Đề minh họa kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lý Tự Trọng - Đề 1

docx 4 trang Đào Yến 13/05/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Đề minh họa kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lý Tự Trọng - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_minh_hoa_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_vat_li_10_ket_noi_tri.docx

Nội dung text: Đề minh họa kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lý Tự Trọng - Đề 1

  1. Trường THPT Lý Tự Trọng ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA GIỮA KÌ - HỌC KÌ 1 Tổ Vật Lí - KTCN Môn: Vật Lí 10 - 1 A – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 7điểm) Câu 1: Máy hơi nước do James Watt chế tạo là dựa vào kết quả nghiên cứu về A. nhiệt. B. động cơ. C. năng lương. D. cơ năng Câu 2: Hành động nào không tuân thủ quy tắc an toàn trong phòng thực hành? A. Trước khi cắm, tháo thiết bị điện, sẽ tắt công tắc nguồn. B. Trước khi làm thí nghiệm với bình thủy tinh, cần kiểm tra bình có bị nứt vỡ hay không. C. Bố trí dây điện gọn gàng . D. Dùng tay không để làm thí nghiệm . Câu 3: Khi có sự cố chập cháy dây điện trong khi làm thí nghiệm ở phòng thực hành, điều ta cần làm trước tiên là A. ngắt nguồn điện. B. Dùng nước để dập tắt đám cháy. C. dùng CO2 để dập đám cháy. D. Thoát ra ngoài. Câu 4: Để đo lực kéo về cực đại của một lò xo dao động với biên độ A ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là A. Thước mét B. Lực kế C. Đồng hồ D. Cân Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về quãng đường và độ dịch chuyển? A. Quãng đường đi được của vật là khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối. B. Độ dịch chuyển và quãng đường vật đi được luôn luôn bằng nhau. C. Độ dịch chuyển thì luôn bé hơn quãng đường vật đi được. D. Độ dịch chuyển của vật là khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối. Câu 6: Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển? A. Có phương và chiều xác định. B. Có đơn vị đo là mét. C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có thể có độ lớn bằng 0. Câu 7: Hình vẽ bên dưới mô tả độ dịch chuyển của 3 vật. Chọn câu đúng. A.Vật 1 đi 200 m theo hướng Nam. B. Vật 2 đi 200 m theo hướng 450 Đông – Bắc. C. Vật 3 đi 30 m theo hướng Đông. D. Vật 4 đi 100 m theo hướng Đông. Câu 8: Chọn đáp án đúng khi nói về tốc độ tức thời A. Tốc độ tức thời đại diện cho độ nhanh chậm của chuyển động trên cả quãng đường. B. Tốc độ tức thời chỉ mang tính đại diện cho độ nhanh chậm của chuyển động tại một thời điểm xác định. C. Tốc độ tức thời là tốc độ trung bình trong toàn bộ thời gian chuyển động D. Tốc độ tức thời là cách gọi khác của tốc độ trung bình. Câu 9: Hành khách A đứng trên toa tàu, nhìn qua cửa sổ thấy hành khách B ở toa tàu bên cạnh. Hai toa tàu đang đỗ trên hai đường tàu trong sân ga. Bỗng A thấy B chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra? A. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước, A chạy nhanh hơn. B. Toa tàu A chạy về phía trước, toa tàu B đứng yên. C. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước, B chạy nhanh hơn. D. Toa tàu A đứng yên, toa tàu B chạy về phía sau. Câu 10: Một chất điểm chuyển động theo phương trình: x = 3 + 2t + 3t 2 (m;s). Vận tốc của chất điểm sau 2s kể từ khi xuất phát là: A. 7m/s B. 14m/s C. 10m/s D. 8m/s Câu 11: Một xe đi nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ trung bình v1 = 12 km/h và nửa đoạn đường sau với tốc độ trung bình v2 = 20 km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường. A. 30 km/h. B. 15 km/h. C. 16 km/h. D. 32 km/h. Câu 12: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t (x đo bằng kilomét và t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu? A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h. B. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h. C. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5 km/h. D. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h. Câu 13: Độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng cho biết: A. Độ lớn tốc độ chuyển động B. Độ lớn thời gian chuyển động C. Độ lớn quãng đường chuyển động D. Độ lớn vận tốc chuyển động Câu 14: Hãy viết phương trình chuyển động của một ô tô chuyển động thẳng đều biết rằng ô tô chuyển động theo chiều âm với vận tốc 36 km/h và ở thời điểm 1,5h thì vật có tọa độ 6km A. 30 – 31t. B. 30 – 60t. C. 60 – 36t. D. 60 – 63t.
  2. Câu 15: Chọn đáp án đúng nhất. Chuyển động biến đổi là: A. Chuyển động có vận tốc thay đổi B. Là những chuyển động có vận tốc tăng dần. C. Là những chuyển động có vận tốc giảm dần. D. Là những chuyển động đứng yên. Câu 16: Gia tốc là:A. Khái niệm chỉ sự gia tăng tốc độ. B. Khái niệm chỉ sự thay đổi tốc độ. C. Là đại lượng cho biết sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc. D. Là tên gọi khác của đại lượng 푣 Câu 17: Chọn đáp án đúng. A. Khi cùng chiều với 푣 thì chuyển động là chậm dần. B. Khi cùng chiều với 푣 thì chuyển động là nhanh dần. C. Khi ngược chiều với 푣 thì chuyển động là nhanh dần. D. Khi a.v > 0 thì chuyển động là chậm dần. Câu 18: Lúc 10 h có một xe xuất phát từ A đi về B với vận tốc 50 km/h. Lúc 10h30 một xe khác xuất phát từ B đi về A với vận tốc 80km/h. Cho AB = 200 km. Lúc 11h, hai xe cách nhau A. 100 km. B. 110 km. C. 150 km. D. 160 km. Câu 19:Một ô tô đang chạy thẳng đều với vận tốc 40 km/h thì tăng ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Biết rằng sau khi chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt được vận tốc 60 km/h. Gia tốc của ô tô là A. 20 km/h2. B. 1000 m/s2. C. 1000 km/h2. D. 10 km/h2. Câu 20: Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều A. có phương vuông góc với vectơ vận tốc. B. có độ lớn không đổi. C. cùng hướng với vectơ vận tốc. D. ngược hướng với vectơ vận tốc. Câu 21: Phương trình chuyển động của một vật trên trục Ox có dạng: x = −2t2 + 15t +10. Trong đó t tính bằng giây, x tính bằng mét. Vật này chuyển động A. nhanh dần đều rồi chậm dần đều theo chiều âm của trục Ox. B. chậm dần đều theo chiều dưong rồi nhanh dần đều theo chiều âm của trục Ox. C. nhanh dần đều rồi chậm dần đều theo chiều dương của trục Ox. D. chậm dần đều rồi nhanh dần đều theo chiều âm của trục Ox. Câu 22: Một người đi xe đạp lên một cái dốc dài 50 m, chuyển động chậm dần đều với vận tốc lúc bắt đầu lên dốc là 18km/h, vận tốc ở đỉnh dốc là 3 m/s. Gia tốc của xe là A. – 16 m/s2. B. – 0,16 m/s2.C. – 1,6 m/s2. D. 0,16 m/s2. Câu 23: Tại một nơi có gia tốc trọng trường g, một vật có khối lượng m rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Ngay trước khi chạm đất vật đạt vận tốc A. v = mgh. B. v = 2 ℎ. C. 2 ℎ. D. ℎ. Câu 24: Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45m xuống. Sau bao lâu nó rơi tới mặt đất? Cho g = 10m/s2 A. 2,1s. B. 3s. C. 4,5s. D. 9s. Câu 25: Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều? A. Chuyển động có véc tơ gia tốc không đổi. B. Gia tốc của chuyển động không đổi. C. Vận tốc của chuyển động tăng dần đều theo thời gian. D. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian. Câu 26:Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72km/h thì hãm phanh xe chuyển động chậm dần đều sau 5s thì dừng hẳn. Quãng đường mà tàu đi được từ lúc bắt đầu hãm phanh đến lúc dừng lại là A. 4 m. B. 50 m. C. 18 m. D. 14,4 m. Câu 27: Người ta ném một vật từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 4,0m/s. Lấy g = 10m/s2. Thời gian vật chuyển động và độ cao cực đại vật đạt được là A. t = 0,4s; H = 0,8m. B. t = 0,4s; H = 1,6m. C. t = 0,8s; H = 3,2m. D. t = 0,8s; H = 0,8m. Câu 28: Thả một vật rơi tự do với gia tốc g = 10 m/s2. Quãng đường vật rơi được trong giây thứ 3 là: A. 20 m. B. 30m. C. 45m D. 25m. B. PHẦN TỰ LUẬN Bài 1: Một xe máy đang chạy với vận tốc 5m/s thì hãm phanh, xe chuyển động chậm dần đều cho đến khi dừng hẳn thì đi được quãng đường 12,5m. Tìm độ lớn gia tốc của xe ? Bài 2: Hai người ở hai đầu một đoạn đường thẳng AB dài 10 km đi bộ đến gặp nhau. Người ở A đi trước người ở B 0,5 h. Sau khi người ở B đi được 1h thì hai người gặp nhau. Biết hai người đi nhanh như nhau.Tính vận tốc của hai người. Bài 3: Một xe chuyển động chậm dần đều với tốc độ 36 km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được 7,25 m. Tính quãng đường xe đi được trong giây thứ 8. Bài 4: Thả một hòn sỏi từ trên gác cao xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi được quãng đường 15 m. Tính độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả rơi hòn sỏi. Lấy g = 9,8 m/s2.
  3. BÀI LÀM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28