Đề kiểm tra kì I – Năm học 2019 – 2020 - Môn: Vật lý khối 10

docx 4 trang hoaithuong97 4430
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kì I – Năm học 2019 – 2020 - Môn: Vật lý khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_ki_i_nam_hoc_2019_2020_mon_vat_ly_khoi_10.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra kì I – Năm học 2019 – 2020 - Môn: Vật lý khối 10

  1. TRƯỜNG THPT PHÚ NHUẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI – NĂM HỌC 2019 – 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: VẬT LÝ – KHỐI 10 Thời gian làm bài: 45 phút I. PHẦN I (CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH): Câu 1 (2,0 điểm): Phát biểu định luật III Niu-tơn (Newton). Hãy lấy một ví dụ về lực tác dụng và phản lực. Lực và phản lực có cân bằng không? Tại sao? Câu 2 (1,5 điểm): Phát biểu định luật Hooke , viết công thức và ý nghĩa các đại lượng. Câu 3 (1,5 điểm): Phát biểu và viết biểu thức quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều. Câu 4 (2,0 điểm): Mẹ và bé chơi bập bênh dài AB = 4m, có trục quay cố định O tại trung điểm của AB; ghế ngồi bập bênh có thể điều chỉnh vị trí. Mẹ nặng 50kg bé nặng 25kg. Bỏ qua trọng lượng của bập bênh và ghế ngồi. Lấy g = 10 m/s2. a) Hỏi nếu bé ngồi ở đầu B của bập bênh, thì mẹ phải ngồi ở đâu của bập bênh để bập bênh cân bằng quanh trục O? b) Tìm phản lực N mà trục O tác dụng lên bập bênh. II. PHẦN II (PHẦN RIÊNG – HỌC SINH LÀM ĐÚNG THEO BAN ĐANG HỌC): A. PHẦN RIÊNG CHO BAN TỰ NHIÊN: (10A1 10A4; 10A6 10A18) Câu 5A (1,0 điểm): Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 = 20 cm. Khi treo vào đầu dưới của lò xo một vật m = 200 g thì lò xo dài 22 cm. Lấy g = 10 m/s2. a) Tính độ cứng của lò xo. b) Nếu treo thêm vào lò xo một vật có khối lượng m’ bằng bao nhiêu, để khi cân bằng lò xo dài 23cm? Câu 6A (2,0 điểm): Cho một mặt phẳng nghiêng, nghiêng góc α =30 0 so với mặt ngang. Đặt một vật có khối lượng 6kg rồi tác dụng một lực là 48N song song với mặt phẳng nghiêng làm cho vật chuyển động đi lên nhanh dần đều, biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,25. Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ 2. Lấy g = 10 m/s2. B. PHẦN RIÊNG CHO BAN XÃ HỘI: (10A5) Câu 5B (1,0 điểm): Tính khối lượng của Trái Đất. Biết bán kính Trái Đất là R = 6400 km; gia 2 11 2 2 tốc rơi tự do tại mặt đất là g0 9,806 m/s ; hằng số hấp dẫn G 6,67.10 Nm /kg . Câu 6B (2,0 điểm): Một xe khối lượng 1 tấn bắt đầu chuyển động sau 3s đi được 9m, biết hệ số ma sát giữa xe với mặt đường là 0,1. Lấy g = 10 m/s2. a) Tìm lực phát động của xe? b) Sau 10s chạy xe tắt máy, tìm quãng đường xe đi được đến khi dừng hẳn. HẾT
  2. ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: LÝ – KHỐI 10 Câu 1: (2 điểm) -ĐL III Newton: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lên vật A một lực. (0,5đ) -Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều (Hai lực này là hai lực trực đối) (0,5đ) - Ví dụ về lực và phản lực (0,5đ) - Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt trên hai vật khác nhau (0,5đ) Câu 2: (1,5 điểm) Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.(0,5 đ) Fđh = k. | ∆l | ( 0,5 điểm) Ý nghĩa 0,25 Đơn vị 0,25 Câu 3: (1,5 điểm) a) Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song cùng chiều và có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực ấy. ( 0,75 điểm ) b) Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy. ( 0,75 điểm ) (chia trong) Câu 4: a) Áp dụng qui tắc momen đối với trục O, để bập bênh cân bằng quanh trục O M Pm/O = M Pb/O 0,25  Pm.dm = Pb.db 0,25  50.10.dm = 25.10.2 => dm= 1( m ) 0,5 b) Các lực tác dụng lên bập bênh là m ; b và N và vẽ hình 0,25.2 Để bập bênh cân bằng: m + b + N = 0 0,25 Chiếu lên Oy: N = Pm + Pb = 500 + 250 = 750N 0,25 Câu 5: 1 điểm Khi vật cân bằng : mg = kΔl (0,25đ x 2) => k = = 100 N/m b) (0,2 + m’) = 100(0,23 – 0,2) (0,25đ x 2) m’ = 0,1 kg Câu 6A: Vẽ hình đúng ( đủ vecto lực và kí hiệu) 0,5đ Theo 2 newton: x + y + N + Fms+ Fk = ma 0,25đ Chiếu Oy : N=Py=Pcosα =51,96 N 0,25đ Chiếu Ox : -Fms –Px +Fk = ma 0,25đ -12,99 – 30+48 = 6.a => a = 0,835 m/s2 0,25đ 2 Quãng đường chuyển động được sau 2s là s2=1/2at2 =0,5.0,835.4=1,67(m) 2 Quãng đường chuyển động được sau 1s là s1=1/2at1 =0,5.0,835.1=0,4175(m) Quãng đường chuyển động được trong giây thứ 2 là Δs = s2−s1=1,2525m 0,5đ
  3. B : Ban xã hội Câu 5: 1 điểm GM g0 (0,5đ) R2 Suy ra: M 6,02.1024 kg (0,5đ) Câu 6: 2 điểm a. Vẽ hình: 0,25 Tính a=2m/s2 0,25 Theo 2 neuton: +N+Fk+Fms =ma 0,25đ Chiếu 0y: N=P=mg =10000N 0,25đ Chiếu 0x : -Fms +Fk = ma 0,25đ  -1000+Fk = 1000.2 =>Fk = 3000N 0,25đ b. –Fms = ma’ -1000=1000a =>a = -1m/s2 0,25 Vo’=vo+at=2.10 = 20m/s V’= 0 Smax=(v’2-vo2)/2a’= 200m 0,25đ Chú ý : Sai hoặc thiếu đơn vị - 0,25 đ/ lần, trừ tối đa 0,5 điểm/ toàn bài. Học sinh có thể trả lời theo SGK hay đề cương phần lý thuyết. Học sinh có thể làm BT các cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.
  4. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: LÝ – KHỐI 10 CÂU BIẾT HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO 1, 2,3 1b, 4a 3- 4b; 5;6a 5b, 6 b ĐIỂM 3 3 3 1