốc, thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Viết phương trình chuyển động của ô tô Bài 2(0.5đ). Một vật rơi tự do tại một địa điểm có độ cao 500m biết g = 10m/s2. Tính thời gian vật rơi hết quãng đường. Bài 3(0.5đ). Thả rơi tự do một hòn sỏi từ độ cao H xuống đất.Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi được quãng đường 25 m. Bỏ qua lực cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Tính độ cao H. Bài 4(1đ): Tại hiện trường vụ tai nạn trên một con đường, cảnh sát phát hiện vết trượt kéo dài 50 m. Thử nghiệm trên mặt đường này cho thấy loại ô tô đó có gia tốc trong khoảng cách dừng lại có độ lớn 6,5m/s2. Biết tốc độ cho phép loại ô tô này chạy trên đường đó là 90 km/h. Ô tô này có chạy quá tốc độ cho phép không?
  3. BÀI TẬP VẬT LÝ 10 NGUYỄN BẠCH HẢI PHIẾU LÀM BÀI Họ và tên: Lớp: Điểm: Người chấm: Đáp án trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 TỰ LUẬN: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
  4. BÀI TẬP VẬT LÝ 10 NGUYỄN BẠCH HẢI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .