Đề minh họa Giữa học kì 1 môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề: 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT B Thanh Liêm (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề minh họa Giữa học kì 1 môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề: 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT B Thanh Liêm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_minh_hoc_giua_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_10_ma_de_001_nam_h.docx
Nội dung text: Đề minh họa Giữa học kì 1 môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề: 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT B Thanh Liêm (Có đáp án)
- SỞ GD&ĐT HÀ NAM ĐỀ MINH HỌA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT B THANH LIÊM Môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút Đề gồm 05 trang Mã đề 001 Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1 (1.1.B). Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là A. electron. B. proton. C. nơtron. D. nơtron và electron. Câu 2 (1.1.B). Năm 1932 Chat – uých dùng hạt α bắn phá hạt nhân nguyên tử Beri đã quan sát thấy sự xuất hiện của một loại hạt không mang điện được gọi là hạt nơtron. Kí hiệu của hạt nơtron là A. n. B. p. C. m. D. e. Câu 3 (2.3.B). Nguyên tố có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1 thuộc chu kì A. 15. B. 4. C. 19.D. 1. Câu 4 (1.2.B). Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng A. tổng số proton và nơtron. B. số proton. C. tổng số proton và electron. D. số nơtron. Câu 5 (1.3.B). Số electron tối đa có thể có ở phân lớp p là A. 2. B. 6. C. 10.D. 14. Câu 6 (1.3.B). Số phân lớp trong lớp L là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 7 (1.4.B). Các electron được điền theo thứ tự nào sau đây? A. 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 3d, 4s, B. 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, C. 1s, 2s, 2p, 3s, 4s, 3p, 3d, D. 1s, 2s, 3s, 4s, 2p, 3p, 3d, Câu 8 (1.4.B). Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là A. 1s22s22p53s2. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p43s1. Câu 9 (1.4.B). Cho nguyên tử của nguyên tố Y có Z=17. Y thuộc loại nguyên tố nào? A. Kim loại. B. Phi kim. C. Khí hiếm. D. Lưỡng tính. Câu 10 (2.2.B). Trong các nhóm A, sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại lặp lại giống như chu kì trước (biến đổi tuần hoàn) là do A. sự lặp lại tính kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. B. sự lặp lại tính phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. C. sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố. D. sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. Câu 11 (2.2.B). Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tố thuộc nhóm A A. tăng dần. B. giảm dần. C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật. Câu 12 (2.2.B). Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích nhân, tính bazơ của các oxit, hidroxit A. giảm dần.B. tăng dần. C. biến đổi không theo quy luật. D. không thay đổi. Câu 13 (2.2.B). Nguyên tố R thuộc nhóm VA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hợp chất khí với H của R là A. RH. B. RH2. C. RH3. D. RH4. Câu 14 (2.2.B). Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn Trang 1/ Mã đề 001
- A. của điện tích hạt nhân. B. của số hiệu nguyên tử. C. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. D. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử. Câu 15 (2.1.B). Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là A. 3 và 3.B. 4 và 3. C. 3 và 4.D. 4 và 4. Câu 16 (2.1.B). Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai? A. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. C. Các nguyên tố có cùng số lướp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng. D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Câu 17 (2.1.H). Trong bảng hệ thống tuần hoàn, chu kì là dãy các nguyên tố mà A. nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp ngoài cùng. B. nguyên tử của chúng có cùng cấu hình electron hóa trị. C. nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. D. nguyên tử của chúng có cấu hình electron giống hệt nhau. Câu 18 (2.1.H). Cho các nguyên tố X1 (Z = 2); X2 (Z = 9); X3 (Z = 15); X4 (Z = 17). Những nguyên tố thuộc nhóm VIIA là A. X1, X2, X3. B. X2, X3, X4. C. X2, X4. D. X1, X4. Câu 19 (2.2.H). Cho các nguyên tố 4Be, 3Li, 11Na, 19K. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là A. Be.B. Li.C. Na. D. K. Câu 20 (2.2.H). Độ âm điện của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là A. F, O, Li, Na. B. F, Na, O, Li. C. F, Li, O, Na. D. Li, Na, O, F. Câu 21 (1.1.H). Electron được phát minh năm 1897 bởi nhà bác học người Anh Tom–xơn (J.J. Thomson). Từ khi được phát hiện đến nay, electron đã đóng vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: năng lượng, truyền thông và thông tin Trong các nhận định sau, nhận định sai về electron là A. khối lượng của electron lớn hơn khối lượng của proton. B. electron là hạt mang điện tích âm trên lớp vỏ nguyên tử. C. electron chỉ tách ra khỏi nguyên tử khi điều kiện đặc biệt. D. trong nguyên tử electron có khối lượng 9,1094. 10–28 gam. Câu 22 (2.3.H). Nguyên tố A có Z = 18, vị trí của A trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 3, nhóm VIB. B. chu kì 3, nhóm VIIIA. C. chu kì 3, nhóm VIA. D. chu kì 3, nhóm VIIIB. Câu 23 (2.3.H). Điện tích hạt nhân của nguyên tử là X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 10); Q (Z = 19). Nhận định nào sau đây là đúng? A. X, Y là phi kim; M, Q là kim loại. B. X, Y là phi kim; M là khí hiếm, Q là kim loại. C. X, Y, Q là phi kim; M là kim loại. D. X là phi kim, Y là khí hiếm; M, Q là kim loại. Câu 24 (1.2.H). Một nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 10. Số khối bằng 7. Số hiệu nguyên tử của Y là A. 10. B. 7. C. 3. D. 4. Câu 25 (1.2.H). Nguyên tử X có 17 proton trong hạt nhân và số khối bằng 37. Kí hiệu nguyên tử của X là 37 20 17 37 A. 20 X. B. 17 X. C. 37 X. D. 17 X. Câu 26 (1.3.H). Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp. B. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng bằng nhau. C. Các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái viết thường s, p, d, f, Trang 2/ Mã đề 001
- D. Các electron gần hạt nhân liên kết bền chặt hơn với hạt nhân. Câu 27 (1.4.H). Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s 2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 12. B. 13. C. 11. D. 14. Câu 28 (1.4.H). Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19). Dãy gồm các nguyên tố khối s là A. X, Y, E. B. X, E, T. C. E, T. D. Y, T. Phần II. Tự luận (3 điểm) Câu 29 (VD) (1 điểm) . Tổng số hạt p, n, e trong 2 nguyên tử X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y. Câu 30 (VD) (1 điểm) . Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí, tính chất của các nguyên tố X, Y dưới đây trong bảng tuần hoàn: (a) Nguyên tử của nguyên tố X có phân mức năng lượng cao nhất là 4s2. (b) Nguyên tử của nguyên tố Y có 8 electron ở các phân lớp p. (c)Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. 37 Câu 31 (VDC) (0,5 điểm). Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: 17 Cl chiếm 24,23% tổng số nguyên 35 37 tử, còn lại là 17 Cl . Thành phần % theo khối lượng của 17 Cl trong HClO4 (biết H = 1, O = 16). Câu 32 (VDC) (0,5 điểm). Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns 2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. (a) Xác định hóa trị của X trong hợp chất khí với hiđro. (b) Xác định nguyên tử khối của nguyên tố X và cho biết X là nguyên tố nào? Hết Trang 3/ Mã đề 001
- Hướng dẫn chấm Phần I. (7 điểm) Trắc nghiệm: HS trả lời đúng mỗi câu hỏi được 0,25 điểm 1B 2A 3B 4B 5B 6B 7B 8B 9B 10C 11B 12A 13C 14C 15C 16B 17C 18C 19D 20A 21A 22B 23B 24C 25D 26B 27A 28B Phần II. (3 điểm) Tự luận Câu Đáp án Điểm Câu Tổng số hạt p, n, e trong 2 nguyên tử X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện 29 nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y. HDG: 0,25 đ Gọi Zx, ZY , Nx, NY là số electron, proton, notron của X, Y Theo bài ta có hệ: 2(ZX ZY ) (NX NY ) 142 ZX ZY 46 0,75 đ ZX 20 2(ZX ZY ) (NX NY ) 42 NX NY 50 ZY 26 2ZY 2ZX 12 ZY ZX 6 Câu Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí, tính chất của các nguyên tố X, Y 30 dưới đây trong bảng tuần hoàn: (a) Nguyên tử của nguyên tố X có phân mức năng lượng cao nhất là 4s2. (b) Nguyên tử của nguyên tố Y có 8 electron ở các phân lớp p. (c)Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Cấu hình electron Vị trí trong bảng tuần hoàn Tính chất a 1s22s22p63s23p64s2 Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA Kim loại 0,25đ b 1s22s22p63s23p2 Ô 14, chu kì 2, nhóm IVA Phi kim 0,25đ 0,25đ c 1s22s22p63s23p5 Ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA Phi kim 0,25đ c Y: 1s22s22p63s23p64s2 Y: Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA Kim loại 37 Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: 17 Cl chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là 35 Cl . Thành phần % theo khối lượng của 37 Cl trong HClO . Câu 17 17 4 31 HDG: 37.24,23 35.(100 24,23) A 35,48 Cl 100 0,25 đ 1 mol HClO4 có 1 mol Cl ⇒ n 35 0,7577 mol 17 Cl 37.0,2423 %m 37 .100% 8,92% 17 Cl 0,25 đ n 37 0,2423mol 1 35,48 16.4 17 Cl Câu Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns 2np4. Trong hợp 32 chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. (a) Xác định hóa trị của X trong hợp chất khí với hiđro. (b) Xác định nguyên tử khối của nguyên tố X và cho biết X là nguyên tố nào? HDG: X thuộc nhóm VIA ⇒ Công thức trong hợp chất với hiđro là XH2. 0,25 đ Trang 4/ Mã đề 001
- M 0,25 đ %m X .100% 94,12% M 32(S) X(XH2 ) X MX 2 Trang 5/ Mã đề 001